Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây (Trang 59 - 64)

- Đối với NHNo&PTNT tỉnh Hà Tâ y:

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

* Môi trường kinh tế - công nghệ:

Nhìn nhận một cách toàn diện, sự ổn định và phát triển nền kinh tế-xã hội là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất đối với mọi tăng trưởng nói chung và đối với việc phát triển các đơn vị ngân hàng nói riêng

Môi trường xã hội Việt Nam những năm gần đây khá ổn định là do người dân hoàn toàn tin tưởng vào Chính phủ, vào các ngân hàng. Tuy nhiên, dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vẫn còn dai dẳng, nguy cơ lạm phát vẫn tiềm ẩn nên người dân không muốn gửi tiền dài hạn vào ngân hàng, làm cho nguồn vốn huy động từ dân trở nên mất cân đối khi tỷ trọng vốn trung-dài hạn rất thấp.

Việc trao đổi hàng hoá vẫn phổ biến ở mức nhỏ, lẻ, chi tiêu hàng ngày của người dân diễn ra ở chợ, ngoài đường. Người ta không thể sử dụng thẻ ATM để thanh toán cho một mớ rau hay lạng thịt. Vì thế, chưa có công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nào có thể xâm nhập thực sự vào đời sống dân cư.

Công nghệ là yếu tố tiên quyết nhưng công nghệ ngân hàng chưa đồng bộ, hiện đại để cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiện ích Ngân hàng có chất lượng cao cho khách hàng.

Việc tiếp nhận công nghệ mới, sản phẩm mới của cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, nhận thức kinh doanh trong hoạt động Ngân hàng chỉ đơn thuần là kinh doanh nguồn vốn và tín dụng, chưa thấy được sự hỗ trợ to lớn của các dịch vụ đối với công tác kinh doanh nguồn vốn và tín dụng. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo bài bản các kiến thức về sản phẩm dịch vụ.

* Môi trường pháp lý:

Trong những năm qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thông qua nhiều Luật, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng, đồng thời sửa đổi các văn bản pháp lý này cho phù hợp với yêu cầu thay đổi của cơ chế kinh tế mới. Tuy nhiên, NHNo Hà Tây vẫn phải hoạt động trong một môi trường

pháp lý chưa đồng bộ, các quy định còn chồng chéo, nhiều khi chưa phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu xây dựng trên cơ sở các quy trình thao tác giao dịch thủ công, nặng tính giấy tờ, cồng kềnh va phức tạp trong xử lý. Trong khi đó, quá trình hiện đại hoá ngân hàng đòi hỏi áp dụng công nghệ mới, những quy trình tác nghiệp mới nên nhiều khi muốn đưa sản phẩm mới ra thị trường, NHNo Hà Tây phải xin ý kiến NHNo&PTNT Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước, gây độ trễ lớn cho quá trình triển khai.

Nghiệp vụ thẻ hiện nay hoạt động theo phạm vi điều chỉnh của Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành theo Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên, quy chế này chưa đề cập đến tính đa dạng của các loại thẻ, chưa quy định trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến thẻ. Vì thế, các NHTM lúng túng khi không có cơ sở pháp lý riêng điều chỉnh những tranh chấp trong lĩnh vực thẻ hay khi ra những sản phẩm mới. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, quy chế này đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ,làm cho các NHTM vừa phải lo phát triển dịch vụ, vừa phải lo vận dụng linh hoạt các văn bản pháp luật khác nên xảy ra sự thiếu đồng nhất trong giải quyết.

Trong lĩnh vực tín dụng, khách hàng khó tiếp cận được với các sản phẩm tín dụng ngân hàng còn ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát triển dịch vụ tín dụng của mình. Do nhiều khi giấy tờ thế chấp quyền sử dụng đất không đầy đủ, các tài sản khác cũng gặp khó khăn trong việc xác định nguồn gốc hoặc thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian cho khách hàng và ngân hàng

* Môi trường ứng dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng còn nhiều bất cập: Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế là nền kinh tế của chúng ta đang trong thời kỳ chuyển đổi và

đi liền với nó là sự hoàn thiện dần các qui định của luật pháp trong đó có sự hoàn thiện luật pháp về ngân hàng, các luật liên quan. Sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề mới, kinh nghiệm của chúng ta chưa có nhiều. Do đó, để sự chuyển đổi này đảm bảo được yêu cầu ổn định và phát triển bền vững chúng ta phải thận trọng vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Vì vậy, những qui định cho việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động thanh toán chưa thay đổi kịp, phải nghiên cứu, từng bước áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam như các vấn đề về in ấn, lưu trữ chứng từ điện tử, giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, giao dịch một cửa, ... Hay những vấn đề mang tính thông lệ quốc tế như thấu chi trên tài khoản, thẻ tín dụng, séc vô danh, ...

* Từ phía khách hàng:

Khách hàng của NHNo Hà Tây số đông là nông dân. Cùng với việc môi trường kinh tế-xã hội của Việt Nam còn lạc hậu hơn so với các nước trên thế giới, những thói quen, điều kiện thu nhập của người dân ở đây cũng là một nhược điểm lớn ngăn cản sự phát triển của dịch vụ ngân hàng.

Nhiều người dân chỉ biết đến ngân hàng đơn thuần như một nơi nhận tiền và cho vay mà chưa biết đến các chức năng khác. Thói quen tiêu dùng tiền mặt vẫn là phổ biến. Tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng còn rất lớn, thủ tục gửi, rút tiền chưa thực sự hấp dẫn. Thói quen giữ tiền tại nhà cho tiện việc sử dụng còn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lâu đời, hạn chế giao lưu sản phẩm, hàng hoá, giao lưu thương mại. Người dân muốn bất cứ cái gì cũng có sẵn trong nhà, khi cần sử dụng là có ngay. Trình độ dân trí thấp làm cho người dân luôn thấy rằng thủ tục gửi rút tiền ở ngân hàng là quá rườm rà, phức tạp, tốn thời gian. Hơn nữa để tiền tại nhà có nhiều thuận lợi cho tiêu

dùng hàng ngày, lại có thể nhanh chóng chuyển tiền mặt thành các tài sản khác khi đồng tiền có nguy cơ mất giá.

Một số người dân có tiền nhàn rỗi nhưng vẫn không gửi vào ngân hàng để lấy lãi do tâm lý sợ trượt giá của đồng tiền. Đặc biệt là trong mấy năm vừa qua, đồng Việt Nam mất giá nhiều so với dollar Mỹ, với hàng hoá, kim loại quý. Vì vậy nhiều người dân đổi tiền ra vàng hoặc bất động sản để cất giữ.

Tâm lý chỉ thích dùng tiền của mình, ngại vay mượn, nợ nần của người dân còn làm hạn chế sản phẩm tín dụng tiêu dùng, sản phẩm thẻ tín dụng

* Sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác:

Vài năm gần đây, các NHTM VN đang tăng tốc cạnh tranh với việc tổng hợp hàng loạt các phương thức khác nhau nhằm thu hút khách hàng, không chỉ bằng lãi suất, khuyến mại, mở rộng mạng lưới mà còn cạnh tranh đầu tư cho công nghệ, hiện đại hoá giao dịch đến marketing, thái độ phục vụ. Như vậy, cạnh tranh là xu hướng tất yếu và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây.

Phát triển dịch vụ từ lâu đã là hướng đi của các NHTM CP. Thời kỳ khó khăn của hầu hết các NHTM CP đã qua đi, giờ đây họ đã có những chiến lược rõ ràng và có những bước đi khá bài bản.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w