Bước hai: Phân tích cơ may và rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn potx (Trang 45 - 47)

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể xác định được những cơ may và rủi ro mà Việt Nam có thể gặp phải. Có thể nói chưa lúc nào vị thế của Việt Nam lại được nâng cao như lúc này, hàng loạt báo chí, đài truyền hình của nước ngoài đưa những thông tin về một Việt Nam đổi mới, đang chuyển mình mạnh mẽ và có thể trở thành con rồng Châu Á sau những Hàn Quốc, Singapore. Chính phủ phải coi đây là cơ hội để đẩy mạnh quảng bá hình ảnh quốc gia, tranh thủ sự quan tâm của quốc tế. Một khi hình ảnh của Việt Nam được xác định một cách rõ ràng thì đó cũng là lúc các nhà đầu tư tiềm năng sẽ xếp Việt Nam vào danh sách ưu tiên đầu tư của mình. Một sự kiện mà có lẽ nếu không có quá nhiều khó khăn thì Việt Nam sẽ là thành viên tiếp theo của tổ chức thương mại thế giới WTO trong năm 2006. Đây là một tờ giấy chứng nhận, Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, và khẳng định chính sách của Việt Nam là đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Các nhà đầu tư sẽ coi đây là một sự khẳng định của quốc tế về một Việt Nam đổi mới và họ sẽ tự tin hơn khi đầu tư vào Việt Nam vì giờ đây Việt Nam đã tham gia vào sân chơi của quốc tế, họ sẽ được đảm bảo đối xử công bằng với các doanh nghiệp trong nước. Điều mà Việt Nam cần làm đó là những thay đổi trong môi trường đầu tư theo hướng hoàn thiện hơn nhằm đón tiếp một lượng lớn vốn FDI sẽ đổ vào

Việt Nam trong nay mai khi mà Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Đấy chỉ là 2 trong số những thuận lợi mà Việt Nam đang có được. Chính phủ cần phải tích cực hơn trong phân tích, đánh giá những cơ may và thuận lợi của Việt Nam. Đó là điều hết sức cần thiết mà chính phủ nên làm để đưa ra những chính sách hợp lý và kịp thời tránh bỏ lỡ thời cơ đáng quý.

Không chỉ đánh giá cơ may mà chúng ta phải phân tích đánh giá cả những rủi ro mà Việt Nam trong hiện tại hoặc tương lai có thể phải đối mặt. Việc xác định những rủi ro là nhằm đưa ra những biện pháp khắc phục có hiệu quả để tránh những hậu quả nghiêm trọng tác động tới nền kinh tế cũng như những tổn thất về thu hút FDI của Viêt Nam. Vậy đâu là những khó khăn, rủi ro mà chúng ta đang phải đối mặt? Có thể chỉ ra một rủi ro điển hình sau: rủi ro về sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ đến từ các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Thái Lan. Nếu Việt Nam không có những biện pháp triệt để cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra các giá trị riêng biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì Việt Nam có thể mất đi một lượng rất lớn vốn FDI và trực tiếp làm chậm quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một điều chú ý là các quốc gia trên cũng đang tích cực đẩy mạnh quá trình cải thiện môi trường đầu tư do đó chúng ta không chỉ chạy nhanh mà còn phải chạy nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của mình.

Trong phần này chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của việc phân tích đánh giá cơ may và rủi ro. Nếu không có những đánh giá như thế thì thật khó để đưa ra được những chương trình hành động cụ thể nhằm thu hút FDI cho từng giai đoạn khác nhau. Theo thời gian những cơ may và rủi ro này có thể thay đổi, do đó một chiến lược cụ thể cả trong ngắn hạn và dài hạn là điều chính phủ nên làm.

Trong phần này, tất nhiên, là chúng ta đưa ra những đánh giá phân tích về rủi ro và cơ hội cho Việt Nam. Một điểm lưu ý là chúng ta không chỉ đưa ra được những đánh giá thuận lợi, khó khăn đơn thuần mà cái cần thiết đó là những nguyên nhân của các thuận lợi khó khăn trên. Chúng ta phải nghiêm túc và tích cực tìm ra được các nguyên nhân đó. Có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan tất cả phải được tổng hợp lại để từ đó đưa ra được những giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy những thành quả đã có được.

Hai bước phân tích tình huống và phân tích cơ may, rủi ro trên đây là tiền đề cơ sở cho bước 3 và bước 4. Thực hiện tốt 2 bước trên là điều kiện thuận lợi cho những quyết định về định vị, truyền thông, phân phối…sẽ được phân tích cụ thể trong những bước tiếp theo.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn potx (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)