Hoàn thiện chất lượng nội dung lập dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới (Trang 89 - 91)

IX Tổng vốn đầu tư trước thuế 479,406,067,

2.2.4. Hoàn thiện chất lượng nội dung lập dự án

- Do vai trò quan trọng của thông tin, là nguyên liệu đầu vào cho quá trình lập dự án, đảm bảo cho việc soạn thảo dự án tốt nhất. Ngoài các cơ sở vật chất mà công ty đã đầu tư như máy vi tính cùng với một hệ thống cơ sở dữ liệu, các tài liệu tham khảo có liên quan đến xây dựng như luật đất đai, đầu tư và xây dựng, các phương pháp tính chi phí của bộ xây dựng…phục vụ cho quá trình lập dự án, sự tiện lợi của internet đã nâng cao chất lượng thông tin của dự án. Tuy nhiên, công ty cần hoàn thiện việc thu thập các thông tin đó như liên tục cập nhập những thông tin mới nhất về sửa đổi, bổ sung các hệ thống văn bản quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng, thông tư hướng dẫn…cho cán bộ lập dự án. Đồng thời, công ty cần kiến nghị với chủ đầu tư dự án đưa ra những thông tin đầy đủ, chính xác về dự án như tình hình kinh tế xã hội từng vùng, từng ngành nghề; các định hướng chung và cụ thể của từng vùng và từng ngành khác nhau tại địa bàn xây dựng dự án mà không phải chỉ dựa vào internet, các nguồn thông tin khác và sự hiểu biết, phỏng đoán của cán bộ lập là thông tin dự án chính xác.

- Như đã trình bày ở phần các nội dung cần phân tích trong quá trình lập dự án, các nội dung lập dự án có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một nội dung phân tích không chính xác sẽ có kết quả sai, và kéo theo các nội dung khác cũng sẽ sai, kết quả là dự án không hiệu quả, lãng phí thời gian và công sức.Vì vậy, sự tập trung làm việc phải hết sức cao độ, thu thập các thông tin và tính toán phải chính xác. Để công tác lập dự án tốt, cần phải có sự nghiên cứu chi tiết, khoa học, thống nhất giữa các nội dung với nhau. Một dự án tốt là một dự án có khả thi. Những người làm công tác tư vấn cho chủ đầu tư thực hiện công tác tư vấn tốt trong tất cả các lĩnh vực:

+ Nghiên cứu thị trường tỉ mỉ, khoa học, xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ các điều kiện vĩ mô như kinh tế, chính trị, môi trường, xã hội, văn hoá…, thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu, thông tin phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy. Tuyệt đối không xem nhẹ công việc nghiên cứu thị trường vì thị trường quyết định mục tiêu, phương hướng kinh doanh của chủ đầu tư, tạo chỗ đứng cho thị trường sản phẩm dự án trong hiện tại và tương lai. Dự án “Xây dựng khu đô thị Đại học Hà Nam” nghiên cứu thị trường khá chi tiết, ngoài các thông tin về dân số, văn hoá – lịch sử - xã hội, trình độ học vấn…, cảnh quan thiên nhiên còn được đề cập đến.Tuy nhiên, các dự án nghiên cứu khía cạnh thị trường không được phân tích theo một trình tự cụ thể nào. Vì vậy, công ty cần tăng thêm chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường và bổ sung cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường, đồng thời thu thập thông tin bằng hiện đại hoá máy móc thiết bị.

+ Nghiên cứu về khía cạnh kỹ thuật của dự án : nghiên cứu kỹ thuật cho biết dự án nên được đầu tư như thế nào là có lợi nhất, có hiệu quả nhất, khôn ngoan nhất. Nó là bước phân tích sau nghiên cứu thị trường và là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế tài chính các dự án đầu tư. Chính vì vậy, nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học và hệ thống, quá trình nghiên cứu phải xem xét tỉ mỉ, chính xác từng nội dung kỹ thuật của dự án: công nghệ và trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào của sản xuất… Các dự án mà công ty lập nội dung này được phân tích khá đầy đủ, cán bộ lập cần phát huy hơn nữa. Đặc biệt phải đưa ra một số giải pháp kỹ thuật dự

tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan đã từng xảy ra với dự án “Khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ Vinaconex - Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP. HCM”. Công ty cần phát triển các hướng có tiềm năng như nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới có hiệu quả hơn vào các dự án sau này.

+ Nghiên cứu phân tích tài chính: Nguồn số liệu phân tích tài chính phải đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy cao đáp ứng mục tiêu phân tích. Thông qua khảo sát và tính toán các chỉ tiêu kinh tế - tài chính thực tế, cán bộ lập dự án cần đưa ra những ý kiến của mình với tư cách là nhà tư vấn tư vấn cho chủ đầu tư các phương án về lựa chọn đầu vào, kỹ thuật, tài chính, giải pháp kiến trúc, xây dựng hợp lý nhất để việc thực hiện dự án cũng như khi dự án đi vào vận hành đạt hiệu quả cao nhất. Cán bộ lập dự án đã sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp và đưa ra các chỉ tiêu để phản ánh các khía cạnh tài chính của dự án và đưa ra nhiều phương án dể từ đó lựa chọn một phương án tối ưu nhất. Song các chỉ tiêu tài chính mới chỉ là : NPV, IRR, T, do đó trong các dự án sau này cán bộ lập cần phân tích thêm một số chỉ tiêu quan trọng khác là B/C; RR, điểm hoà vốn…và các chỉ tiêu phản ánh độ an toàn về mặt tài chính của dự án như an toàn về khả năng trả nợ: tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn nợ hàng năm của dự án / Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi)…Ngoài ra, trong việc huy động vốn cần đảm bảo tỷ lệ giữa vốn tự có và vốn đi vay (tỷ lệ này phải đảm bảo >=1).

+Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội: Mục tiêu của phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư là đánh giá những đóng góp thực sự của dự án cho nền kinh tế. Vì các dự án chủ yếu là dự án xây dựng nên khía cạnh kinh tế - xã hội mới chỉ đề cập đến các yếu tố như nhu cầu nhà ở cho người dân, đóng góp vào ngân sách nhà nước…Cán bộ lập dự án cần tính thêm các chỉ tiêu khác như: giá trị gia tăng thuần (NVA), giá trị gia tăng thuần tuý quốc gia (NNVA)...xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội quan trọng, đảm bảo cho công tác lập dự án của công ty được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần tư vấn, đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới (Trang 89 - 91)