Nhìn chung, cơ cấu đầu tư của chúng ta còn thiếu hiệu quả và kém nhanh nhạy với sự vận động của nền kinh tế. Đầu tư còn phụ thuộc khá nhiều vào các nguồn từ bên ngoài nhưng chúng ta lại sử dụng các nguồn đó chưa thực sự hiệu quả, theo ước tính tỉ lệ thất thoát trong đầu tư của chúng ta lên tới 13-15%, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ bản, tỉ lệ này có thể lên tới 30%. Chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng kinh tế ngày càng dựa vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng nguồn vốn này phân bổ không đồng đều, chất lượng chưa cao và cũng chưa đóng góp được nhiều cho nền kinh tế. Hệ số ICOR ngày càng cao, nền kinh tế ngày càng cần nhiều vốn hơn để tăng trưởng trong khi cơ cấu đầu tư lại mất cân đối.
Hiệu quả quản lý nhà nước thấp và chậm được cải thiện: văn bản quy phạm pháp luật ban hành rất nhiều nhưng còn có những quyết định không phù hợp với thực tiễn; cách thức xây dựng chính sách còn thiếu khoa học, thiếu chuyên nghiệp, cắt khúc, có biểu hiện lợi ích cục bộ. Bộ máy hành chính các cấp cồng kềnh, năng lực yếu, làm ảnh hưởng đến chất lượng chính sách và tổ chức thực hiện.
Đầu tư chưa gắn liền với các vấn đề xã hội, sự bùng phát về số lượng khu công nghiệp dẫn đến nảy sinh các vấn đề xã hội: nông dân mất đất, ô nhiễm môi trường, tình trạng đình công, thiếu nhà ở cho công nhân…nhưng lại không được quan tâm thích đáng.
Bố trí đầu tư còn dàn trải và chưa đúng trọng tâm. Bố trí vốn đầu tư phân tán ở tất cả các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước. Những năm gần đây đã có tiến bộ bước đầu (tập trung hơn cho các dự án thuộc nhóm A); tuy nhiên nhiều Bộ, ngành và nhiều địa phương vẫn còn tình trạng bố trí vốn chưa tập trung, chủ yếu là đối với các công trình, dự án nhóm B và C. Đầu tư cho lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực còn ở mức thấp, chưa gắn chặt với chiến lược phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, một mặt do đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn bị chu đáo, cán bộ nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, chưa có hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Mặt khác, lãnh đạo ở một số Bộ, ngành và địa phương cũng chưa nhận thức đầy đủ được vị trí, vai trò của công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong quản lý đầu tư nói chung. Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý: còn buông lỏng trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng cho các Bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tương đối mạnh. Tuy nhiên, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện tại thiếu các chế tài, những quy định cụ thể (kể cả biện pháp hành chính) nhằm kiểm soát và hạn chế được việc phê duyệt dự án đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.
Chất lượng của các tổ chức tư vấn đầu tư còn thấp; khi xây dựng dự án và thiết kế kỹ thuật lập tổng dự toán chưa dựa vào các quy chuẩn, đơn giá, định mức... gây nên lãng phí lớn. Năng lực của các chủ đầu tư không phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý; không kiểm tra, giám sát được các tổ chức tư vấn, các nhà thầu. Công tác giám sát thi công còn mang tính hình thức.
Nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản đang vượt quá khả năng cân đối của ngân sách, chưa được xử lý dứt điểm. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình thực hiện vượt kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các Bộ, ngành và địa phương vẫn tiếp diễn và có xu hướng tăng.
Cơ chế tín dụng đầu tư ưu đãi còn nhiều bất cập: đối tượng cho vay dàn trải, mở rộng quá mức; lãi suất cho vay thấp, kéo dài thời gian trả nợ, khoanh nợ, dùng ngân sách để trả nợ vay. Hiện tồn tại nhiều mức lãi suất trong tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, gây phức tạp trong quản lý, đồng thời dễ phát sinh tiêu cực. Về hình thức tín dụng, chủ yếu vẫn là cho vay theo dự án, hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư mới được áp dụng.
giá đầu tư. Đối với việc giám sát và đánh giá đầu tư của các chủ đầu tư còn rất hạn chế, chỉ có 30% các chủ dự án sử dụng vốn ngân sách có báo cáo về giám sát và đánh giá đầu tư. Chất lượng các báo cáo về đánh giá đầu tư còn sơ sài, chưa đủ các thông tin cần thiết để tổng hợp báo cáo. Công tác giám sát nói chung còn chưa thường xuyên, bị động và chủ yếu tổng hợp từ các báo cáo theo quy định, chưa có tác dụng phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm. Công tác giám sát cộng đồng chưa được chú trọng.
Thủ tục thanh toán phức tạp, công tác nghiệm thu của các chủ đầu tư và các ban quản lý công trình còn chậm. Chất lượng công tác tư vấn thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu, nên trong quá trình triển khai thi công đã phát sinh nhiều khối lượng không được chủ đầu tư bổ sung kịp thời, ảnh hưởng đến công tác thanh toán. Các chủ đầu tư, nhất là chủ đầu tư, các ban quản lý dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa khẩn trương cùng các nhà thầu hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán. Nhiều công trình, dự án đã hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong nhiều năm nhưng không quyết toán công trình
Chương III: Giải pháp cho cơ cấu đầu tư hợp lý ở nước ta đến năm 2020