III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
3.4 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam:
Trước hết phải nói rằng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là chưa cao, điều này được chứng minh qua những vấn đề sau:
- Nhà xưởng thiết bị công nghệ của ngành dệt may còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu mới, năng suất lao động thấp cho dù chỉ so sánh với những nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia và Philippin đã có khoảng cách khá lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là sản xuất nhỏ, chưa có sự chủ động về tài chính, khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế.
- Phần lớn nguyên phụ liệu đầu vào phải nhập khẩu với chi phí vận chuyển cao mà nguyên nhân chính là các doanh nghiệp gia công quá nhiều và phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, trong khi ngành bông và dệt của chúng ta rất có tiềm năng. Thêm vào đó, giá các dịch vụ thiết yếu cho phân phối cao cũng là một nguyên nhân góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Cơ cấu các mặt hàng dệt may Việt Nam đơn giản, kiểu cách, mẫu mã, bao bì đơn điệu, chưa đáp ứng được sự thay đổi xu hướng thời trang
Điều này là do đội ngũ thiết kế, tạo mẫu chưa có điều kiện tiếp cận với thông tin tại các thị trường.
- Các doanh nghiệp Việt Nam có tỷ trọng sản phẩm gia công hoặc xuất khẩu qua khâu trung gian còn cao, sau một thời gian khá dài làm gia công hoặc xuất khẩu qua trung gian mà các doanh nghiệp này vẫn chưa tiếp cận trực tiếp được với nhiều khách hàng.
Những nguyên nhân trên dẫn tới chất lượng sản phẩm dệt may của Việt Nam còn thấp, giá thành cao, chưa chủ động về thị trường, tính cạnh tranh của các sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế là cần thiết và cần được Chính phủ tạo điều kiện thông qua các chính sách hợp lý.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM