Giải pháp từ phía các doanh nghiệp dệt may:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 70 - 72)

III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị

3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp dệt may:

Hiện nay, 80% doanh nghiệp dệt may Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tồn tại các doanh nghiệp cần có chính sách cạnh tranh hợp lý khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Chiến lược cạnh tranh này có thể được thực hiện thông qua 4 chương trình gồm: giảm giá - quản lý - hiệu quả - tăng năng suất; nâng cao chất lượng - đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và lao động; kinh doanh chủ động (chủ động trong mọi nguồn lực lao động, tài chính, thị trường, vật tư…) và chăm sóc khách hàng – giao hàng – dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp với một thế mạnh riêng cần xây dựng một chiến lược xuất khẩu phù hợp, trong đó cần cụ thể hoá thị trường, khách hàng, mặt hàng … Để cạnh tranh thắng lợi với các nước xuất khẩu hàn dệt may, đặc biệt là Trung Quốc thì ngành dệt may Việt Nam cần hướng tới chiến lược nâng cao

xu thế thời trang; tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường. Ngày từ lúc này ngành dệt may cần phải có những biện pháp cấp bách như:

3.1 Hạ giá thành sản phẩm:

Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp, từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý đến người lao động về ý nghĩa quan trọng của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy tài năng của từng cá nhân nhằm tìm ra sang kiến tối thiểu hoá chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp,…

3.2 Không ngừng mở rộng thị trường, tạo dựng thương hiệu cũng như uy tín của sản phẩm đối với khách hàng: của sản phẩm đối với khách hàng:

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến thị trường bằng một số biện pháp như: khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp mở văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trung tâm xúc tiến thương mại, tổ chức hội trợ triển lãm giới thiệu hàng hoá, thời trang. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp chủ động ra nước ngoài tìm kiếm thị trường, xác lập hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường lớn. Đặc biệt đối với thị trường EU cần nghiên cứu kỹ thị hiếu của khách hàng và nhu cầu thị trường để tìm ra chính sách cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.

3.3 Nâng cao tay nghề cho công nhân, trình độ và khả năng sáng tạo của đội ngũ thiết kế: ngũ thiết kế:

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, thiết kế, kinh doanh, lao động có tay nghề cao cho dệt may, cho các trung tâm dệt may và

Ngoài ra cần tạo điều kiện cho đội ngũ thiết kế tham dự các khóa đào tạo và các buổi trình diễn thời trang tại những kinh đô thời trang của Thế giới như: Milan, Paris …

3.4 Đẩy mạnh đầu tư và thay thế máy móc, thiết bị sản xuất lạc hậu:

Cần phải đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện đại, đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng phải tiếp cận với công nghệ cao trong thiết kế mẫu, trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, hạ giá thành. Tuy vậy, trong điều kiện nhiều doanh nghiệp ngành dệt may còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị thì các doanh nghiệp này cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh với nhau. Việc đầu tư cho máy móc thiết bị hầu như mới chỉ góp phần cải tiến chất lượng sản phẩm chứ chưa thực sự giúp cho doanh nghiệp đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm, muốn tạo ra sản phẩm mới đòi hỏi doanh nghiệp phải tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp cần phát huy sức mạnh liên kết, bao gồm: liên kết chiều dọc để đảm bảo nguồn đầu vào - đầu ra, liên kết chiều ngang trong cùng một sản phẩm - mặt hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w