Ngành nông-lâm-thủy sản

Một phần của tài liệu CƠ CẦU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ (Trang 47 - 48)

III. THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH

1. Ngành nông-lâm-thủy sản

Tuy không còn chiếm ưu thế nhưng nông nghiệp vẫn được coi là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế nước ta. Trong năm 2009, theo số liệu về vốn FDI giải ngân, vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm có 0.4%, điều này cho thấy vai trò của FDI trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày một tăng, thì ở Việt Nam lại đang xảy ra điều ngược lại. Lượng giải ngân FDI trung bình trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam trong 20 năm, từ 1988 đến 2007 là khoảng 100 triệu USD/năm, thì con số này giảm xuống còn 62 triệu trong giai đoạn 2002-2004 và chỉ còn 51 triệu trong giai đoạn 2005-2007. Tỷ trọng của FDI trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng giảm một cách tương ứng. Trong khi nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới hơn 50% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 20% cho GDP và chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì tỷ trọng đầu tư cho khu vực này lại giảm gần một nửa, từ 13,8% vào năm 2000 xuống chỉ còn 7,1% vào năm 2008, chủ yếu do sự suy giảm của đầu tư nhà nước.

Kết thúc năm 2009, ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng khá: nông nghiệp tăng 2,17%, lâm nghiệp 3,79% và thuỷ sản tăng 4,57%. Việt Nam đã xuất khẩu lượng gạo trị giá gần 2,7 tỷ USD. Ngoài gạo, còn có 5 mặt hàng khác gồm cà phê, cao su, đồ gỗ, tôm và cá tra đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 15,4 tỷ USD, vượt 10% so với chỉ tiêu được giao. Sản lượng thuỷ sản năm 2009 ước tính đạt 4847,6 nghìn tấn, trong đó cá đạt 3654,1 nghìn tấn; tôm 537,7 nghìn tấn, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên cạnh đó,

số lồng bè nuôi thuỷ sản năm 2009 của cả nước đạt 98,4 nghìn chiếc, tăng 12,6 nghìn chiếc (tăng 14,7%) so với năm 2008. Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm là Mỹ (chiếm 43,35%, tăng 5,14%); Nhật Bản (chiếm 13,68%, tăng 0,64%); tiếp đến là Trung Quốc (với 7,62%, tăng 1,83%).

Một phần của tài liệu CƠ CẦU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w