IX Tổng vốn đầu tư trước thuế 479,406,067,
1.3.2. Những hạn chế trong công tác lập dự án
Qua phân tích thực trạng công tác lập dự án, chúng ta thấy được một số tồn tại trong nội dung lập dự án. Công tác lập dự án còn có một số hạn chế sau:
• Hạn chế:
- Về nhóm lập dự án: Lập dự án là công việc của toàn thể mọi người trong nhóm. Điều quan trọng nhất khi tổ chức lực lượng lập dự án là thành phần các bộ phận chuyên môn. Mỗi thành viên trong nhóm lập dự án được trưởng phòng trong nhóm phân chia công việc và giám sát làm việc. Tuy nhiên, khối lượng công việc lập dự án quá nhiều, với các con số tính toán phức tạp, công việc của cán bộ lập dự toán
là khá nhiều song số lượng cán bộ dự toán đang còn thiếu nên thường xuyên chịu nhiều áp lực trong công việc.
- Về phương pháp lập: Phương pháp lập của công ty chủ yếu là phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp dự báo và so sánh, phương pháp phân tích hiệu quả tài chính, phương pháp dựa vào các dự án tương tự, sử dụng Mỉcrosoft project. Tuy nhiên, các phương pháp này không được đưa vào một hệ thống chung các phương pháp lập, không được phân tích chi tiết cách thức sử dụng chúng khi lập như quy trình lập dự án, cán bộ lập dự án hoàn toàn có thể tự do sử dụng các phương pháp đó dựa vào ý kiến chủ quan của mình khi lập dự án. Do đó, việc sử dụng sai các phương pháp, dựa vào suy đoán chủ quan của mình có thể làm cho chất lượng dự án không tốt. Với cán bộ lâu năm, dày dặn kinh nghiệm có thể hiểu rõ bản chất và sử dụng thuần thục các phương pháp đó. Nhưng nếu là cán bộ trẻ kinh nghiệm chưa có thì việc sử dụng chúng là rất khó khăn.
- Về quy trình lập dự án: Hiện nay, công ty đang tiến hành thuần thục quy trình thực hiện dự án theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng. Quy trình đã được lập sẵn, cán bộ lập dự án chỉ cần theo khuôn mẫu đó tiến hành công việc, nên khả năng sáng tạo trong công việc là khó có thể xảy ra, sẽ xảy ra các dự án sau được lập có một số nội dung được áp dụng tương tự, rập khuôn với các dự án đi trước, điều này là thuận lợi cho công tác lập dự án được nhanh chóng nhưng không thể hiện được tính sáng tạo trong công việc.
- Về nội dung lập dự án: Nội dung lập dự án được phân tích khá đầy đủ với những khía cạnh: kinh tế xã hội, khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính và kinh tế - xã hội. Đặc biệt, về khía cạnh kỹ thuật, phân tích các nội dung ở mặt này khá chi tiết, các giải pháp đưa ra là khá đầy đủ. Vì các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng nên nghiên cứu các điều kiện kinh tế vĩ mô chủ yếu về điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất…, một số vấn đề như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái của quốc gia,…chưa được đề cập đến. Một số dự án ở khía cạnh thị trường nghiên cứu còn sơ sài như dự án đã được nêu rõ ở phần thực trạng. Các chỉ tiêu phân tích tài chính chủ yếu là NPV, IRR,T, một số chỉ tiêu quan trọng khác như B/C không được cán bộ
soạn thảo tính toán. Về khía cạnh kinh tế - xã hội, cán bộ lập dự án mới chỉ phản ánh đến các chỉ tiêu xã hội, không đề cập đến các chỉ tiêu về kinh tế như giá trị gia tăng thuần NVA, NNVA...
- Do tác động của các yếu tố khách quan: Có những công trình mặc dù Công ty đã hoàn thành theo đúng tiến độ nhưng do yếu tố khách quan trong quá trình thực hiện dự án nên việc triển khai tiếp tục của dự án bị gián đoạn như Dự án: Khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ Vinaconex - Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP. HCM.
- Do thời gian và chi phí lập dự án: Các dự án của công ty lập thường có số vốn đầu tư là rất lớn. Quy trình lập dự án phải qua nhiều công đoạn từ việc tiếp nhận yêu cầu, đề xuất các giải pháp, lấy ý kiến chủ đầu tư, sau đó lại điều chỉnh hoàn thiện việc lập dự án, đưa cho chủ đầu tư và cơ quan thẩm định phê duyệt, cuối cùng là điều chỉnh hoàn thiện và gửi hồ sơ, đóng dấu. Một dự án đi vào hoạt động nó có tác động rất lớn không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn với toàn xã hội, chính vì vậy phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, nên chậm trễ tiến độ lập dự án là điều không thể tránh khỏi. Do đó, chi phí lập dự án lại tăng lên, công ty lại mất một khoản chi phí cho công tác lập dự án được hoàn thiện.
• Nguyên nhân: - Khách quan:
+ Công ty là doanh nghiệp đang còn rất trẻ, do đó cán bộ công nhân viên trẻ sẽ chiếm đa số, kinh nghiệm không nhiều, không thể tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm trong quá trình lập dự án của mình.
+ Việt Nam là nước đang phát triển, có nền kinh tế còn kém xa so với các nước trong khu vực và thế giới, thiếu vốn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật. Cho nên trình độ công nghệ lạc hậu so với thế giới, việc sử dụng công nghệ cho công tác lập dự án còn hạn chế.
+ Do thời gian cũng như chi phí dành cho công tác lập án đang còn hạn chế, nên kết quả đạt được cho một số dự án chưa cao.
+ Vẫn còn tồn tại phong cách làm việc trì trệ, thiếu tính trách nhiệm, mang nặng lợi ích cá nhân của một số cán bộ, làm ảnh hưởng đến công tác lập dự án.
+ Từ khi thành lập, công ty luôn luôn chủ động hoàn thiện hơn bộ máy tổ chức lập dự án phù hợp với tình hình thực tế, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại: bộ máy tổ chức nhiều khi mang tính rập khuôn, máy móc, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của cán bộ công nhân viên.
+ Do trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo trong việc phân công công việc chưa hợp lý về số lượng cán bộ lập dự án.
+ Mặc dù các cán bộ công nhân viên đều được đào tạo chuyên nghiệp qua các trường đại học trên cả nước, song việc đào tạo và giáo dục của nước ta mang nặng tính lý thuyết, thiếu thực hành. Do đó, khi bước vào làm việc cho các công ty các nhân viên trẻ còn lúng túng, chưa thạo việc, xử lý công việc chưa linh hoạt, cần phải tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn nữa.
+ Máy móc, công nghệ chủ yếu là nhập từ nước ngoài, nên việc sử dụng chúng còn chưa cao, nhất là những máy móc, công nghệ cồng kềnh, phức tạp và tinh vi. Công nhân kỹ thuật chưa làm chủ được công nghệ. Cho nên, công ty phải thuê chuyên gia nước ngoài hướng dẫn, đưa cán bộ sang nước ngoài học hỏi, đào tạo lại những công nhân viên giỏi về tay nghề, chuyên môn, đòi hỏi nguồn chi phí đầu tư lớn.
CHƯƠNG 2