Cơ cấu các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 48 - 49)

III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

1.4Cơ cấu các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam

1. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường

1.4Cơ cấu các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam

Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia có những điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa nhưng bên cạnh đó cũng có đặc thù riêng về thị hiếu tiêu dùng, xu hướng thời trang do đó Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang EU cần tìm hiểu kỹ những đặc thù này. Nhìn vào cơ cấu các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU có thể thấy Đức là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của nước ta với 46,9% tổng kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU. Trong những năm qua Đức vẫn là thị trường truyền thống của dệt may Việt Nam và ngoài ra, Đức còn là nước có dân số đông nhất trong EU (82,4 triệu dân) do đó trong thời gian tới ngành dệt may cần chú ý hơn nữa đến nhu cầu của thị trường Đức để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang đây.

Bảng 9: Các thị trường chính trong EU nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam Tỷ trọng nhập khẩu hàng dệt may

Việt Nam (%)

Pháp 10,8

Anh 10,3

Bỉ 6,1

Tây Ban Nha 5,1

Đan Mạch 2

Thụy Điển 1,9

Italia 4,4

Áo 2

Phần Lan 0,6

Nguồn: Tập đoàn Dệt - May Việt Nam, www.vinatex.com

Hai quốc gia có giá trị nhập khẩu hàn dệt may của Việt Nam đứng thứ hai trong EU là Pháp (10,8%) và Anh (10,3%). Với dân số tương đối lớn và người dân ngày càng ưa chuộng sản phẩm may mặc của Việt Nam thì đây chắc chắn là hai thị trường tiềm năng của ngành dệt may. Chúng ta cần có định hướng sản xuất đúng đắn và phù hợp để tận dụng cơ hội đối với hai thị trường này.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 48 - 49)