Định hướng đổi mới cơ cấu đầu tư trong thời gian tới(2010-2020)

Một phần của tài liệu CƠ CẦU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ (Trang 74 - 76)

Thứ nhất : Đổi mới cơ cấu đầu tư gắn liền nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đồng thời động viên mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.

Đối với vốn đầu tư của nhà nước chỉ nên tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển. Mục tiêu là kinh té nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế , đồng thời phải giải quyết căn bản được các vấn đề xã hội , mở đường, hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phi nhà nước, là lực lượng vật chất có hiệu quả để Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và điều tiết nền kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.

Thứ hai : Đổi mới cơ cấu đầu tư phải hướng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa.

Mục tiêu của chính sách công nghiệp hóa trong giai đoạn tới là phải làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế xã hội. Công nghiệp hóa trong thời kỳ này cũng phải dựa trên cơ sở của kinh tế thị trường. Sự thay đổi cơ cấu đầu tư phải nhằm mục tiêu thực hiện thắng lợi các quá trình công nghiệp hóa, góp phần làm chuyển dịch một cách sâu sắc và toàn diện cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ, khác phục sự mất cân đối giữa các vùng, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và nâng cao mức sống nhân dân.

Thứ ba: Coi trọng quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường , phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở, đồng thời đảm bảo vai trò quản lý nhà nước.

Trong quá trình xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý, phải coi trọng các yếu tố thị trường. Hoạt động đầu tư nên đổi mới theo hướng hạn chế những quyết định đầu tư

theo kiểu hành chính. Mở rộng quyền cho các tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở định hướng Nhà nước và thực tiễn vận động của thị trường. Các dự án nên tập trung làm tốt khâu nghiên cứu thị trường. Xác định khả năng nghiên cứu và nhu cầu của tiềm năng nhằm tránh trường hợp mất cân đối cung cầu, ảnh hưởng đến tình hình dầu tư và sản xuất như một số mặt hàng trong thời gian vừa qua . Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư cần giảm các công việc quản lý hành chính, can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư cụ thể mà tập trung sức làm tốt việc dự báo, cung cấp thong tin kinh tế, định hướng đầu tư, kiểm tra công tác đầu tư ở cơ sở .

Thứ tư : Cải thiê ̣n môi trường đầu tư thông thoáng hơn, mềm dẻo hơn để thu hút dòng vốn FDI. Đồng thời chú trọng khai thác tiềm năng vốn trong dân cư và khu vực tư nhân:

Trong thời gian tới cần tiếp tu ̣c duy trì quan hê ̣ với nước như Nhâ ̣t Bản, các nước NICs, đồng thời mở rô ̣ng quan hê ̣ với các đối tác mới ở khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, các công ty đa quốc gia, các tâ ̣p đoàn kinh tế lớn để thu hút nhiều hơn nữa FDI vào Viê ̣t Nam. Tiếp theo nữa là cần phải cải thiê ̣n chính sách đầu tư và môi trường đầu tư thông thoáng hơn để thu hút vốn FDI.

Thứ năm : Đầu tư hơn nữa cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghê ̣ để xây dựng nguồn nhân lực đất nước hướng tới nền kinh tế tri thức.

Mô ̣t trong những hướng sinh lời nhiều nhất trong tương lai là đầu tư cho giáo du ̣c đào ta ̣o, khoa ho ̣c công nghê ̣. Đầu tư cho giáo du ̣c đào ta ̣o, khoa ho ̣c công nghê ̣ là đầu tư xây dựng nguồn nhân lực cho đất nước. Viê ̣t Nam có mô ̣t nguồn lao đô ̣ng dồi dào nhưng chất lượng chưa được cao. Xấp xỉ 68% nguồn nhân lực tâ ̣p trung vào nông nghiê ̣p, điều này phản ánh cơ cấu nhân lực của nền kinh tế còn la ̣c hâ ̣u.

Điều này làm cho chính phủ cần phải có những chính sách khuyến khích hoa ̣t đô ̣ng đào ta ̣o nâng cao kĩ năng nghề nghiê ̣p cho người lao đô ̣ng để ta ̣o ra đô ̣i ngũ

các ngành kinh tế mũi nho ̣n, các ngành có hàm lượng trí tuê ̣ và tri thức ở mực đô ̣ cao cũng như không nên tâ ̣p trung vào những ngành trên thi ̣ trường đã bão hòa. Đầu tư ma ̣nh mẽ cho giáo du ̣c đào ta ̣o, khoa ho ̣c công nghê ̣ để xây dựng nguồn nhân lực Viê ̣t Nam đủ năng lực, đưa nền kinh tế nước ta tới nền kinh tế tri thức.

Thứ sáu: Đổi mới cơ cấu đầu tư đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng và xây dựng các vùng trọng điểm.

Để ta ̣o thế và lực trong phát triển, cần xây dựng mô ̣t số VKTTD. Giữa các vùng vừa tâ ̣n du ̣ng lợi thế của mình vừa ta ̣o nên sự liên kết, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Thực hiê ̣n tốt chính sách dân số, phát triển, giải quết viê ̣c làm cho người lao đô ̣ng là biê ̣n pháp quan tro ̣ng để nâng cao khả năng tích lũy nhằm phát triển kinh tế.

Để đảm bảo sự hợp lý khi xác đi ̣nh cơ cấu đầu tư giữa các vùng, cần xem xét các đă ̣c tính Xã hô ̣i, các điều kiê ̣n kinh tế, các điều kiê ̣n tự nhiên. Trong điều kiê ̣n hiê ̣n ta ̣i, khu vực các thành phố lớn vẫn là trung tâm phát triển Công nghiê ̣p. Vùng này dân số chỉ chiếm khoảng 14% nhưng đã thu hút hơn 70% vốn đầu tư tư nhân. Do vâ ̣y trong thời gian tới viê ̣c huy đô ̣ng vốn đầu tư cần thực hiê ̣n theo hướng mở rô ̣ng liên kết với các tỉnh lân câ ̣n, hình thành các vùng kinh tế tro ̣ng điểm, có khả năng phát triển và có lợi thế so sánh, ta ̣o sức ma ̣nh ca ̣nh tranh trên thi ̣ trường quốc tế. Các VKTTD sẽ là đầu tàu phát triển của cả quốc gia.

Một phần của tài liệu CƠ CẦU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ (Trang 74 - 76)