Bước một: Phân tích tình huống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn potx (Trang 42 - 45)

Phân tích tình huống nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể của môi trường đầu tư khu vực và thế giới. Chính phủ cần phải phân tích những bối cảnh quốc tế và khu vực mà có thể tác động tới luồng vốn FDI vào Việt Nam. Trên thế giới hiện nay, một dấu hiệu tích cực cho thấy, dòng vốn FDI đang bắt đầu hồi phục sau nhiều năm sụt giảm. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng xu hướng đầu tư giữa các nước phát triển với nhau vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( xấp xỉ 70%), trong khi dòng chảy vào các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng không đáng kể ( khoảng 30%). Điều này cho thấy, sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển sẽ khốc liệt hơn. Từ phân tích trên cho thấy Việt Nam cần phải làm tốt khâu tiếp thị hình ảnh quốc gia, đưa ra những lợi thế riêng biệt của môi trường đầu tư Việt Nam nhằm thu hút một cách có hiệu quả các nhà đầu tư vào Việt Nam, điều nay sẽ được làm rõ hơn ở bước 3 và bước 4.

Về bối cảnh khu vực có thể thấy rằng sau khủng hoảng năm 1997, các nước Đông Á cũng đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nhằm cạnh tranh thu hút FDI. Do đó các quốc gia này vừa là đối tác vừa là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Láng giềng của Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia điển hình trong thu hút FDI thế giới, năm 2004 nước này thu hút khoảng 60 tỷ USD vốn FDI. Đây là một thách thức không nhỏ cho Việt Nam trong cạnh tranh thu hút FDI.Tuy nhiên trong những năm gần đây xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước ASEAN ngày càng tăng do rủi ro ở thị trường Trung Quốc là khá cao. Bởi nước này thu hút hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới do đó tính cạnh tranh trên thị trường nội địa là lớn, làm cho lợi nhuận của các công ty giảm, hơn nữa các công ty đa quốc gia cũng nhận thấy rằng nếu vứt tất cả trứng vào cùng một giỏ sẽ

Các cơ quan xúc tiến đầu tư có thể tự đánh giá hoặc thông qua các tổ chức quốc tế

Sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá các biện pháp xúc tiến đầu tư: số dự án mới, số vốn…

là rất rủi ro do đó tìm một “ chân phụ” ở các nước khác là một giải pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro đó. Ông Watanabe Osamu- Chủ tịch Jetro đã đưa ra một ví dụ khá hình ảnh về các doanh nghiệp Nhật Bản đi tìm kiếm cơ hội đầu tư: “chúng tôi luôn muốn đi bằng hai chân để ổn định, một chân đã đặt ở Trung Quốc, chân còn lại là sự lựa chọn giữa các nước ASEAN”. Với vị trí địa lý “sát vách” Trung Quốc và là cửa ngõ của Đông Nam á, Việt Nam có lợi thế tự nhiên để trở thành một “ứng cử viên sáng giá” cho “chân thứ hai” - cũng là “chân phụ” nhằm chia sẻ rủi ro cho cái “vạ” “bỏ trứng một giỏ” của các doanh nghiệp Nhật Bản. (xem “lựa chọn đầu tư của các công ty Nhật Bản” ở hình bên)

Hình 3.2.Lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty Nhật Bản

TRUNG QUỐC

Ưư điểm: kích cỡ, nguồn nguyên vật liệu, đội ngũ kỹ thuật dồi dào, rẻ

Nhược điểm: môi trường pháp luật và chính sách, bảo hộ sở hữu trí tuệ, thiếu năng lượng, tập trung rủi ro

VIỆT NAM

Hấp dẫn nhưng rủi ro

THÁI LAN

Tin cậy nhưng ít hấp dẫn hơn

Chi phí cao Quá bất ổn

Singapore Philippines Malaysia Indonesia

Myanmar ASEAN

Nguồn: Thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực – GS Kenichi Ohno ( Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam – Nhà xuất bản lý luận chính trị 2005)

Để tận dụng tốt cơ hội này Chính phủ cần phân tích cạnh tranh giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN đặc biệt là Thái Lan. Đưa ra những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, các chiến lược ngắn hạn và dài hạn của họ. Các yếu tố thành công cũng như thất bại trong quá khứ cũng cần được xem xét để có những sách lược hợp lý tránh những sai lầm trong qúa khứ . Việc so sánh chi phí kinh doanh cũng cần được thực hiện để có những bước điều chỉnh hợp lý tránh tình trạng chi phí kinh doanh ở mức quá cao so với khu vực, làm giảm tính cạnh tranh của môi trường đầu tư.

Một điều quan trọng trong bước phân tích tình huống đó là Chính phủ cần phải chủ động xác định vị thế hiện tại của Việt Nam. Việt Nam đứng thứ mấy trong danh sách ưu tiên đầu tư của cá nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mục tiêu ( khách hàng mục tiêu)? Các nhà đầu tư đánh giá về môi trường đầu tư của Việt Nam như thế nào? Họ đến đầu tư vào Việt Nam vì mục đích gì? Những lợi ích nào của môi trường đầu tư Việt Nam mà các nhà đầu tư đã có và những điều gì họ chưa nhận được? Chỉ khi đứng trên quan điểm lợi ích của các nhà đầu tư chúng ta mới có thể xây dựng những chính sách hợp lý và đáp ứng được yêu cầu của họ. Đấy là những câu hỏi mà chúng ta nên tìm ra những câu trả lời đầy đủ và chính xác nhằm đưa ra những đánh giá đầy đủ về môi trường đầu tư hiện tại của Việt Nam. Đó là cơ sở cho việc đưa ra những chiến lược định vị, truyền thông được phân tích kỹ hơn trong các bước sau.

Tóm lại, để đưa ra được những đánh giá, phân tích tình huống, chúng ta phải thực hiện một số vấn đề sau:

Việt Nam cấn đưa ra những đánh giá tổng quan về tình hình FDI quốc tế và khu vực.

Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những lợi thế so sánh của Việt Nam với các đối thủ có khả năng cạnh tranh với Việt Nam trong thu hút FDI.

Phải đặt Việt Nam vào mỗi quan hệ với bối cảnh thế giới và khu vực để đưa ra những đánh giá khách quan về môi trường đầu tư hiện tại của Việt Nam.

Sau khi hoàn thành phần phân tích tình huống chúng ta sẽ có được một bức tranh tổng thể về tình hình thu hút FDI của thế giới, khu vực và Việt Nam. Điều tiếp theo là những dự báo về rủi ro và những thuận lợi mà Việt Nam có thể gặp phải trong hiện tại cũng như những thách thức và cơ hội trong tương lai.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn potx (Trang 42 - 45)