IV. Những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường của công ty 3-2.
1. Các nhân tố bên ngoài Công ty Môi trường vĩ mô.
1.1. Môi trường vĩ mô.
Các yếu tố mối trường vĩ mô thường xuyên thay đổi theo thời gian và nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp, các yếu tố này có thể mang lại những cơ hội hoặc là nguy cơ đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nhận biết được nhằm tận dụng những cơ hội và hạn chế tối thiểu những thách thức do các yếu tố này mang tới. Và ngành công nghiệp ôtô là một ngành lớn vì thế yếu tố này càng quan trọng.
1.1.1 Chu kỳ của nền kinh tế.
Chu kỳ của nền kinh tế trải qua bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn khủng hoảng, lượng hang hoá trên thị trường đang có xu hướng tăng trở lại sau một thời gian mà nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, nhu cầu về phương tiện cũng đang tăng lên. Theo thống kê của cục đường bộ hang năm cả nước tăng thêm hàng nghìn các phương tiện vận tải các loại. Theo số liệu dự báo trong chiến lược quốc gia phát triển GTVT năm
2010 vận tải đường bộ cần 920.610.000/Km xe vận tải 10 tấn, hoặc 1.841.220.000/Km xe vận tải 5 tấn. Hiện nay vận tải đường bộ mới chỉ đáp ứng 30- 40% nhu cầu vận tải.
Vì vậy đây là cơ hội cho công ty 3-2 tiếp cận ngày càng nhanh với việc kinh doanh các phương tiện vận tải.
1.1.2 Tăng trưởng kinh tế.
Mức tăng trưởng kinh tế của nước ta qua các năm liên tục tăng, 2003: 7.24%, năm 2004 :7.7%, 2005:8.43%, 2006: 8,17% và năm 2009 do khủng hoảng kinh tế xảy ra nên chỉ đạt tăng trưởng 6.5%. GDP/người liên tục tăng qua các năm, nền kinh tế ngày càng phát triển vì thế nhu cầu tiêu dùng của người dân được đẩy mạnh lên cao, kinh doanh ôtô ngày càng phát triển. Tăng trưởng kinh tế về cả sản lượng và thu nhập tạo ra thị trường rộng hơn cho ngành kinh doanh ôtô nói chung và cho công ty ôtô 3-2 nói riêng.
1.1.3 Lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Trong thời gian qua lãi suất thường xuyên tăng, lãi suất là một thành phần của chi phí, chi phí gia tăng là một nguy cơ với doanh nghiệp. Nếu không dự báo được lãi suất doanh nghiệp sẽ không xác định được mức giá chính xác, và việc dự báo mức lợi nhuận thực thế của mình sẽ gặp khó khăn. Lãi suất càng gia tăng thì chi phí vốn càng gia tăng làm sản phẩm tăng theo. Vì vậy doanh nghiệp cần dự báo được dự báo được sự biến động của lãi suất nhằm bù đắp sự gia tăng chi phí và duy trì mức giá cạnh tranh trên thị trường. Vì thế công ty 3-2 đã đầu tư vào dự báo thị trường một phần không nhỏ, mục đích là để luôn kiểm soát tình hình và đưa ra những chiến lược mới.
Diễn biến lãi suất luốn có xu hướng tăng cao và biến động phức tạp thì tỷ giá giữa đồng Việt nam và đồng Đô la mỹ ổn định hơn, cụ thể tốc độ tăng giá USD trong năm 2004, 2005 là 0.4 và 0.9% thấp hơn so với giai đoạn trước đó. Nhưng một số năm trở lại đây đồng đô la rất bất ổn trên thị trường, đồng đô la hiện tại trên thị trường 1USD= 20.000 đ VNĐ, do thế các doanh nghiệp không dự đoán tốt được giá đô la sẽ làm cho việc nhập khẩu linh kiện sản xuất đắt hơn rất nhiều, vì thế giá thành sản phẩm tăng nhanh và cạnh tranh sẽ ngày càng khó hơn. Vì thế công tác dự báo đô la và lãi suất trên thị trường là rất quan trọng, càng về những năm gần đây công ty 3- 2 đã chi phí rất nhiều cho công tác dự báo thị trường. Mục đích làm công ty luôn giữ được vị trí trên thị trường.
Chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuân lợi, môi trường chính trị của nước ta được quốc tế đánh giá cao, đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhiều hơn. Bởi môi trường kinh doanh luôn có những rủi ro nhất định, chính trị ổn định giúp các doanh nghiệp giảm được phần nào sự rủi ro đó. Mặt khác doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với các hàng khác từ bên ngoài nên mức độ cạnh tranh cũng tăng lên, nền kinh tế ngày càng sôi động thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Chính sách thuế: Đây là chính sách ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường ôtô ở việt nam, mức giá ôtô phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thuế. Chính phủ có nhiều ưu đãi đối với ngành công nghiệp ôtô, đây là yếu tố thuận lợi đối với việc kinh doanh ôtô vận tải của các doanh nghiệp trong nước. Thuế đánh vào linh kiện thấp hơn vào thuế đánh ô tô nguyên chiếc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các ôtô trong nước sản xuất và lắp ráp so với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc. Đây là chính sách bảo hộ phần nào cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước. Điều đó cũng giúp cho công ty 3-2 sẽ càng khẳng định mình trên thị trường nội địa và tiến ra thị trường các nước khác.
Chính sách ngoại thương: Việt nam gia nhập WTO tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các hang ôtô trong nước và khu vực, công ty 3-2 sản xuất và lắp ráp tại Việt nam sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao thị phần và tiến vào thị trường các nước. Đây vừa là cơ hội lại vừa là thách thức đối sản phẩm của công ty 3-2, là vì cơ hội vì doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường rộng hơn, là nguy cơ vì có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận với thị trường trong nước
1.1.5. Yếu tố về công nghệ.
Sự thay đổi về công nghệ tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp. Ngành ôtô yêu cầu công nghệ cao vì vậy sự thay đổi về công nghệ sẽ mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến hơn đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng nhưng nếu doanh nghiệp không đuổi kịp sự thay đổi của công nghệ thì các sản phẩm có thể trở nên lỗi thời hoặc không kịp thời đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng. Vì vậy môi trường công nghệ ảnh hưởng rất mạnh tới sản xuất, kinh doanh ôtô. Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng công nghệ nước ngoài, tuỳ thuộc từng loại xe mà nhà máy sản xuất và lắp ráp thực hiện chuyển giao của các nước khác nhau. Công nghệ hay dùng chủ yếu là công nghệ của công Hino(nhật), tập đoàn hoa than( trung hoa),
công nghệ đức, hàn quốc…. với các công nghệ khác nhau như công nghệ sơn, hàn, công nghệ điều khiển hệ thống, lắp ráp động cơ…
Các linh kiện nhập khẩu chủ yếu là bộ linh kiện CKD(lắp ráp cụm chi tiết), SKD, IKD. Đây là các linh kiện có thể ngày càng được sản xuất nhiều ở Việt Nam thay thế cho việc nhập khẩu linh kiện. Đây là một xu hướng chung mà các hãng sản xuất và lắp ráp ôtô hướng tới.
1.1.6. Yếu tố quốc tế.
Xu hướng hội nhập giúp cho việc mở rộng thị phần của ôtô 3-2 sang các nước trong khu vực, đây là cơ hội giúp doanh nghiệp tăng thị phần. Tuy nhiên, thị trường mở rộng cũng sẽ là nguy cơ đối với doanh nghiệp vì khi đó các đối thủ cạnh tranh cũng tăng theo và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi cho phù hợp với môi trường quốc tế, doanh nghiệp thay đổi cho phù hợp chính là một bước tiến mới cho mỗi doanh nghiệp tự cải thiện mình, tự đương đầu với khó khăn, tự nâng dần vị thế của mình. Hiện nay nước ra đã gia nhập WTO được 4 năm vì vậy việc cắp giảm thuế với ôtô nhập khẩu đang tiến hành từng bước, nhà nước hạn chế dần sự bảo hộ đối với ngành ôtô trong nước, các dòng xe nước ngoài sẽ nhảy vào Việt nam với giá rẻ đây là một nguy cơ đối với các hãng sản xuất ôtô trong nước. 1.2. Phân tích môi trường ngành kinh doanh ôtô vận tải.
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp là một điều tất yếu. Trên bình diện xã hội chúng ta thấy cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển, tuy nhiên đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì yếu tố cạnh tranh là điều không mấy dễ chịu đối với họ. Để cạnh tranh được, ngoài sự phân tích các yếu tố vĩ mô doanh nghiệp còn phải có sự hiểu biết về các đối thủ cũng như khách hàng và nhà cung cấp của mình. Mục đích của phân tích ngành nhằm xác định được nguy cơ của môi trường ngành đến các hoạt động của doanh nghiệp đông thời xác định được các chìa khoá thành công then chốt cho doanh nghiệp. Môi trường ngành được phân tích qua mô hình năm áp lực cạnh tranh của Poter.
1.2.1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành luôn là sự cạnh tranh mạnh mẽ, các hãng luôn mong muốn có được thị phần lớn hơn đối thủ của mình. Để rõ hơn về sự cạnh tranh này tôi chia các doanh nghiệp trong ngành ra làm ba nhóm chiến lược. Vậy nhóm chiến lược là gì? Trong một ngành có những doanh nghiệp tồn tại nhiều nhóm chiến lược. Có thể sử dụng các tiêu chí để phân nhóm chiến lược như:
Về quy mô, công nghệ sử dụng, phân theo chiến lược, phân theo mức độ trưởng thành của doanh nghiệp, theo kênh phân phối, theo vị trí của họ trên thang giá cả hoặc thang chất lượng. Các doanh nghiệp ở các nhóm chiến lược khác nhau cũng sẽ khác nhau về cơ sở để cạnh tranh và khác nhau về lợi thế cạnh tranh. Việc phân nhóm chiến lược giúp doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trong ngành.
*) Nhóm 1: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, lắp ráp ôtô tải tại Việt Nam.
Hiện nay có 11 liên doanh vốn FDI đang hoạt động tại Việt nam, và mỗi năm có hàng nghìn chiếc xe được lắp ráp để đưa ra thị trường như xe của hang ISUZU, HINO,VIDAMCO, FORD… với số lượng lắp ráp hiện nay hang năm hang nghìn chiếc. Tuy nhiên xe các liên doanh này có tỷ lệ nội địa hoá thấp( dưới 10%) nên giá bán còn cao. Phải đẩy mạnh cạnh tranh nên các doanh nghiệp này có thể đổi hình thức kinh doanh theo hướng tập trung sản xuất các loại xe có giá thành hạ, số lượng hạn chế, đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi thiết kế nhằm giảm giá thành… và các doanh nghiệp này có thể chiếm lĩnh 40-50% thị phần các ôtô trên thị trường Việt nam giai đoạn 2001-2010, sức ép cạnh tranh của các đối thủ này rất lớn. Sản lượng bán ra của một số doanh nghiệp trong nhóm này như sau:
Bảng 10: Số lượng ôtô bán ra của một số doanh nghiệp 2008-2009
2008 2009
Hino 514 232
Ford 674 144
Isuzu 381 331
(nguồn: báo cáo của công ty 3-2)
Số lượng bán ra của các hàng có xu hướng giảm dần, cũng do sự xuất hiện mới của các loại xe cũng như các hãng sản xuất mới thâm nhập vào lĩnh vực sản xuất ôtô. Vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược tốt mới có thể tăng doanh số bán ra.
Xu hướng cạnh tranh của các hang ngày càng gay gắt hơn do hang nào cũng muốn duy trì và mở rộng thị phần của mình, làm môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn.
Điểm mạnh của nhóm này là sản phẩm đa dạng phù hợp với điều kiện Việt nam nhưng điểm yếu của các hang này là giá thành còn cao quá.
*) Nhóm 2: Các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Các loại xe nhập khẩu chủ yếu từ các hãng sản xuất tại Nhật bản, Hàn quốc (chiếm 75,7%)… Do nhà nước có chính sách đánh thuế rất cao vào ôtô nhập khẩu
nguyên chiếc nên giá thành của các xe này rất cao. Và có một số lượng xe chất lượng không ổn định và do vì siêu lợi nhuận nên nhập về từ xe cũ các nước. Phân đoạn thị trường này rất nhỏ nhưng cũng là một thị phần cạnh tranh rất tốt. Đánh vào đoạn thị trường người có thu nhập cao.
*) Nhóm 3: Các doanh nghiệp trong nước.
Các doanh nghiệp trong nước với công suất lắp ráp cho ra đời hãng năm khoảng 2000-3000 xe các loại nên vân chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xe trong nước. Ở phia bắc có công ty cơ khí ôtô 1-5, công ty TNHH Hoa Mai, Chiến thắng ở hải phòng, Việt hà (Hà Tây), phia nam có tổng công ty TRACIMEXCO(bộ GTVT), công ty cơ khí ôtô Sài Gòn (SAMCO-Tphcm), công ty Trường Hải (Đồng nai), và một số đơn vị của bộ công an, bộ quốc phòng… tôi xin phân tích một số đối thủ lớn trên thị trường.
Công ty 1-5 đã và đang triển khai mạnh mẽ việc gia tăng hàm lượng sản xuất với tổng vốn đầu tư 2008-2009 tới 400 tỷ đồng, ngoài dây chuyền hàn, sơn, điện ly, lắp ráp được đầu tư bài bản và hiện đại thì la nhà máy duy nhất ở Việt nam có thể tạo khuôn mẫu với chường trình số điều khiển PLC, xưởng dập than vỏ xe. Do đó hàm lượng sản suất cao, số lượng sản phẩm bán ra tăng, trong 3 tháng đầu năm 2010 công ty đã bán 1100 xe các loại do mình sản xuất, tăng gấp rưỡi cùng kỳ năm trước.
Trường hải là một tập đoàn xe mạnh và ban đầu kinh doanh xe tải nhưng hiện nay cũng đang triển khai nhiều loại ôtô khác nhau, đa dạng kích thước, kiểu dáng từ xe tải, đến xe khách.
Các doanh nghiệp trong nước cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô 3-2, được nhà nước ưu đãi vì vậy đây là nhóm cạnh tranh mạnh nhất trong ba nhóm nêu trên.
Tóm lại mức độ cạnh tranh trong ngành rất lớn, đặc biệt là nhóm thứ ba, do vậy doanh nghiệp cần có các phương án để sản phẩm của mình có thể đứng vững trên thị trường.
1.2.2. Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn.
Hiện nay xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sự thâm nhập từ các hãng từ bên ngoài diễn ra rất phổ biến đặc biệt đối với Việt Nam. Chúng ta vừa ra nhập tổ chức WTO nên sự tiếp cận của các hãng sản xuất ôtô từ các nước khác vào Việt Nam dễ dàng hơn. Hiện nay chúng ta đang phải cam kết cắt giảm thuế xuất nhập khẩu ôtô, do đó các loại xe nhập khẩu sẽ rẻ hơn và ngày càng cạnh tranh gay gắt với
xe trong nước. Cụ thể đối với các xe khi thuế xuất hiện hành 80% bây giờ giảm xuống còn 70% và thời gian thực hiện là 7 năm, loại khác có thuế suất hiện hành 60% giảm xuống còn 50% và thời gian thực hiện là 5 năm.
Thu nhập ngày càng tăng của người tiêu dùng là một cơ hội lớn cho ngành ôtô, lợi nhuận của ngành ôtô cũng rất lớn vì vậy tham vọng gia nhập thị trường của các đối thủ tiềm ẩn là rất cao.
Tuy nhiên rào cản gia nhập ngành là cũng rất lớn: không những vốn đầu tư lớn mà còn đòi hỏi công nghệ luôn được cải tiến theo kịp trình độ phát triển của thế giới…
Như vậy có thể nói áp lực từ đối thủ tiềm ẩn ở mức trung bình nhưng đây lại là một mối đe dọa lớn đối với sự phát triển thị trường của công ty.
1.2.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế.
Thay thế cho các sản phẩm của công ty có thể gồm các loại sản phẩm sau:
Các phương tiện vận tải hàng không: Hiện nay hàng không đã được người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn, do dịch vụ hàng không ngày càng cải thiện theo hướng thuận lợi tối đa với lợi ích người tiêu dùng.
Các phương tiện vận tải đường thủy: Các loại tàu thuyền phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa được tăng lên rất cao vì giá dịch vụ của đường thủy rất rẻ.
Tuy nhiên mức độ tiêu thụ sản phẩm của hàng không và hàng thủy ít hơn nhiều so với sản phẩm của ôtô do vốn đầu tư cho sản phẩm lớn hơn rất nhiều.