Từ năm 2004 dòng chảy FDI toàn cầu đã có dấu hiệu hồi phục sau 3 năm giảm liên tục ( 2001 đến 2003).Với xu thế toàn cầu hóa nhanh chóng sự cạnh tranh về thu hút FDI trên thế giới và trong từng khu vực ngày càng diễn ra gay gắt. Nhiều nước trên thế giới kể cả các nước phát triển và đang phát triển đều tham gia vào cuộc chạy đua này. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức đối với Việt Nam. Thách thức ở đây chính là Việt Nam phải làm sao đẩy nhanh được quá trình cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường tính cạnh tranh so với các đối thủ khác đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan. Sự thay đổi môi trường đầu tư không chỉ theo hướng là ngày càng hoàn thiện hơn so với các thời kì trước mà còn phải theo hướng hấp dẫn và hoàn thiện hơn so với các nước khác, có nghĩa là Việt Nam không chỉ cần chạy nhanh mà còn phải chạy nhanh hơn các đối thủ của mình.Theo đó chúng tôi đưa ra các giải pháp cơ bản sau nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư của Việt Nam.
Xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp FDI
Muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), công nghiệp hỗ trợ phải đi trước một bước, tạo nên cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp lắp ráp. Để làm được điều này trước tiên Chính phủ Việt Nam phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ. Từ đó đưa ra các chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm ưu đãi về thuế, các biện pháp
hỗ trợ kinh doanh, cần xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
Ở Việt Nam, sự nở rộ và phát triển của doanh nghiệp tư nhân cần phải được sự ủng hộ và hỗ trợ của chính phủ. Bởi theo kinh nghiệm của các nước cho thấy doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ.
Một điều hết sức hiển nhiên là nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ. Do đó chúng ta phải có một chiến lược dài hạn trong việc phát triển nguồn nhân lực. Và trọng trách đó được đặt lên vai của ngành giáo dục. Chừng nào các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp chưa đổi mới việc giảng dạy còn quá chú trọng tính lý thuyết hiện nay chừng đó Việt Nam chưa thể có một đội ngũ lao động đặc biệt là các kỹ sư có năng lực về lý thuyết cũng như thực tiễn. Thực trạng đó chỉ ra rằng, cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo hai hướng, đó là phần cứng ( bằng trang thiết bị) và phần mềm ( chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy) nhằm tạo ra những kỹ sư có trình độ làm việc trong ngành công nghiệp phụ trợ.
Lấy một ví dụ điển hình cho sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đó là Thái Lan, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trong thu hút FDI. Họ đã có một ngành công nghiệp phụ trợ khá phát triển do nước này đã thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Tiến sĩ Techakanont, Đại học Thammasat, Thái Lan, cho biết: “Hiện chúng tôi có đến 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: lắp ráp, cung cấp thiết bị – phụ tùng – linh kiện và dịch vụ”. Việt Nam muốn cạnh tranh thu hút FDI với Thái Lan trước tiên hãy xây dựng cho mình một ngành công nghiệp phụ trợ phát triển không kém Thái Lan hiện nay, trước mắt là để nội địa hóa sau đó là xuất khẩu.
Cải thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng
Theo bà Tucker, Tổng giám đốc công ty Nike Inc, nếu như cơ sở hạ tầng của Việt Nam không được nhanh chóng nâng cấp hoàn thiện, thì sẽ rất khó có thể đủ khả năng để đón đầu luồng vốn đầu tư được dự báo là sẽ tăng mạnh vào Việt Nam ngay khi trở thành
thành viên chính thức của WTO. Do đó đẩy mạnh xây dựng cải thiện cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để đẩy nhanh thu hút FDI vào Việt Nam.
Chính phủ cần tiếp tục kêu gọi các khoản viện trợ, sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của nước ngoài đặc biệt là Nhật, EU, Mỹ nhằm đẩy nhanh hơn nữa việc nâng cấp cơ sở hạ tầng ( Gần đây, ngày 10/11/2005, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp Việt Nam nâng cấp cơ sở hạ tầng thông qua chương trình Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) để thu hút thêm đầu tư nước ngoài). Ngoài ra Chính phủ cần ban hành quy chế khuyến khích tư nhân đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giảm chi phí kinh doanh đến mức thấp nhất có thể
Chi phí kinh doanh cần được giảm càng nhiểu càng tốt. Việc này bao hàm tất cả mọi khía cạnh của chi phí sản xuất: phụ tùng và vật liệu, lao động, đất đai, giao thông, điện, điện thoại, internet, nước, nhà xưởng và cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng là chi phí thời gian và tài chính để giải quyết những thủ tục rườm rà. Chi phí kinh doanh của Việt Nam không phải là cao nhất trong khu vực Đông Á nhưng vẫn cao hơn các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam trong thu hút FDI. Dưới đây là bảng so sánh chi phí kinh doanh của một số nước Châu Á nhằm minh họa rõ hơn những vấn đề trên.
Bảng 3.1. So sánh chi phí kinh doanh ở một số nước Châu Á
Đơn vị: đôla Mỹ
Hà Nội Bangkok Thượng Hải Kuala Lumpur Lương tháng công nhân(ngành phổ biến) 79-119 184 109-218 202 Lương tháng kỹ sư bậc trung 171-353 327 269-601 684 Thuê văn phòng(m2/tháng) 24 11,03 37,5 9,92-17,68
Internet băng thông
rộng (phí tháng) 76,89 82.75 73,7 162,63 Giá điện kinh doanh
(kw/h) 0,05-0,07 0,04 0,03-0,1 0,05 Giá xe ôtô ( 1500
phân khối, mui kín) 26500 12563 10849-13991 13965 Vận tải Container
(container 40 feet, từ cảng gần nhất tới Yokohama)
1300 1200 700 575
Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam(2005)
Để giảm chi phí kinh doanh thì từng bộ phận chi phí cần được xem xét kỹ lưỡng để giảm thiểu tới mức có thể. Nỗ lực giảm chi phí cần phải được thực hiện theo tầm nhìn quốc tế và có các chiến lược dài hạn. Mục đích cuối cùng là để xác lập vị trí và quảng bá Việt Nam như một trong những nơi có chi phí thấp nhất ở Đông Á.
Xây dựng cơ chế chính sách hợp lý
Các chính sách của chính phủ cần phải xây dựng một cách có lộ trình định hường dài hạn, hạn chế sự không thống nhất trong nhiểu chính sách của Chính phủ. Một chính sách mới của Chính phủ đưa ra liên quan đến các doanh nghiệp FDI thì cần phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của các doanh nghệp đó và việc thay đổi, bổ sung, ban hành các chính sách mới cần phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và có lộ trình thực hiện, tránh việc tạo bất ngờ cho các nhà đầu tư nước ngoài gây nhiều tổn thất cho họ do không lường trước được sự thay đổi chính sách.
Ngoài một số các nội dung cơ bản trên, Việt Nam còn cần phải thực hiện tốt quá trình cải cách hệ thống hành chính theo hướng ngày càng gọn nhẹ, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Minh bạch hóa thông tin kinh tế đặc biệt là ở cấp vi mô, doanh nghiệp giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận được các nguồn thông tin đáng tin cậy và hữu ích. Hình thành thị trường lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI đặc biệt là các doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, xây dựng các trường dạy nghề và phải đào tạo tốt cho công nhân học các kỹ thuật cơ bản trước khi vào DN có vốn đầu tư nước ngoài làm việc. Tăng cường đào tạo lao động trình độ cao, nhất là đào tạo về ngoại ngữ, nghiệp vụ thương mại...
Việt Nam có tận dụng được cơ hội vàng đang đến để thu hút một lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế hay không? Nó phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Các doanh nghiệp FDI đánh giá cao những nỗ lực này của Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề Việt Nam đang gặp phải không chỉ là cải thiện môi trường đầu tư mà còn là làm sao đem hình ảnh một Việt Nam đang đổi mới, luôn có những nố lực lớn để cải thiện môi trường đầu tư, mong muốn được tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến…đến với các nhà đầu tư tiềm năng. Có rất nhiều nhà đầu tư muốn đến đầu tư và làm ăn ở Việt Nam tuy nhiên họ lại rất thiếu những thông tin về thị trường có hơn 80 triệu dân này. Những thông tin mà họ có được rất sơ sài hoặc là không phản ánh đúng về môi trường đầu tư hiện tại của Việt Nam nó có thể là những con số của những năm trước đây. Như vậy Việt Nam cần phải có một chiến lược tiếp thị hình ảnh, thương hiệu quốc gia nhằm đem đến cho các nhà đầu tư nước ngoài những thông tin chính xác và hữu ích nhất về môi trường đầu tư ở Việt Nam, những cơ hội làm ăn sinh lời ở đây. Dưới đây là những biện pháp nhằm thu hút hơn nữa FDI vào Việt Nam. Chúng tối sẽ vận dụng các lý thuyết cơ bản của Marketing để đưa ra những chiến lược xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Hy vọng sẽ đem tới một cách nhìn khác trong việc hoạch định ra những phương án, chiến lược, hành động cụ thể để thu hút FDI, đẩy mạnh phát triển kinh tế nước nhà, hội nhập có hiệu quả kinh tế quốc tế.