Chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây (Trang 88 - 90)

- Đối với NHNo&PTNT tỉnh Hà Tâ y:

3.2.5. Chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Do vậy các Ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển không có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng thiết lập một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả. Nội dung của chiến lược này phải thể hiện:

Thứ nhất, tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Đây là công việc quan trọng để thực hiện chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của các Ngân hàng thương mại. Việc nghiên cứu phải thường xuyên trên cơ sở so sánh: sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng ... với các đối thủ gần gũi (các Ngân hàng cùng địa bàn). Với cách này có thể xác định được các lĩnh vực cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Nhằm tạo thuận lợi cho các chủ ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh, việc nghiên cứu các đối thủ là một nội dung quan trọng của Marketing ngân hàng. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các Ngân hàng thương mại cần tập trung vào một số nội dung:

- Xác định đối thủ.

- Xác định chiến lược của đối thủ. - Xác định mục tiêu của đối thủ.

- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ. - Phải xây dựng được hệ thống tình báo cạnh tranh.

Thứ hai, xác lập nội dung của chiến lược cạnh tranh.

Đây là nội dung chính nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại, bao gồm một số vấn đề cơ bản sau đây: * Phải tạo được lòng tin cao độ đối với khách hàng. Nó được tạo bởi hình ảnh bên trong của Ngân hàng thương mại đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang

bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi, tiền vay... và hình ảnh bên ngoài của Ngân hàng đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng... đã trở thành tài sản vô hình của Ngân hàng thương mại. * Phải tạo được sự khác biệt của Ngân hàng. Một con người hay một Ngân hàng cũng vậy, phải có những đặc điểm phân biệt giữa người này với người khác, Ngân hàng này với Ngân hàng khác. Hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng phải tạo ra những đặc điểm - hình ảnh của mình, cái mà Ngân hàng mình có Ngân hàng khác không có. Như vậy, Marketing của Ngân hàng thương mại phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của Ngân hàng mình. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường; lãi suất; kênh phân phối; hoạt động quảng cáo khuyếch trương - giao tiếp.Tổng hợp sự khác biệt của hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại đã tạo ra sự chú ý, kích thích, hấp dẫn đối với khách hàng trong và ngoài nước. Do vậy nó chẳng những có tác dụng duy trì củng cố khách hàng cũ mà còn mở rộng thu hút khách hàng mới - yếu tố quyết định của chiến lược cạnh tranh trong các ngân hàng thương mại ngày nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w