- Đối với NHNo&PTNT tỉnh Hà Tâ y:
3.3.5. Đối với NHNN tỉnh Hà Tây
Tổ chức thực hiện thanh toán bù trừ điện tử giữa các NH khác hệ thống trên địa bàn tỉnh, hiện nay đang thực chương trình thanh toán bù trừ độc lập không kết nối được với chương trình giao dịch trực tiếp. Tại trung tâm thanh toán bù trừ của NHNN thực hiện theo phương thức bán cơ giới: Các NHTM đánh chứng từ bù trừ vào máy rồi chuyển sang đĩa mềm hay truyền qua MODEM điện thoại đi bù trừ và NHNN chỉ thực hiện tối đa 2 phiên bù trừ trong ngày, gây chậm trễ trong thanh toán cho khách hàng, tốn thời gian, chi phí giấy tờ in,...cho NH.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển dịch vụ đến năm 2010 và dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển nông thôn Hà Tây tại chương 2; luận văn đưa ra hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây trong thời gian tới. Bao gồm, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nghiệp vụ, ... và các kiến nghị thực hiện giải pháp. Các giải pháp có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có tính đồng bộ.
KẾT LUẬN
Thực hiện mục tiêu chung và chiến lược của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; đòi hỏi mỗi chi nhánh trong toàn hệ thống trên toàn quốc phải có chiến lược thực hiện mục tiêu chung đó và được cụ thể hoá trên địa bàn hoạt động của mình. Thực hiện mục tiêu này, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây có sự hoạch định chính sách đúng đắn nhằm nghiên cứu và triển khai ứng dụng những sản phẩm mới, trước hết là trên địa bàn hoạt động ở địa phương.
Với mong muốn góp phần mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học, với minh hoạ thực tiễn hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây, sau một thời gian nghiên cứu đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại, từ các khái niệm, phân loại dịch vụ, những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ, xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng trong nước và trên thế giới, ...
Hai là, nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây, tập trung vào các nội dung chính như: công nghệ, các sản phẩm dịch vụ chủ yếu, cách thức đưa các sản phẩm đó đến với khách hàng.
Ba là, dựa vào những chỉ tiêu đánh giá và xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng tại VN, đánh giá những ưu điểm, kết quả mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây đã đạt được trong lĩnh vực này, đồng thời rút ra những mặt còn hạn chế và tìm ra nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó. Các nguyên nhân bao gồm cả khách quan và chủ quan, trong đó đáng chú ý là nguyên nhân từ chính chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây.
Bốn là, đưa ra hệ thống giải pháp có tính đồng bộ, sát thực tiễn và có tính khả thi nhằm mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây; đồng thời kiến nghị để thực hiện các giải pháp này.
Với khả năng có hạn, vấn đề nghiên cứu mới mà phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có giới hạn là một chi nhánh NHTM cấp tỉnh, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế . Vì vậy tác giả mong muốn nhận được sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và bạn đọc.