II. Cơ cấu đầu tư hợp lý
1. Nguồn vốn đầu tư trong nước
1.4. Nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư:
Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp doanh dân chiếm bình quân khoảng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp vào khoảng 3,7% GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư; phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư trực tiếp vào khoảng 5% GDP và bằng 33% số tiết kiệm được. Trong giai đoạn 2001-2005,
vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn tiếp nguồn này sẽ tiếp tục gia tăng cả về quy mô và tỷ trọng.
Với khoảng vài trăm ngàn doanh nghiệp dân doanh ( gồm có doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã) đã, đang và sẽ đi vào hoạt động thì phần tích luỹ của các doanh nghiệp này sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước cũng như tổng quy mô vốn của toàn xã hội. Bởi vậy việc nhà nước thực hiện các chính sách để khuyến khích thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển là một yêu cầu thiết yếu. Và trên thực tế trong 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, Nhà nước liên tục hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và phát triển.
2. Nguồn vốn nước ngoài
Như chúng ta đã biết, hiện nay Việt Nam đang là 1 thị trường đầy tiềm năng và có sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã thu được những con số rất ấn tượng, có tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta.
2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và đầu tư rút ra nhận định chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả
sản xuất. Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI.
Bảng 4: số liệu cho biết tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua:
Đơn vị: triệu USD
Năm Số dự án Vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện Tổng số Vốn điều lệ Tổng số Nước ngoài góp Việt Nam góp 2000 391 2838.9 1312.0 951.8 360.2 2413.5 2001 555 3142.8 1708.6 1643 65.6 2450.5 2002 808 2998.8 1272 1191.4 80.6 2591 2003 791 3191.2 1138.9 1055.6 83.3 2650 2004 811 4547.6 1217.2 1112.6 104.6 2852.5 2005 970 6839.8 1973.4 1875.5 97.9 3308.8 2006 987 12004 4674.8 4328.3 346.5 4100.1 2007 1544 21347.8 8183.6 6800 1383.6 8030 2008 1171 64011.0 2009 839 16345.9
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư
Từ năm 1991 đến 1996 là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả cao nhất trong 20 năm và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện kinh tế – xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995 thu hút được 17663 triệu USD vốn FDI đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi động, hàng nghìn đoàn khách quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án mới chờ thẩm định, hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc, bản đồ FDI thay đổi từng ngày ở Việt Nam.
Giai đoạn 1997 – 2000 là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Nếu như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 20 vạn người trong 5 năm 1991 – 1995, thì trong 5 năm 1996 – 2000 chỉ có thêm 149 nghìn người có việc làm trong khu vực FDI.
Từ năm 2001 đến 2004 là thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI. Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 4547.6 triệu USD và vốn thực hiện 2852.5 triệu USD. Con số này cho thấy, sau nhiều năm luồng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt.
Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài đến hết năm 2005, đã có 7279 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 66,3 tỷ USD. Hết năm 2005 còn 6030 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký hơn 65 tỷ USD (kể cả tăng vốn). Tính riêng năm 2006, số dự án cấp mới là 833 dự án , chỉ bằng 86,1% so với năm 2005, với số lượng vốn đăng ký cấp mới là 7839 triệu USD bằng 166.6% so với năm 2005. Số lượt dự án tăng vốn năm 2006 là 486 dự án với số vốn tăng thêm là 2362.3 triệu USD. Như vậy, so với năm 2005, số dự án cấp mới tuy có giảm đi nhưng số lượng vốn đăng ký cấp mới lại tăng lên, chứng tỏ xu hướng dòng vốn FDI vào nước ta tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, đạt mức kỷ lục kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.
Đến năm 2008 tổng vốn FDI đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Đây là mức thu hút vốn FDI kỷ lục từ trước đến nay của Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa trong trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Tính chung từ đầu năm, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007. Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Trong các lĩnh vực đầu tư, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
Do ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái nên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2009 giảm đáng kể, chỉ có 893 dự án đăng ký với tổng số vốn