Bước cuối cùn g: Đánh giá và điều chỉnh chính sách

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn potx (Trang 56 - 64)

Đánh giá chính sách là bước hết sức quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến bước điều chỉnh chính sách sau này. Hơn nữa việc đánh giá chính sách sẽ là cơ sở để điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp và hiệu quả hơn. Một điểm cần lưu ý là đánh giá chính sách cần được thực hiện cả quá trình tức là từ những giai đoạn đầu của các biện pháp xúc tiến đầu tư. Có nhiều tiêu chí được sử dụng để đánh giá như số lượng dự án mới, số vốn đăng ký, số vốn thực hiện, số lượng các cuộc hội thảo và khảo sát thực hiện ,ý kiến các nhà đầu tư…Việc đánh giá có thể do các bộ ngành, các địa phương tự đánh giá hoặc có thể thông qua các tổ chức quốc tế

Đánh giá cần đưa ra nhưng con số thực tế về hiệu quả của các chính sách, các chương trình xúc tiến, truyền thông…để từ đó chỉ ra những điểm chưa được và điểm được. Sau quá trình này cần tiến hành rút kinh nghiệm có thể được tiến hành định kì theo tháng quý, năm và một vài năm vì các chương trình xúc tiến đầu tư thường kéo dài theo nhiều năm. Các ý kiến tích cực hay tiêu cực cần được xem xét kỹ lưỡng để cải thiện môi trường đầu tư cũng như sử dụng trong các tài liệu xúc tiến đầu tư trong tương lai. Việc điều chỉnh chính sách bao gồm các điều chỉnh liên quan đến các chính sách đã thực hiện, phân bổ lại

công việc, dự toán lại ngân sách, đưa ra các mục tiêu mới. Các chính sách điều chỉnh của Chính phủ cũng như các địa phương cần phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn và hơn nữa các chính sách đó phải phản ánh được lợi ích và nguyện vọng của các nhà đầu tư. Sự thay đổi chính sách cần được thực hiện có lộ trình tránh gây bất ngờ cho họ.

Trong phần này, Năm bước vận dụng Marketing trong thu hút FDI đã được trình bày cụ thể. Những giải pháp đã được đề ra cho 3 yếu điểm lớn đó là đưa ra quyết định định vị, các chương trình truyền thông, và vấn đề ngân sách. Một vấn đề không kém phần quan trọng đó là hoàn thiện môi trường đầu tư cũng đã được đề cập và phân tích. Chúng tôi hy vọng với cách tiếp cận Marketing trong vấn đề thu hút FDI sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn mới về vần đề được xem là quan trọng bậc nhẩt để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 cơ bản là trở thành một nước công nghiệp. Và cuối cùng xin được nhấn mạnh lại là: bất cứ chiến dịch marketting sản phẩm nào cũng phải chú ý đến những giá trị riêng biệt, những khách hàng mục tiêu của sản phẩm mà không nhà cung cấp nào đáp ứng được – ( GS John Quelch trường Quản lý Nhà nước Kennedy, Đại học Harvard). Thu hút FDI cũng vậy, Việt Nam phải chỉ ra cho các nhà đầu tư thấy những giá trị riêng có của Việt Nam mà không quốc gia nào có được và rằng các nhà đầu tư sẽ có nhiều lợi ích lớn khi đến đầu tư tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, mặc dù mức độ tăng vốn đầu tư của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước còn chưa ổn định nhưng hiệu quả của thành phần này có những tác động làm chuyển biến nền kinh tế đât nước trên tất cả những lĩnh vực, thúc đẩy sự dịch chuyển kinh tế theo hướng CNH – HĐH, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, nâng cấp kết cấu hạ tầng cơ sở, tạo thêm nhiều việc lam, tăng thêm thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế đất nước.

Bài viết này đã sử dụng các lý thuyết cơ bản của Marketing để phân tích thực trạng cũng như đưa ra những giải pháp cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những thành tựu

bước đầu như vốn ĐTNN vào Việt Nam có xu hướng tăng kể từ sau khủng hoảng kinh tế. Môi trường đầu tư đã có nhiều tiến bộ. Chính phủ đã chú trọng đến việc xúc tiến đầu tư, xây dựng hình ảnh về một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh những thành tựu đó chúng ta vẫn còn tồn tại những hạn chế cơ bản như:

Môi trường đầu tư chưa honà thiện: chính sách chưa ổn định và chưa có lộ trình rõ ràng, chưa có một ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, những nhân tố sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư làm cho chi phí sản suất còn cao.

Định vị chưa rõ ràng, truyền thông Marketing chưa hiệu quả như mong muốn.

Chúng ta cũng đã và vẫn tiếp tục bổ sung, sửa đổi những hạn chế trên. Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần một chiến lược hoàn chỉnh trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước hết, cần phải hoàn thiện môi trường đầu tư về mọi mặt (thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng hiện đại đồng bộ kết hợp với một ngành công nghiệp phụ trợ vững mạnh để giảm thiểu chi phí sản xuất cho các nhà đầu tư). Tiếp theo là thực hiện 5 bước Marketing để quảng bá có hiệu quả môi trường đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế.

Các nhà đầu tư luôn mong muốn Việt Nam có được các chiến lược phát triển và các quy hoạch tổng thể môi trường đầu tư để giúp họ thực hiện công việc kinh doanh dễ dàng hơn. Nếu Chính phủ thành công trong việc này, các nhà đầu tư sẽ đến Việt Nam nhiều hơn nữa. Và lúc đó Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu trong khu vực và tương lai về một nước Việt Nam công nghiệp sẽ không còn xa .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, GS.TS. Keinichi Ohno và GS.TS. Nguyễn Văn Thường, nxb Lý luận chính trị, 2005.

2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam những rào cản cần phải vượt qua, GS.TS. Nguyễn Văn Thường, nxb Lý luận chính trị, 2005.

3. Marketing, PGS.PTS. Trần Minh Đạo, nxb Thống kê, 2006.

4. Những nguyên lý của Kinh tế học, N. Gregory Mankiw, nxb Lao động xã hội và ĐH Kinh Tế Quốc Dân.

5. Giáo trình kinh tế đầu tư. 6. Các tạp chí:

a. Thời báo kinh tế

b. Báo kinh tế và phát triển c. Báo kinh tế đầu tư d. Báo tuổi trẻ

e. Báo thông tin kinh tế 7. Các website: a. www.vnn.vn b. www.vnexpress.net c. www.vneconomy.com.vn d. www.mpi.gov.vn e. www.gso.gov.vn f. www.tapchicongsan.org.vn g. www.mofa.gov.vn h. www.mof.gov.vn và một số các website khác.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƯƠNG I ... 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG MARKETING ... 4

1.1. Marketing dưới góc độ thu hút FDI ... 4

1.1.1. Lý thuyết Marketing hiện đại ... 4

1.1.2. Vận dụng Marketing trong thu hút FDI ... 6

1.2. Năm biến số Marketing trong thu hút FDI ... 8

1.2.1. Sản phẩm ... 8

1.2.2. Định vị ... 9

1.2.3. Phân loại và xây dựng khách hàng mục tiêu ...11

1.2.4. Phạm vi phân phối ...12

1.2.5. Truyền thông Marketing ...12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ...14

2.1. Tổng quan ...14

2.2. Thực trạng của việc thu hút FDI ở Việt Nam ...17

2.2.1. Sản phẩm ...17

2.1.1.1. Hệ thống pháp luật, chính sách đang dần được cải thiện ...17

2.2.1.2. Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập ...19

2.2.1.3. Nguồn lao động dồi dào nhưng vẫn còn thiếu các lao động tay nghề cao 20 2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng đã cải thiện rất nhiều nhưng nhìn chung vẫn không đáp ứng được yêu cầu ...21

2.2.1.5 Ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn kém phát triển ...21

2.2.2. Định vị ...21

2.2.3. Phân loại khách hàng mục tiêu ...22

2.2.4. Phạm vi phân phối ...27

2.2.5. Truyền thông marketing ...30

2.2.5.1. Thành công trong chiến lược quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng ...31

2.2.5.2. Chúng ta đã chủ động tổ chức và tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo

đầu tư...31

2.2.5.3. Việt Nam đã cử các đoàn xúc tiến đầu tư sang nước ngoài cũng như chủ động đón tiếp các đoàn tham quan đầu tư vào nước ta khá hiệu quả...32

2.2.5.4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện truyền thông Marketing .33 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MARKETING ĐỂ ĐƯA VIỆT NAM TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẦU TƯ HẤP DẪN ...36

3.1 Hoàn thiện sản phẩm...36

3.2. Năm bước Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ...40

3.2.1. Bước một: Phân tích tình huống ...42

3.2.2. Bước hai: Phân tích cơ may và rủi ro ...45

3.2.3. Bước ba: Marketing-mix ( Marketing hỗn hợp) ...47

3.2.3.1. Định vị ...47

3.2.3.2. Phân loại và xây dựng khách hàng mục tiêu ...48

3.2.3.3. Phạm vi phân phối ...49

3.2.3.4. Truyền thông Marketing ...50

3.2.4. Bước bốn : Các chương trình hành động về xúc tiến đầu tư ...53

3.2.5. Bước cuối cùng : Đánh giá và điều chỉnh chính sách ...56

KẾT LUẬN ...57

Danh mục các từ viết tắt

FDI: Foreign direct investment

ĐTNN: Đầu tư nước ngoài

ĐTTH: Đầu tư thực hiện

ĐTTT NN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ODA: Official Development Assistance

QPPL: Quy phạm pháp luật SDA: Số dự án TNCs: Transnational Corporations TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TVĐT: Tổng vốn đầu tư VPĐ: Vốn pháp định

Danh mục bảng tham khảo

STT Nội Dung Trang

Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước (1988 – 2005)

20

Bảng 2.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành nghề (1988 – 2005) 22 Bảng 3.1 So sánh chi phí kinh doanh ở một số nước Châu Á 33

Danh mục hình tham khảo

STT Nội Dung Trang

Hình 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam

13

Hình 2.2 Tình hình thu hút ĐTTT NN từ một số nước vào VN

từ 1988 đến 2005

Hình 2.3 Cơ cấu thu hút ĐTTT NN của Việt Nam

22

Hình 3.1 Các bước Marketing trong thu hút FDI

35

Hình 3.2 Lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty Nhật Bản

37

Hình 3.3 Các bước tiến hành hoạt động truyền thông Marketing

43

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn potx (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)