Tiêu chuẩn kỹ thuật:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 54)

III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang

3.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật:

Các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất vào EU:

- Nhãn và đóng gói: Theo quy định của EU thì bao bì đóng gói phải đủ vững chắc để giữ cho hàng hoá có thể chống đỡ lại những thay đổi khi vận chuyển, xử lý. Ngoài ra các sản phẩm cũng được yêu cầu chống lại sự thay đổi của thời tiết, thay đổi nhiệt độ, xử lý không cẩn thận và chống mất

PVC không được các Chính phủ cho phép, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam cần phải thảo luận với khách hàng của mình và cần phải dự đoán trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong chi phí bán hàng nếu khách hàng có yêu cầu.

Nhìn chung có 2 loại quy định trên nhãn của sản phẩm:

+ Các yêu cầu bắt buộc như: xuất xứ, tỉ lệ sợi, khả năng dễ cháy. + Các yêu cầu không bắt buộc: hướng dẫn giặt tẩy, độ nhẵn, kích cỡ. - Giấy chứng nhận trách nhiệm xã hội :

Giấy chứng nhận trách nhiệm xã hội 8000 (SA 8000) là một tiêu chuẩn quốc tế về nơi làm việc nhằm mục đích đảm bảo nguồn gốc đúng đắn của hàng hoá và dịch vụ. Đây là một tiêu chuẩn tự nguyện và coi các vấn đề chủ chốt như lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toàn, bồi thường, phân biệt đối xử, giờ làm việc, tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể và các tập quán kỷ luật.

SA 8000 dựa trên các định chuẩn quốc tế về nơi làm việc của ILO – Tổ chức Lao động Quốc tế và về các hiệp định và công ước của Liên hiệp quốc (Nhân quyền, Quyền của trẻ em). Sự ủng hộ của các tổ chức quan trọng này và đòi hỏi của khách hàng và người tiêu dùng trên toàn cầu đã làm tăng tầm quan trọng của SA 8000. Hiện đã có các công ty được cấp chứng nhận SA 8000 trên 22 ngành nghề ở 30 nước khắp 5 châu.

Social Accountability International là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 1997 để chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000. Các công ty đáp ứng yêu cầu sẽ có quyền niêm yết chứng nhận SA 8000 trong vòng 3 năm kể từ khi được cấp.

Theo thoả thuận toàn cầu MFA đạt được ở hội nghị WTO năm 1995, các nước đang phát triển được hưởng phần hạn ngạch do các nước phát triển cấp cho và điều này đã nuôi sống nhiều ngành dệt may đang còn non trẻ phát triển trong đó có Việt Nam. Điều này làm kìm hãm sự bùng nổ của Trung Quốc, đất nước có dân số hơn 1,2 tỷ người, với rất nhiều tiềm năng trong ngành dệt may, nhờ đó sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh nhờ quota. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), kể từ năm 2005 Trung Quốc sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường dệt may Thế giới trị giá hơn 400 tỷ USD, theo đó các nước như Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu (EU) không được phép bảo hộ ngành dệt may trong nước bằng hình thức quota, giá trần v.v.. đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước khác. Lúc đó, hàng dệt may giá thấp, chất lượng tốt sẽ được xuất khẩu hàng loạt và các chuyên gia cho rằng hàng dệt may Trung Quốc sẽ không có đối thủ.

Có thể thấy điểm mạnh của ngành dệt may Trung Quốc đó là: nguồn lao động và nguyên vật liệu rẻ do đó tỷ lệ nội địa hoá cao; có sự hỗ trợ mạnh từ ngành công nghiệp dệt; có nhiều mối quan hệ với các nước nhập khẩu; thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường dệt may và công nghệ hiện đại.

Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu của ngành may thì ngược lại, hầu hết nguyên phụ liệu ngành may của Trung Quốc được sản xuất trong nước, giá thành sản phẩm của Việt Nam lại cao hơn 15-20% so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Theo đánh giá thì tuy giá lao động dệt may ở Việt Nam dao động từ 28 - 48 USD/tháng là rất cạnh tranh so sánh với giá lao động ở Trung Quốc

(trung bình 73 USD/tháng) nhưng hiệu quả của các nhà máy Việt Nam chỉ bằng 60% so với các nhà máy Trung Quốc.

3.3 Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:

Mặc dù xuất khẩu hàng dệt may có bước tiến vượt bậc nhưng phần đóng góp của ngành kinh tế mũi nhọn này vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế lại rất không tương xứng. Nhận định này dựa vào những căn cứ sau đây:

Trước hết, nhìn một cách tổng quát, tuy xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh, nhưng nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu cần thiết cho ngành này cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì chỉ riêng kim ngạch nhập khẩu bốn loại vật tư chủ yếu gồm: bông, sợi, vải và nguyên phụ liệu dệt may trong năm 2007 đã đạt 7,12 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2006. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 3,96 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,15 tỷ USD, bông: 267 triệu USD (210 nghìn tấn) và sợi là 741 triệu USD (424 nghìn tấn). Sự gia tăng trong nhập khẩu các loại vật tư nói trên có thể do việc tăng giá của các mặt hàng này trên thị trường Thế giới. Chẳng hạn, các số liệu thống kê của Bộ Thương Mại cho thấy giá sợi nhập khẩu tăng khoảng 16%, giá bông nhập khẩu tăng trên 11% …

Bảng 10: Tình hình nhập khẩu bông và sợi của Việt Nam

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Bông (nghìn tấn) 98 98.5 91 125.6 159.6

180.

2 210 Sợi (triệu USD) 347.5 391.6 298.3 396.2 512.5 631.8 741 Nguyên phụ liệu dệt

may (tỷ USD) 1.34 1.02 1.095 1.52 1.65 1.71 2.15

tăng 114.3%, sợi tăng 113.2% và nguyên phụ liệu dệt may tăng 160%. Những số liệu đó chứng tỏ rằng, nếu như công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước đáp ứng được nhu cầu của ngành dệt may thì lợi nhuận của ngành sẽ gia tăng đáng kể và ngành dệt may sẽ có những bước tiến nhất định trên thị trường Thế giới.

Như vậy, tuy ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc trong giai đoạn 2001 – 2007 song vai trò của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì hoàn toàn không tương xứng, bởi chúng ta đang phải nhập siêu quá lớn.

3.4 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam:

Trước hết phải nói rằng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là chưa cao, điều này được chứng minh qua những vấn đề sau:

- Nhà xưởng thiết bị công nghệ của ngành dệt may còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu mới, năng suất lao động thấp cho dù chỉ so sánh với những nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia và Philippin đã có khoảng cách khá lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là sản xuất nhỏ, chưa có sự chủ động về tài chính, khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế.

- Phần lớn nguyên phụ liệu đầu vào phải nhập khẩu với chi phí vận chuyển cao mà nguyên nhân chính là các doanh nghiệp gia công quá nhiều và phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, trong khi ngành bông và dệt của chúng ta rất có tiềm năng. Thêm vào đó, giá các dịch vụ thiết yếu cho phân phối cao cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Cơ cấu các mặt hàng dệt may Việt Nam đơn giản, kiểu cách, mẫu mã, bao bì đơn điệu, chưa đáp ứng được sự thay đổi xu hướng thời trang

Điều này là do đội ngũ thiết kế, tạo mẫu chưa có điều kiện tiếp cận với thông tin tại các thị trường.

- Các doanh nghiệp Việt Nam có tỷ trọng sản phẩm gia công hoặc xuất khẩu qua khâu trung gian còn cao, sau một thời gian khá dài làm gia công hoặc xuất khẩu qua trung gian mà các doanh nghiệp này vẫn chưa tiếp cận trực tiếp được với nhiều khách hàng.

Những nguyên nhân trên dẫn tới chất lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam còn thấp, giá thành cao, chưa chủ động về thị trường, tính cạnh tranh của các sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế là cần thiết và cần được Chính phủ tạo điều kiện thông qua các chính sách hợp lý.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU THỜI KỲ HẬU WTO

***

I. Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO: vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO:

1. Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam:

1.1 Phát huy lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam:

+ Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ:

Việt Nam là một nước nằm trên rìa bán đảo Đông Dương, có vị trí địa lý thuận tiện cho việc phát triển thương mại qua đường biển và đường sắt. Việt Nam còn có nguồn lực lao động dồi dào với giá nhân công rẻ. Mức lương nhân công trung bình hiện nay khá thấp so với các nước trong khu vực và trên Thế giới 0,48 USD/giờ, Thái Lan 0,87 USD/giờ, Anh 10,16 USD/giờ… Nguồn lao động dồi dào như vậy rất phù hợp với đặc điểm của ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều nhân công.

+ Khả năng tự sản xuất nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành dệt may: Thêm vào đó, Việt Nam còn có rất nhiều vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây bông, đay và các loại cây khác dùng làm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, từ đó đã ngày càng ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Một lợi thế nữa phải kể đến là các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (những chính sách đổi mới tích cực của Chính phủ tạo điều kiện mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp) như: Nghị định số 02/1998/NĐ - CP, số 57/1998/NĐ - CP. Bên cạnh đó còn luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) theo Nghị định số 07/1998/NĐ - CP và 03/1998/NĐ - CP,

độ ưu đãi đầu tư … Cùng với các dự án sản xuất phụ liệu may, các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã tháo gỡ phần nào khó khăn về tài chính của doanh nghiệp cũng như khó khăn đầu tư vào ngành dệt may.

Mặt khác, ngành dệt may đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư ban đầu cho từng công đoạn không lớn. Trong điều kiện thiếu vốn như nước ta hiện nay có thể coi đây là một lợi thế của ngành.

1.2 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của EU:

Tuy với những tiềm năng lớn về xuất khẩu, nhưng EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may tương đối cao. Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 63 tỷ USD quần áo các loại và trên 46 tỷ USD hàng dệt may. Với tốc độ bình quân hàng năm đối với hàng may mặc chiếm gần 50% trong tổng giá trị nhập khẩu của cả Thế giới, hàng dệt may chiếm 36 – 37 %, song so với toàn Thế giới có xu hướng giảm. Những năm gần đây, do tăng cường hình thức gia công nên tỷ lệ nhập khẩu hàng gia công của EU càng tăng. Đây chính là biện pháp nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Với Việt Nam, đây là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào EU.

2. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may:

2.1 Sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia khi xuất khẩu vào EU:

Như chúng ta đã biết, tại thị trường EU, Trung Quốc đang là quốc gia đừng đầu về xuất khẩu với những ưu thế về nguồn lao động, chủng loại mặt hàng và nguồn nguyên liệu tự cung tự cấp. Thêm vào đó, trong năm 2008 EU sẽ bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh trên “sân chơi” EU. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), khi chế độ hạn

45%. Sở dĩ hàng dệt may của Trung Quốc xuất vào EU có nhiều lợi thế như vậy là vì họ hoàn toàn tự túc và chủ động nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất lại thấp, giá thành rất cạnh tranh …

Ngoài ra nếu chúng ta so sánh với các đối thủ trong khu vực về mặt hàng dệt may như Philippines, Thái Lan, Indonesia thì trình độ công nghệ của họ đều đi trước ta nhiều năm, hơn nữa họ rất nhậy bén, thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường nên sản phẩm thường rất sinh động và phong phú. Đây là một điều hết sức quan trọng bởi lẽ hàng dệt may là một mặt hàng mang tính thời điểm và phụ thuộc vào xu thế thời trang. Chính vì vậy, chúng ta cần có biện pháp nâng cao khả năng thiết kế cho các nhà thiết kế thời trang nhằm thích ứng nhanh với sự thay đổi hàng ngày hàng giờ của thời trang EU.

2.2 Ảnh hưởng của xu thế tự do hoá thương mại:

Ngoài việc phải cạnh tranh quyết liệt với những nước xuất khẩu hàng dệt may vào EU, chúng ta còn phải đối mặt với những vấn đề như: lạm phát tăng nhanh làm tăng chi phí sản xuất đầu vào, tiền Việt Nam đồng tăng giá, lãi suất cho vay tín dụng tăng lên …

Trước hết, đối với vấn đề lạm phát, căn cứ vào tình hình giá cả đang leo thang tại Việt Nam, thì lạm phát là điều dễ hiểu. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 15.67% trong tháng 2/2008, tăng mạnh trong 12 năm qua. Việc giá tiêu dùng tăng lên như vậy đã dẫn đến một loạt các cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân các nhà máy may. Tiền lương tối thiểu trong ngành may mặc đã được Chính phủ tăng lên trong năm ngoái, nhưng vẫn không theo được cơn bão tăng giá hàng tiêu dùng. Do đó, các nhà xuất khẩu hàng may mặc có thể sẽ phải đối mặt với tình hình chi phí sản xuất tăng cao.

Do đó, tiền đồng đã tăng lên, cùng với việc các nhà xuất khẩu hàng may mặc lên tiếng về sự cần thiết phải tăng giá thành sản phẩm của họ và xuất khẩu hàng may mặc sang EU có thể sụt giảm. Tuy nhiên, tiền đồng tăng lên làm cho nhập khẩu các sản phẩm dệt trở nên rẻ hơn. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn phải nhập khẩu các nguyên liệu thô, từ xơ cho đến vải.

Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng đó là lãi suất cho vay tín dụng tăng lên trong khi các kế hoạch đầu tư lớn đang được đưa ra để nâng cao công suất sản xuất xơ và các sản phẩm dệt may. Vì thế các kế hoạch này có thể bị đình lại vì lãi suất cho vay tín dụng tăng lên hơn 18%, cùng với cuộc chiến chống lạm phát và chính sách liên tục thắt chặt cho vay tín dụng. Tuy nhiên, theo dự đoán, các nhà xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sẽ vượt qua được một loạt các khó khăn này, nhờ khả năng cạnh tranh của Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm sút.

Trước những vấn đề cấp bách như vậy, Chính phủ đang soạn thảo một số chính sách phối hợp với các doanh nghiệp dệt may nhằm giải quyết tình hình trên. Hy vọng trong thời gian tới ngành dệt may của chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và phát triển hơn nữa những tiềm năng về nguồn lao động, nguồn nguyên liệu.

II. Định hướng của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới: EU trong thời gian tới:

1. Định hướng phát triển ngành dệt may của Việt Nam đến năm 2020:

Ngày 31/07/2007 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w