đón tiếp các đoàn tham quan đầu tư vào nước ta khá hiệu quả
Đây là công việc đặc biệt quan trọng của các nước đang tìm kiếm các nhà đầu tư cũng như các nhà đầu tư tham dò môi trường đầu tư của một quốc gia mà họ dự định đến đầu tư. Tuy nhiên, việc gửi các đoàn ra nước ngoài của Việt Nam không có những địa chỉ cụ thể để vận động đầu tư. Sau đây, để nhìn nhận một cách cụ thể thực trạng của các đoàn khảo sát Việt Nam ra nước ngoài chúng tôi sẽ điểm qua một vài chuyến thăm của phái đoàn xúc tiến đầu tư Việt Nam tới các nước bạn và ngược lại
Chuyến sang thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nạm Phan Văn Khải vào hồi tháng 4/2003 có thể nói là cái mốc quan trọng cho thấy Việt nam chú trọng thu hút FDI của Nhật Bản trong giai đoạn tiếp theo.
Đầu năm 2004, ông Lee Kwan trưởng phòng phát triển kinh doanh của tập đoàn CIID Crop (Tập đoàn phát triển công nghiệp quốc tế Trung Quốc) của Đài Loan, đến thăm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Đài Loan đang đầu tư tại Việt nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tập đoàn này đã có kinh nghiệm nhiều thập kỷ trong kinh doanh ở Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan, ở đó tập đoàn xây dựng những khu công nghiệp với hạ
tầng cơ sở hiện đại, sau đó thu hút các nhà đầu tư đến để thuê đất sản xuất kinh doanh. Ông cho biết hiện nay tập đoàn đã đầu tư vào Trung Quốc tới con số khổng lồ, tuy nhiên để tránh rủi ro trong kinh doanh thì cần đa dạng hoá đầu tư vào các quốc gia khác có lợi thế trong khu vực, Việt Nam được nhắc đến như là một sự lựa chọn tối ưu. Theo hội đồng quản trị của công ty, đồng bằng Bắc bộ có vẻ như là một địa bàn hấp dẫn để tranh rủi ro. Chính vì thế, ông quyết định đi tìm hiểu môi trường đầu tư của các tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cuối cùng điểm dừng chân của tập đoàn này được nhắm vào tỉnh Bắc Ninh.
Vừa qua một đoàn doanh nhân Nhật Bản gồm chủ tịch, giám đốc của 16 công ty đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực đã đến thành phố Đà Nẵng để khảo sát cơ hội đầu tư, mở rộng hoạt động trao đổi thương mại và công nghệ thông tin. Ông Ken Takagi, chủ tịch công ty tư vấn kỹ thuật Nippon (Nippon Engineering Consultants Co.Ltd), trưởng đoàn, cho biết chính sự phục hội của nền kinh tế Nhật và sự cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam là lý do đưa đoàn doanh nhân Nhật đến với Đà Nẵng. Theo ông, miền Trung Việt Nam rất có lợi thế về vị trí địa lý nên được các doanh nghiệp Nhật rất quan tâm sau khi họ thành công tại miền Bắc. Cùng quan điểm như vậy, ông Jun Yotsu, đại diện Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật (JBIC), công bố một kết quả thăm dò Việt Nam địa chỉ kinh doanh hấp dẫn thứ 4 sau Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Có 30% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam trong 3 năm tới, còn 70% còn lại đã có dự định đầu tư nhưng còn tính kế hoạch cụ thể.