Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA

Một phần của tài liệu CƠ CẦU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ (Trang 32 - 34)

II. Cơ cấu đầu tư hợp lý

2.2.Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA

1. Nguồn vốn đầu tư trong nước

2.2.Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA

Trong thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức OECD-DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc,...

Bảng 5: Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2000 – 2009 Đơn vị: TriệuUSD

Năm Cam kết Ký kết Giải ngân

2000 2.400,50 1.772,02 1.650 2001 2.399,10 2.427,42 1.500 2002 2.462,00 1.826,17 1.528 2003 2.838,40 1.772,98 1.422 2004 3.440,70 2.569,22 1.650 2005 3.748,00 2.529,11 1.782 2006 4.445,60 2.824,58 1.785 2007 4.455 3.122,47 2.130 2008 5.426 3500 2.175 2009 5.014,67 6.144,4 3.600

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Qua bảng số liệu ta thấy số vốn ODA cam kết và ký kết của nước ngoài dành cho Viê ̣t Nam tăng đáng kể và lượng giải ngân ngày càng hiê ̣u quả hơn. Trong thời kỳ 2006 – 2010, Việt Nam dự kiến giải ngân khoảng 11,9 tỷ USD vốn ODA để hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại; phát triển cơ sở hạ tầng xã hội; bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên; phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người.

Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, Việt Nam có kế hoạch huy động khoảng 11 tỷ USD Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào đầu tư phát triển. Như vậy, trung bình mỗi năm phải đạt 2,2 tỷ USD. Vậy ODA dự tính sẽ đóng góp khoảng 9% vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giai đoạn 2006-2010, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tương đương 140 tỉ USD. Trong đó, dự kiến vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 35%, riêng vốn vay từ nguồn ODA dự

kiến đạt trên 19 tỉ USD vốn cam kết. Giải ngân từ nguồn vốn này dự kiến tăng từ 1,7 tỉ USD vào năm 2005 lên 2,3 tỉ USD vào năm 2010. Và như vậy, nguồn vốn giải ngân dự kiến sẽ đạt 11 tỉ USD.

Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Thông qua 15 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết đạt 42,438 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả những năm kinh tế thế giới gặp khó khăn như khủng hoảng tài chính khu vực châu Á vào năm 1997.

Số vốn ODA cam kết nói trên được giải ngân dựa trên tình hình thực hiện các chương trình và dự án được ký kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ.

Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....

Việc sử dụng ODA trong thời gian qua đã có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương. Các công trình giao thông như Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, Đường xuyên Á Tp. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, cầu Bính, Cầu Bãi Cháy, Cầu Mỹ Thuận, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất,... được tài trợ từ nguồn vốn ODA đã minh chứng rõ rệt về tác động lan tỏa của nguồn vốn ODA đối với phát triển.

Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các tỉnh còn nghèo, những các công trình phục vụ trực tiếp đời sống của nhân dân như giao thông nông thôn, cấp điện và nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã và các bệnh viện tỉnh và huyện, các công trình thủy lợi, các chợ nông thôn,...

qua việc cung cấp chuyên gia quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Nguồn vốn ODA có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai...

Một phần của tài liệu CƠ CẦU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ (Trang 32 - 34)