Nội dung của chính sách an tồn tài chính trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu đồng vốn và kinh nghiệm kiểm soát vốn ở 1 số nước đang phát triển (Trang 78 - 79)

Các loại rủi ro của dịng vốn quốc tế về cơ bản cũng giống với rủi ro của những giao dịch nội địa nhưng cĩ phạm vi rộng hơn. Nhiều trong số những rủi ro này liên quan đến việc sử dụng ngoại hối nhưng một số loại khác xuất phát từ sự khác biệt trong chính sách của các nước.

Các quy tắc về chính sách an tồn tài chính cĩ tính thực tiễn cao là hướng vào quản lý những rủi ro tăng thêm tiềm ẩn trong dịng vốn quốc tế bằng cách hạn chế những rủi ro tỷ giá của các định chế tài chính so với khả năng quản lý và chịu đựng rủi ro của các định chế này. Như vậy, trong khi các qui tắc khơng nhằm vào dịng vốn một cách trực tiếp, thì chúng cĩ thể ảnh hưởng đến khối lượng, kết cấu và tính biến động của dịng vốn. Những qui tắc như vậy bao gồm việc tăng cường giám sát, cơng khai thơng tin, lập báo cáo, giới hạn các chỉ số tài chính và phân loại các khoản cho vay, đánh giá tài sản, lập dự phịng, những chuẩn mực liên quan đến tình hình quản lý rủi ro nội bộ một cách chắc chắn và hệ thống kế tốn - kiểm tốn. Những tiêu chuẩn an tồn tài chính cần phải hướng một sự chú ý đặc biệt đến hệ thống ngân hàng do vai trị to lớn của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng, vị trí trung tâm của ngân hàng trong hệ thống thanh tốn, địn cân nợ cao của ngân hàng, sự mất cân đối trong tính thanh khoản của tài sản và và khả năng trả nợ của ngân hàng. Dịng vốn vào cũng thường được hấp thụ thơng qua hệ thống ngân hàng và sự đảo ngược của dịng vốn gắn liền với một cuộc khủng hoảng ngân hàng nếu ngân hàng khơng được chuẩn bị một cách đầy đủ.

Kinh nghiệm gần đây ở Châu Á đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương cĩ thể gia tăng như thế nào dưới một cơ chế kém an tồn về mặt tài chính(Balino - 1999). Dịng vốn chảy vào khu vực ngân hàng đã bơi trơn sự mở rộng tín dụng một cách nhanh chĩng, với hệ thống ngân hàng ngày càng biểu lộ rủi ro ngoại hối và rủi ro tín dụng cũng như những mất cân đối về thời hạn trong vị thế ngoại hối. Do các người đi vay khơng đảm bảo dịng thu ngoại tệ một cách ổn định nên đã gây ra những vấn đề trầm trọng khi đồng tiền bắt đầu mất giá. Nĩi chung, tốc độ tăng trưởng nhanh của tài sản cũng gây căng thẳng cho khả năng của ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro một cách đầy đủ. Những quy tắc và cơ chế giám sát an tồn tài chính mà cĩ lẽ đã làm giảm nhẹ

vấn đề này đã cĩ những thiếu sĩt nghiêm trọng liên quan đến việc mất cân đối về thời hạn trong vị thế ngoại hối.

Trong các hội thảo quốc tế đã đề cập đến nhiều về những nguyên tắc giám sát và những quy tắc an tồn tài chính, phản ánh mối quan tâm và hồi nghi cao độ về dịng vốn quốc tế, các tiêu chuẩn và giải pháp được cập nhật để phản ánh những rủi ro ở các định chế ngân hàng về dịng vốn quốc tế. Ủy ban Basel đã đưa ra những sửa đổi đối với quy chế vốn pháp định, phát triển những phương pháp luận về quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và mơ hình hĩa mối quan hệ giữa các ngân hàng với những định chế tài chính sử dụng địn cân nợ cao (quỹ phịng ngừa), những thơng lệ phổ biến về kế tốn các khoản cho vay và cơng khai rủi ro tín dụng, tính minh bạch của ngân hàng, hệ thống kiểm sốt nội bộ và quản trị rủi ro kinh doanh. Ủy ban Basel cũng ban hành những tài liệu về các thủ tục pháp lý và những nguyên tắc giám sát cơ sở nước ngồi của ngân hàng, dịng thơng tin giữa ngân hàng và các cơ quan giám sát ngân hàng và mối quan hệ giữa cơ quan giám sát ngân hàng với cơng ty kiểm tốn bên ngồi.

Một phần của tài liệu đồng vốn và kinh nghiệm kiểm soát vốn ở 1 số nước đang phát triển (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)