Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 57 - 58)

III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

3.3Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:

2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang

3.3Nguyên phụ liệu cho ngành dệt may:

Mặc dù xuất khẩu hàng dệt may có bước tiến vượt bậc nhưng phần đóng góp của ngành kinh tế mũi nhọn này vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế lại rất không tương xứng. Nhận định này dựa vào những căn cứ sau đây:

Trước hết, nhìn một cách tổng quát, tuy xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh, nhưng nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu cần thiết cho ngành này cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì chỉ riêng kim ngạch nhập khẩu bốn loại vật tư chủ yếu gồm: bông, sợi, vải và nguyên phụ liệu dệt may trong năm 2007 đã đạt 7,12 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2006. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 3,96 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,15 tỷ USD, bông: 267 triệu USD (210 nghìn tấn) và sợi là 741 triệu USD (424 nghìn tấn). Sự gia tăng trong nhập khẩu các loại vật tư nói trên có thể do việc tăng giá của các mặt hàng này trên thị trường Thế giới. Chẳng hạn, các số liệu thống kê của Bộ Thương Mại cho thấy giá sợi nhập khẩu tăng khoảng 16%, giá bông nhập khẩu tăng trên 11% …

Bảng 10: Tình hình nhập khẩu bông và sợi của Việt Nam

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Bông (nghìn tấn) 98 98.5 91 125.6 159.6

180.

2 210 Sợi (triệu USD) 347.5 391.6 298.3 396.2 512.5 631.8 741 Nguyên phụ liệu dệt

may (tỷ USD) 1.34 1.02 1.095 1.52 1.65 1.71 2.15

tăng 114.3%, sợi tăng 113.2% và nguyên phụ liệu dệt may tăng 160%. Những số liệu đó chứng tỏ rằng, nếu như công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu trong nước đáp ứng được nhu cầu của ngành dệt may thì lợi nhuận của ngành sẽ gia tăng đáng kể và ngành dệt may sẽ có những bước tiến nhất định trên thị trường Thế giới.

Như vậy, tuy ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc trong giai đoạn 2001 – 2007 song vai trò của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì hoàn toàn không tương xứng, bởi chúng ta đang phải nhập siêu quá lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 57 - 58)