II) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu
5) Lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc tính tr−ớc vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với trị giá ghi sổ kế toán hàng tồn kho. Nhờ vào khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
Tại Điện lực Ba Đình, với chủng loại vật liệu nhiều nh− vậy, trong nền kinh tế thị tr−ờng đầy biến động thì việc vật liệu bị giảm giá là hoàn toàn có thể xảy ra. Phòng tài chính kế toán điện lực Ba Đình nên tham m−u cho phòng tài chính kế toán Công ty để thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong toàn Công ty. Việc lập dự phòng sẽ khiến cho điện lực có thể chủ động khi giá cả vật liệu biến động lớn, giảm thiểu những ảnh h−ởng không tốt đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất, kinh doanh.
Trong những năm vừa qua, công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Điện lực Ba Đình ch−a đ−ợc thực hiện. Nên chăng Điện lực nên xem xét lại công tác lập dự phòng này bởi vì những lý do sau:
- Thứ nhất: Dự phòng giảm giá có tác dụng làm giảm lãi của niên độ kế toán nên Điện lực sẽ tích luỹ đ−ợc một nguồn tài chính mà lẽ ra nó đã đ−ợc phân chia. Nguồn tài chính này tạm thời nằm trong tài sản l−u động và khi cần sử dụng để bù đắp các khoản thiệt hại thực tế do vật t− sản phẩm hàng hoá tồn kho bị giảm giá phát sinh.
- Thứ hai: Dự phòng giảm giá đ−ợc ghi nhận nh− một khoản chi phí làm giảm thu nhập của Điện lực vì vậy Điện lực sẽ giảm đ−ợc mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Thứ ba: Dự phòng giảm giá góp phần phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
Chính vì vậy, Công ty nên sử dụng thêm TK 159 để hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo công thức sau:
Mức dự phòng
cần lập năm tới =
Số l−ợng hàng tồn kho
cuối niên độ của hàng A x
Mức giảm giá của hàng tồn kho A
Có thể theo dõi các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Điện lực nh− Biểu số 29