Đánh giá thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm đề xuất hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại bao đình Hà Nội (Trang 77 - 81)

vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội:

Nền sản xuất xã hội luôn có sự vận động và phát triển không ngừng do sự tác động của Lực l−ợng sản xuất và Quan hệ sản xuất. Cùng với sự vận động này, cơ

chế quản lý cũng phải th−ờng xuyên đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá. ở n−ớc ta Đảng và Nhà N−ớc đã tiến hành công cuộc cải cách cơ chế quản lý ngay sau khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị tr−ờng.

Hạch toán kế toán là một bộ phận của hệ thống công cụ quản lý Nhà N−ớc trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng. Khi chuyển đổi kinh tế, Nhà N−ớc cho phép các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật nên hạch toán càng có vai trò quan trọng. Cùng với sự thay đổi về quản lý kinh tế, hạch toán kế toán cũng chịu sự chi phối cần đổi mới hoàn thiện.

Nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh doanh là lấy thu bù chi, tự trang trải và có doanh lợi. Trong ngành điện, giá bán điện đ−ợc ban vật giá chính phủ qui định, ngành điện không bị cạnh tranh sản phẩm nh− một số các ngành khác. Nh−ng không vì thế mà quên đi công việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận. Một trong những tiền đề để đạt lợi nhuận cao là tính đúng, tính đủ, tránh lãng phí mất mát nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó tổ chức quản lý và sử dụng tốt khoản mục chi phí này sẽ góp phần thực hiện đ−ợc mục đích hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, hạch toán tốt vật liệu sẽ đảm bảo việc cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất; kiểm tra, giám sát việc chấp hành định mức, dự trữ tiêu hao vật liệu; ngăn ngừa các hiện t−ợng mất mát, lãng phí ở các khâu dự trữ và sản xuất.

Kế toán vật liệu có chức năng giám sát, h−ớng dẫn cho việc sử dụng hiệu quả vật liệu.

Nhận thức đ−ợc vấn đề, Điện lực Ba Đình - Hà Nội đã không ngừng tăng c−ờng quản lý vật liệu và hoàn thiện công tác kế toán vật liệu.

Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của Điện lực Ba Đình là cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho mọi đối t−ợng trên địa bàn quận Ba Đình - thành phố Hà Nội, quản lý và kinh doanh điện năng có hiệu quả. Việc thực hiện các mục tiêu này đ−ợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu do ngành điện cụ thể hóa là: Chỉ tiêu vận hành an toàn, chỉ tiêu thu nộp tiền điện, chỉ tiêu tổn thất điện năng và chỉ tiêu giá điện bình quân.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, ngoài việc luôn đảm bảo sẵn sàng vật t− thiết bị sửa chữa những sự cố xảy ra trên l−ới còn là việc chuẩn bị vật t−, vật liệu cho hoàn thiện, lắp mới các công trình điện phục vụ cho cung ứng và kinh doanh

điện năng ngày một tốt hơn. Song song với việc lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật thì trình độ quản lý kinh tế của Điện lực cũng từng b−ớc đ−ợc nâng cao. Nhìn trên tổng thể, tổ chức quản lý của Điện lực khá gọn nhẹ nh−ng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiều công việc. Mặt khác, Điện lực có sự phân công công việc một cách hợp lý, cụ thể đến từng cán bộ nhân viên kế toán, điều này đã giúp cho công tác kế toán mà đặc biệt là phần hành kế toán vật liệu chính xác và có hiệu quả cao.

Từ lý thuyết tới thực tiễn bao giờ cũng có khoảng cách, nhất là trong nền kinh tế thị tr−ờng vận động không ngừng hiện nay, các lý luận chung này sẽ đ−ợc các doanh nghiệp vận dụng linh hoạt dựa theo các đặc điểm riêng của ngành mình. Phòng tài chính kế toán Điện lực Ba Đình d−ới sự chỉ đạo nghiệp vụ của phòng tài chính kế toán Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt các chế độ kế toán của nhà n−ớc đồng thời cũng vận dụng một cách sáng tạo để thuận lợi cho công tác theo dõi kế toán của mình. Qua thời gian thực tập tại Điện lực Ba Đình, em có điều kiện để vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu, em thấy công tác kế toán tại Điện lực đã có đ−ợc những mặt mạnh sau:

- Về bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán đ−ợc xây dựng trên cơ sở tập trung là phù hợp với đặc điểm, qui mô kinh doanh của Điện lực. Đồng thời do nỗ lực của phòng kế toán cũng nh− sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan trong quá trình đối chiếu, kiểm tra nên số liệu kế toán luôn đ−ợc phản ánh kịp thời, chính xác, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Về cơ bản, bộ máy kế toán đã đáp ứng đ−ợc yêu cầu hạch toán, phản ánh, giám đốc đ−ợc tình hình sử dụng vật t−, tiền vốn, thu thập xử lý và cung cấp thông tin về các quá trình kinh tế diễn ra trong Điện lực.

Điện lực có đội ngũ cán bộ tiếp liệu đảm bảo cung cấp đầy đủ vật liệu cho sản xuất thông qua quản lý hoá đơn, chứng từ thu mua. Bộ phận cung ứng luôn nắm vững giá cả thị tr−ờng, mua vật liệu với chất l−ợng tốt tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực đ−ợc liên tục, kịp thời.

- Về tổ chức khâu bảo quản nguyên vật liệu: Điện lực xây dựng hệ thống kho tàng hợp lý, khoa học, dễ bảo quản, sử dụng phù hợp với cách phân loại vật liệu mà Điện lực áp dụng. Trong các kho đều đ−ợc trang bị đầy đủ các ph−ơng tiện bảo quản, bảo vệ thích hợp đảm bảo cho vật liệu dự trữ phản ánh trung thực về mặt số l−ợng và giá trị sử dụng. Đội ngũ thủ kho và kế toán có tinh thần trách nhiệm nên việc tiếp nhận, cấp phát vật t− đ−ợc tiến hành một cách thuận lợi. Vật liệu đ−ợc phân kho hợp lý giúp cho lãnh đạo Điện lực kiểm tra, nắm bắt đ−ợc tình hình vật liệu một cách kịp thời, mặc dù Điện lực có rất nhiều chủng loại vật liệu nh−ng đã đ−ợc phân kho hợp lý nên việc quản lý đ−ợc rõ ràng, không nhầm lẫn.

- Về kế toán vật liệu: Việc sắp xếp và bố trí nhân sự của Phòng tài chính kế toán là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu hạch toán và trình độ của đội ngũ cán bộ. Kế toán vật liệu chấp hành đúng các chế độ, nguyên tắc kế toán của nhà n−ớc và của ngành, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vật liệu. Kế toán vật liệu thực hiện đối chiếu chặt chẽ giữa sổ kế toán với thẻ kho đảm bảo cân đối về mặt số l−ợng. Kế toán vật liệu th−ờng xuyên đối chiếu, kiểm tra số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về chỉ tiêu giá trị. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vật liệu đ−ợc phản ánh kịp thời, chính xác. Hàng năm Điện lực cử ng−ời có chuyên môn cập nhật thông tin trong n−ớc, quốc tế và kịp thời chỉ đạo, h−ớng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên kế toán tiếp cận thực hiện.

- Về hạch toán chi tiết vật liệu tại Điện lực Ba Đình: hiện nay theo ph−ơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Về cơ bản Điện lực đã tuân thủ theo đúng trình tự hạch toán, ghi chép đầy đủ các biến động vật liệu. Nh−ợc điểm của ph−ơng pháp này là công việc dồn vào cuối tháng nh−ng việc áp dụng máy tính đã giải quyết đ−ợc vấn đề trên. Các phiếu nhập xuất vật liệu đ−ợc vào máy hàng ngày, cuối tháng máy tính in ra các Bảng kê chi tiết, tổng hợp... giảm đáng kể khối l−ợng ghi chép, tính toán.

- Về hạch toán tổng hợp: Điện lực đã áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ theo ph−ơng pháp kê khai th−ờng xuyên. Hệ thống chứng từ, sổ sách ghi chép tổng hợp nói chung đ−ợc tổ chức hợp pháp, hợp lệ theo đúng chế độ hiện hành đảm bảo tính chính xác, rõ ràng cho công tác hạch toán.

- Về công tác áp dụng tiến bộ máy tính vào thực hành kế toán: Phòng kế toán Điện lực Ba Đình đ−ợc trang bị 4 máy vi tính, trong đó có một máy đ−ợc nối mạng với phòng máy tính Công ty. Đội ngũ nhân viên kế toán đã phổ cập trình độ đại học, lại đ−ợc đào tạo sử dụng máy tính chuyên ngành nên việc thực hiện kế toán máy đã đ−ợc thành thạo, tạo tiền đề cho việc hạch toán đ−ợc nhanh chóng, chính xác.

Để có đ−ợc kết quả này là do sự nỗ lực của tập thể cán bộ kế toán phòng nói chung và kế toán vật liệu nói riêng cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của tr−ởng phòng kế toán.

Qua phân tích tình hình chung của công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình có thể thấy rằng: công tác kế toán vật liệu đ−ợc tiến hành khá nề nếp, đảm bảo tuân thủ các chế độ kế toán phù hợp với yêu cầu của thực tế, đồng thời đáp ứng đ−ợc yêu cầu của công tác quản lý vật t− và quản lý Điện lực, cung cấp kịp thời cho ban lãnh đạo các thông tin chính xác về tình hình luân chuyển vật liệu trong Điện lực, tăng

c−ờng công tác quản lý tài sản và tiết kiệm chi phí góp phần làm cho Điện lực đứng vững trong cơ chế thị tr−ờng.

Bên cạnh những thành tích đã đạt đ−ợc, trong công tác kế toán ở Điện lực Ba Đình vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà nếu hoàn thiện, nó sẽ góp phần làm cho công tác kế toán nói chung và hạch toán vật liệu nói riêng ở Điện lực đ−ợc thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến nhằm đề xuất hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại bao đình Hà Nội (Trang 77 - 81)