Khai thác PISA nhằm gợi động cơ học tập cho học sinh

Một phần của tài liệu Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán (bậc Trung học) theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn (Trang 54 - 59)

Trong dạy học, một trong những điều kiện quan trọng nhất để HS có thể tham gia vào việc học tập một cách tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo theo ([13], tr. 131) là HS phải có “ý thức về mục tiêu đặt ra và tạo được động

lực bên trong thúc đẩy bản thân họ hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Điều này được thực hiện trong dạy học không chỉ đơn giản bằng việc nêu rõ mục tiêu mà quan trọng hơn còn do gợi động cơ. Gợi động cơ là làm cho HS có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng hoạt động ”. Có ba cách gợi động cơ chính: gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc ([13], tr. 132).

2.4.2.1.Gợi động cơ mở đầu

Một đặc điểm của PISA là với một tình huống thực tế được đưa ra thì có nhiều câu hỏi có thể được đưa vào thuộc cùng một chủ đề kiến thức nào đó. Ta có thể tận dụng ý tưởng đó để gợi động cơ. Sau đây là một số ví dụ khai thác PISA vào gợi động cơ học tập cho HS cụ thể là gợi động cơ mở đầu cho 3 bài toán phân số (Số học lớp 6 – Học kì II).

Ví dụ 2. 8 : Hạ giá (Sale off) (dựa theo ý tưởng [31], tr. 102)

Vào cuối mỗi mùa, các cửa hàng quần áo thường treo biển giảm giá cho những mặt hàng chưa bán hết để thu hồi vốn.

Câu hỏi: Chị Lan đã đi đến một cửa hiệu và thấy một chiếc áo khoác rất đẹp

với mức giá là 500 nghìn đồng. Tuy nhiên vì là cuối mùa đông nên chiếc áo đang được giảm giá 20%. Chị Lan có trong túi 375 nghìn đồng, liệu chị ấy có đủ tiền mua chiếc áo không? Vì sao?

Câu hỏi được đặt ra ở đây sẽ là giá của chiếc áo sau khi giảm giá là bao nhiêu và vì vậy HS sẽ thấy một cách rất tự nhiên là cần phải biết xem giảm 20% của 500 nghìn đồng là giảm bao nhiêu tiền. GV sẽ giới thiệu với HS là ta có thể biết được điều đó khi học bài hôm nay “Tìm giá trị phân số của một số cho trước”. Sau khi học xong quy tắc, GV và HS có thể quay lại bài toán ban đầu. HS sẽ thấy thú vị khi áp dụng được kiến thức đang học vào vấn đề thực tế mà các em có thể quan sát hàng ngày và đây cũng là dịp GV có thể củng cố kiến thức cho HS.

Ở tiết học tiếp theo “Tìm một số biết giá trị một phân số của nó”, GV có thể lợi dụng tình huống trên tiếp tục đưa ra một bài tập khác.

Ví dụ 2. 9

Quay lại câu chuyện hôm trước, ở cửa hàng đó chị Lan gặp một người bạn đang mua một chiếc áo. Chiếc áo này sau khi giảm giá 25% được bán với giá 270 nghìn đồng. Vậy giá ban đầu của chiếc áo đó là bao nhiêu tiền?

GV có thể đặt câu hỏi rằng bài toán này có giống với bài toán hôm trước không? HS suy nghĩ, nhận xét rằng đây là hai bài toán ngược nhau (bài trước cho giá ban đầu yêu cầu tìm giá sau khi giảm, bài này cho giá đã giảm yêu cầu tìm giá ban đầu). Vậy hãy thử dùng kiến thức đã học xem có thể giải quyết được bài toán không? Tùy trình độ của lớp GV có thể gợi ý để HS tìm

500 000325 000 325 000

được cách làm bài toán ngay hoặc đưa ra ví dụ SGK để HS giải trước rồi quay lại bài toán sau.

Tiếp tục tận dụng tình huống này, trước khi học bài “Tỉ số của hai số”. GV có thể đưa ra bài toán sau để gợi động cơ cho bài học.

Ví dụ 2. 10

Ở cửa hàng bên cạnh, trước một cái áo len, chị Lan nhìn thấy tấm biển giảm giá như hình 2.8:

Hình 2.8. Biển giảm giá của cửa hàng

Câu hỏi: Vậy chiếc áo đã được giảm giá bao nhiêu phần trăm so với mức giá

ban đầu?

Sau đây là dự kiến câu hỏi của GV và câu trả lời của HS nhằm gợi động cơ cho bài học:

+ Bài toán này có khác với hai bài toán trước? (Khác, bài trước hỏi về giá của chiếc áo trước và sau khi giảm, bài này hỏi xem giảm giá bao nhiêu phần trăm).

+ Vậy chiếc áo đã giảm giá bao nhiêu tiền so với ban đầu? (75 000) + Tuy nhiên đề bài yêu cầu vậy không? (Không, cần tìm mức giảm giá theo phần trăm so với mức giá ban đầu)

+ Thực chất đó chính là việc tìm tỉ số phần trăm của hai số bất kì. Vậy để biết tỉ số của hai số là gì, cách tính tỉ số phần trăm của hai số như thế nào ta sẽ học bài hôm nay.

Ở các ví dụ trên ta đã sử dụng cùng một bối cảnh đó là việc mua quần áo giảm giá để gợi động cơ cho ba bài học khác nhau với cách thức gợi động cơ

là cho thấy hạn chế về kiến thức đã có và tạo ra nhu cầu mở rộng kiến thức để có thể giải quyết vấn đề.

2.4.2.2. Gợi động cơ trung gian

Theo ([13], tr. 138) “Gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được mục tiêu ”.

Khi dạy học bài Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu (Hình học lớp 7 - Học kì II) sau khi HS đã được làm quen với các khái niệm mở đầu là đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên, GV có thể vừa kết hợp nhận dạng vừa gợi động cơ cho phần tiếp theo: Mối quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên bằng bài tập sau:

Ví dụ 2.1 1 : Thợ mộc (dựa theo ý tưởng [33], tr. 39)

Một người thợ mộc có 32 mét gỗ và muốn làm một hàng rào xung quanh một khu vườn. Ông ấy cân nhắc hai mẫu thiết kế sau cho khu vườn của mình theo hình 2.9.

Hình 2.9. Mẫu thiết kế khu vườn

Câu hỏi: Người thợ mộc có đủ gỗ để rào khu vườn theo hai thiết kế trên

không ? Vì sao?

Ở tình huống trên HS phải chuyển được yêu cầu bài toán đưa ra thành một vấn đề toán học đó là : tính chu vi của một hình cho trước. Ở mẫu thiết kế thứ 1, HS dễ dàng tìm được chu vi là 32 m nhưng ở thiết kế thứ 2 thì HS chưa

6 m

10 m6 m 6 m

10 m

thể có ngay câu trả lời vì chưa có đủ dữ kiện cần thiết. GV có thể gợi ý HS tìm được mối liên hệ giữa cái đã cho với cái phải tìm đó là đưa về việc so sánh quan hệ chiều dài giữa đường vuông góc và đường xiên xuất phát từ một điểm. Để có thể trả lời câu hỏi này ta sang phần hai của bài: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên.

2.4.2.3. Gợi động cơ kết thúc

Theo ([13], tr. 141) gợi động cơ kết thúc tức là nhấn mạnh hiệu quả của nội dung hoạt động hoặc hoạt động nào đó đối với việc giải quyết vấn đề đặt ra.

Sau khi HS đã được học về tính chất ba đường trung trực của tam giác (Hình học lớp 7 - Học kì II), GV có thể đưa ra bài toán sau:

Ví dụ 2.1 2 : Đèn đường (dựa theo [31])

Hội đồng thành phố quyết định dựng một cây đèn đường trong một công viên nhỏ hình tam giác sao cho nó chiếu sáng toàn bộ công viên. Người ta nên đặt nó ở đâu?

GV có thể dẫn dắt để HS hình dung được trong đề bài công viên được thể hiện như một hình tam giác và việc chiếu sáng từ một cây đèn như là một hình tròn mà cây đèn là tâm của nó. Để cây đèn chiếu sáng được toàn bộ công viên thì điểm cần tìm phải cách đều ba đỉnh của tam giác (hay chính là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác). Từ đó suy ra cách dựng trong tam giác, dựng hai đường trung trực của hai cạnh bất kì. Giao điểm của hai đường trung trực là tâm của đường tròn.

Sau khi HS giải xong, GV nhấn mạnh rằng việc học về tính chất giao điểm ba đường trung trực của tam giác giúp ta giải quyết bài toán trên. Với bài tập trên GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu thêm các khía cạnh thực tế của lời giải (ví dụ như nếu công viên có dạng tam giác tù thì lời giải không còn

hợp lý nữa vì cây đèn sẽ nằm ra ngoài công viên hay vị trí và kích thước các cây trong công viên là yếu tố thực tế cần tính đến).

Một phần của tài liệu Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán (bậc Trung học) theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w