Vài nét về Liên minh châu Âu và quan hệ kinh tế thương mại Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 26)

Nam – EU:

1. Vài nét về Liên minh châu Âu:

Đại chiến thứ II kết thúc, một số chính khách thấy rằng châu Âu cần được liên kết chặt chẽ, trước hết là kinh tế và chính trị để có vị trí xứng đáng hơn, tiến tới thành lập Hợp chủng quốc châu Âu từng bước cạnh tranh với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hùng mạnh. Nỗ lực nhất thể hóa châu Âu được hình thành từ những năm 50 thế kỷ 20. Hiệp ước thành lập Cộng đồng Than Thép ký năm 1952 đã đặt nền móng cho việc hình thành Liên minh châu Âu rộng lớn ngày nay.

Liên minh châu Âu (EU) là hình thức hội nhập khu vực ở trình độ cao với nhiều triển vọng tốt đẹp cho các nước thành viên và cho toàn châu Âu, đang phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực phấn đấu trở thành khu vực phát triển nhất hành tinh, đủ sức đối phó với các thách thức toàn cầu trong thế kỷ 21, có lợi cho xu thế hoà bình và hợp tác phát triển toàn cầu....

Vị thế chính trị, tiềm lực kinh tế, thương mại, tài chính, khả năng phòng thủ của EU không ngừng tăng sau mỗi lần mở rộng. EU chính thức thành lập ngày 1 tháng 11 năm 1993, đây là kết quả của việc hình thành một loạt các tổ chức hợp tác châu Âu mà bắt đầu là Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) năm 1952, Cộng đồng năng lượng nguyên tử và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967. Các thành viên của EC bao gồm: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia,

Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh và Tây Ban Nha. Năm 1991, Liên minh châu Âu được hình thành dựa trên hiệp ước Maastricht đã ký của Chính phủ 12 quốc gia thành viên EC. Năm 1995, các quốc gia gồm: Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập EU, tăng số thành viên EU lên 15 nước. Cũng trong năm này, một loạt các quốc gia Đông Âu đã nộp đơn xin gia nhập EU nhưng đến năm 2002, EU mới quyết định chấp nhận kết nạp them 10 quốc gia gồm: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovenia, Slovakia, Latvia, Estonia, Lithuania, Malta, Đảo Síp. Đến ngày 1/5/2004, 10 quốc gia này chính thức trở thành thành viên của EU nâng tổng số thành viên lên 25 quốc gia. Đặc biệt EU mở rộng lần thứ VI thêm 2 thành viên mới ở Đông và Nam Âu. Việc này đặt ra cho tất cả các thành viên EU, châu Âu và Thế giới rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu xử lý, không chỉ kinh tế thương mại.

Bảng 6: Thời gian gia nhập EU của các quốc gia thành viên Thời

gian

Số quốc gia

mới gia nhập Tên các thành viên

1957 6 Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxembourg

1973 3 Anh, Ailen, Đan Mạch

1981 1 Hy Lạp

1986 2 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

1995 3 Áo, Thụy Điển, Phần Lan

2004 10 CH Séc, Hungari, Ba Lan, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Slovakia, Malta, Đảo Síp

Nguồn: www.hoinhap.vn

Hiến pháp mới của EU được soạn thảo theo hướng minh bạch hơn, dân chủ hơn và hiệu quả hơn đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do các bất đồng về quyền lực giữa nước lớn và nhỏ; giữa Chính phủ các quốc gia thành viên và

chính sách đối ngoại, an ninh phòng thủ chung...

Bảng 7: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của EU

(%) 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tốc độ tăng GDP 1,2 1,2 2,4 1,5 2,5 2,4 Tốc độ tăng tiêu dùng 1,6 1,6 2,1 1,6 1,6 2,1 Tốc độ tăng tổng đầu tư -1,2 0,8 3,0 2,3 3,5 3,6 Tốc độ tăng việc làm 0,4 0,2 0,6 0,9 1,0 1,0 Tỷ lệ thất nghiệp 8,7 9,0 9,0 8,7 8,5 8,1

Tỷ lệ lạm phát 2,1 1,9 2,1 2,3 2,2 1,9

Nợ chính phủ (% GDP) 61,4 63,0 63,4 64,1 64,2 64,3 Cán cân tài khoản vãng lai (%

GDP) 0,3 0,1 0,0 -0,3 -0,4 -0,3

Nguồn: www.gso.gov.vn

2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU:

Nhìn chung quan hệ Việt Nam - EU phát triển toàn diện theo hướng tích cực đặc biệt về kinh tế thương mại phù hợp với lợi ích và chiến luợc của nước ta, góp phần tạo thế cân bằng tích cực với các đối tác khác. Chính sách của EU với Việt Nam nằm trong chính sách với các nước đang phát triển, hợp tác trong khuôn khổ Việt Nam là thành viên của ASEAN, WTO. Chính sách này được hình thành rõ nét trong những năm gần đây và đang trong quá trình vừa hoàn thiện vừa khai thác. Mặc dù có thiện cảm về chính trị, ủng hộ giúp đỡ nhiều mặt, đặc biệt viện trợ phát triển cho đại bộ phận hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP, nhưng EU chưa công nhận Việt Nam là nước kinh tế thị trường.

Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước thành viên và với thể chế EU đã hình thành từ lâu, phát triển mạnh vào những năm đầu của thập kỷ 1990, nhất là sau khi hai bên ký các Hiệp định về Hợp tác kinh tế,

Thương mại, Khoa học kỹ thuật với các mục tiêu: (1) Đảm bảo các điều kiện cần thiết thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư trên cơ sở cùng có lợi và dành cho nhau quy chế tối huệ quốc; (2) Trợ giúp phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, đặc biệt chú trọng cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cư nghèo. (3) Trợ giúp các nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế theo cơ chế thị trường. (4) Trợ giúp nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng lâu dài nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Cùng với các Hiệp định về hàng dệt may và giầy dép, Thoả thuận về mở cửa thị trường trong đó có việc xóa bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ 01/01/2005 và Thoả thuận Việt Nam gia nhập WTO ký năm 2004, quan hệ kinh tế thương mại giữa EU với Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, EU cũng đồng thời là nhà cung cấp ODA lớn thứ ba (sau Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới) cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực gồm các dự án quản lý kinh tế, quản trị phát triển, tài nguyên, nông lâm thuỷ sản, phát triển vùng, công nghiệp, năng lượng, thương mại, vận tải, truyền thông, xã hội, y tế, phòng chống thiên tai, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ về giới tính v.v…Trong đó, các lĩnh vực/ngành nghề được tài trợ nhiều nhất là nông lâm thủy sản (17,58%), tài nguyên (13,15%), y tế (9,59%), phát triển xã hội (9,58%). Ngoài ra, các nước thành viên EU còn cung cấp vốn ODA thông qua các tổ chức tài chính đa phương. Hiện nay 19 trong số 27 nước thành viên EU có các dự án đầu tư vào Việt Nam. Tính đến 3/2006, EU có 551 dự án với tổng vốn đăng ký 7,34 tỷ USD, thực hiện 4,06 tỷ USD. Trong đó, Pháp dẫn đầu với 168 dự án tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD, tiếp theo là Hà Lan 62 dự án với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ, Anh 70 dự án, tổng vốn đăng ký là

xây dựng (280 dự án với tổng vốn đầu tư là 4,18 tỷ USD, chiếm 54,8 % số dự án và 59,8 % tổng vốn đầu tư), trong đó công nghiệp nặng có 118 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1,97 tỷ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí 6 dự án với 1,32 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 181 dự án với tổng vốn 2,43 tỷ USD (chiếm 35,4 % số dự án và 34,6 % tổng vốn đầu tư). Còn lại là nông, lâm nghiệp - 50 dự án với tổng vốn đầu tư là 457,6 triệu USD. Nhìn chung, các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ, vì vậy đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như: BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển)…. Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ). Tính đến hết tháng 3/2006, Việt Nam đã có 12 dự án đầu tư sang CHLB Đức, CH Séc, Ba lan, Luxembourg, Bỉ Anh và Pháp với tổng vốn đầu tư 7,26 triệu USD, thực hiện 192.647 USD.

Tuy nhiên, những kết quả trên chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và EU. Chính vì vậy, để khơi dậy và khai thác các tiềm năng trong quan hệ với EU, ngày 26/5/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam – EU và Chương trình hành động của Chính phủ đến 2015. Đây là các định hướng quan trọng định ra các giải pháp chung và riêng đối với tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế và thương mại và kinh tế và thương mại là nền tảng và là điều kiện vật chất thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác có hiệu quả, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ký với EU hiệp định hợp tác mới sâu rộng hơn vào thời điểm thích hợp.

2. Quy mô thị trường:

2.1 Dân số:

Về dân số, Đức là nước có dân số đông nhất trong các nước thành viên, dân số Đức năm 2006 là 82,4 triệu người sau đó là Anh, Italia và Pháp. Tổng dân số EU hiện nay khoảng 456 triệu người. Với một quy mô dân số tương đối lớn cùng với thu nhập cao, EU chắc chắn sẽ là một thị trường lý tưởng cho tất cả các nhà xuất khẩu trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam.

Bảng 8: Quy mô dân số một số nước thành viên EU năm 2006

(Đơn vị: triệu người)

TT Quốc gia Tổng dân số

1 Đức 82.4

2 Anh 60.5

3 Pháp 61.2

4 Italia 59

5 Tây Ban Nha 45.5

6 Hà Lan 16.4 7 Hy Lạp 11.1 8 Bỉ 10.5 9 Bồ Đào Nha 10.6 10 Thụy Điển 9.1 11 Áo 8.3 12 Đan Mạch 5.4 13 Phần Lan 5.3 Nguồn: www.gso.gov.vn

2.2 Nhu cầu tiêu dùng:

EU có nền thương mại lớn thứ 2 Thế giới, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 (sau Mỹ). Hàng năm EU nhập khẩu

khẩu không ngừng được gia tăng từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 2298 tỷ USD năm 2000 và 4600 tỷ USD năm 2006 trong đó 60% là nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên và 40% là nhập khẩu từ ngoài EU (khoảng 900 tỷ). Giá trị nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển là 534,12 tỷ, chiếm 11,8% trong tổng nhập khẩu năm 2006 của EU.

Có thể thấy cơ cấu nhập khẩu chung của EU trong những năm qua bao gồm: sản phẩm thô chiếm 29,74%, sản phẩm chế tạo chiếm trên 67,19%, các sản phẩm khác chiếm 3,07% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nông sản chiếm 11,79%, khoáng sản chiếm 17,33%, máy móc chiếm khoảng 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8% .... Một số mặt hàng EU có nhu cầu nhập khẩu cao và cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế là: giày dép, dệt may, thủy sản, nông sản rau quả, thủ công mỹ nghệ và cao su tự nhiên.

3. Tập quán và thị hiếu người tiêu dùng:

EU là một thị trường thống nhất trong đó hàng hoá được tự do lưu thông giữa 27 nước thành viên tuy vậy EU lại được tạo bởi 27 quốc gia có những phong tục, tập quán, đặc điểm văn hoá xã hội và tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn, doanh nghiệp Pháp chủ yếu quan tâm đến giá cả và họ thích gắn mác lên hàng hoá theo kiểu Pháp; doanh nghiệp Đức không chấp nhận mua hàng qua catalo trong khi các doanh nghiệp Anh lại rất quan tâm đến chất lượng và rất sòng phẳng, luôn tuân theo những luật lệ một cách chính xác. Tuy nhiên, thị trường EU cũng có những yêu cầu và tập quán khá thống nhất, ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo an toàn như: thuỷ hải sản phải đảm bảo vệ sinh, không nhiễm độc môi trường; hàng may mặc và giày dép có chất lượng và hợp thời trang, không có nguồn gốc hoá chất, mẫu mã thay đổi liên tục, xu hướng dùng giày vải thay cho giày da đang thịnh

Bên cạnh đó, mức sống của người dân châu Âu tương đối cao nên vấn đề được họ chú ý là chất lượng, mẫu mã, chủng loại chứ không phải là giá cả. Họ sẵn sàng chấp nhận giá cao khi hàng đạt yêu cầu về thị hiếu và chất lượng theo ý họ. Hàng hoá của các nước đang phát triển ở châu Á trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN khác là loại chất lượng trung bình, phù hợp với người dân có mức sống trung bình (chiếm khoảng 65 - 70% dân số) và nhóm người có mức sống thấp (chiếm khoảng 10% dân số). Xu hướng tiêu dùng thay đổi từ hàng lâu bền trước đây sang hàng sử dụng ngắn ngày, rẻ hơn chút ít, nhưng chất liệu có nguồn gốc tự nhiên như: dùng bông sợi tự nhiên thay cho sợi tổng hợp, đồ gỗ chứ không phải đồ nhựa …

4. Kênh phân phối:

Có thể thấy hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ; tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập … Trong đó, hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Ngược lại, đối với kênh phân phối không theo tập đoàn thì các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này không những cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình mà còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập. Và đặc biệt, rất ít trường hợp các siêu thị

trường EU phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết cho dù giá hàng có rẻ hơn nhiều, vì uy tín kinh doanh với khách hàng được họ đặt lên hàng đầu mà muốn giữ được điều này thì hàng phải đảm bảo chất lượng và nguồn cung cấp ổn định. Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi trong kinh doanh bằng các hợp đồng kinh tế. Các cam kết trong hợp đồng được giám sát nghiêm ngặt bởi các quy định của luật kinh tế. Vì vậy mà các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao về việc tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng, đặc biệt là chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và thời gian giao hàng.

5. Chính sách thương mại:

5.1 Chính sách thương mại nội khối:

Chính sách thương mại nội khối của EU chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới quốc gia để tự do lưu thông hàng hóa, vốn và lao động, điều hòa các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Các nước thuộc EU đã thoả thuận tiến hành phương châm 4 xóa để tự do lưu thông hàng hóa trong thị trường chung, đó là: xóa bỏ hoàn toàn mọi loại thuế quan đánh vào hàng xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên; xóa bỏ hạn ngạch áp dụng trong thương mại nội khối; xóa bỏ tất cả các “biện pháp tương tự” hạn chế số lượng, các biện pháp hạn chế dưới hình thức là các quy chế và quy định về cấu thành sản phẩm, đóng gói, tiêu chuẩn công nghệ và an toàn kỹ thuật thông qua vận dụng hai nguyên tắc điều hoà và công nhận lẫn nhau; xóa bỏ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 26)