Việc tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng là một trong những yếu tố góp phần quyết định đến sự tồn tại và phát triển của khách sạn. Hiện
nay khách sạn đang sử dụng hai kênh phân phối là kênh trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên kênh phân phối trực tiếp của khách sạn mới chỉ tổ chức khai thác khách tại chỗ ở tại khách sạn nên hoạt động chưa hiệu quả. Còn kênh phân phối gián tiếp của khách sạn chỉ bao gồm một số đại lý trong nước. Vì vậy trong chiến lược phân phối của mình ,khách sạn phải định hướng mở rộng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp để tiêu thụ sản phẩm nhiêù hơn.
Một chính sách phân phối đúng đắn sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn hơn. Tăng khả năng liên kết kinh doanh,giảm sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá nhanh hơn. Tuy nhiên , hiệu quả chính sách phân phối nhiều phụ thuộc vào chính sách sản phẩm và chính sách giá.
Với chiến lược phân phối trực tiếp: Khách sạn cần nghiên cứu và
đặt thêm các chi nhánh , văn phòng đại diện ở những thị trường có tiềm năng lớn như : Pháp, Trung Quốc, Nam Triều Tiên... Khách sạn có thể mở thêm các văn phòng đại diện trên cơ sở đó ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ du lịch. Ngoài ra, khách sạn có thể xem xét việc sử dụng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại để bàn bằng sản phẩm dịch vụ cho khách tại khách sạn: điện thoại , fax...
Với chiến lược phân phối gián tiếp: ngoài việc thiết lập mối quan
hệ thân thiết tăng cường mở rộng mối quan hệ với các tổ chức cá nhân trung gian ở trong và ngoài nước,khách sạn cần tìm kiếm và xây dựng cho mình một hệ thống bán sản phẩm dịch vụ, cần có kết hợp với nhà cung cấp để mở đại lý bán ngay tại cơ sở của họ. Đồng thời phải khuyến khích và có những quy định cụ thể với những thành viên của kênh. Việc các thành viên của kênh được khuyến khích liên tục bởi hoạt động của họ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuỳ theo quy định giữa khách sạn và các thành viên ( quyền lợi và trách nhiệm) đã là một phương tiện để kích thích hoạt động các thành viên nhưng thực tế doanh nghiệp còn phải hỗ trợ đào tạo,giám sát và khích lệ.
Mặt khác khách sạn phải định kỳ đánh giá hoạt động của người trung gian theo tiêu chuẩn như: định mức doanh số đạt được khi có các thành viên trung gian, khả năng đem lại nguồn hàng lớn cho khách sạn và thực tế khách hàng mà trung gian môi giới .
Bên cạnh đó khách sạn còn phải thay đổi các tổ chức kênh,nhiều khi do sự biến động của thị trường thay đổi mục tiêu doanh nghiệp mà dẫn đến nhiều kênh phân phối hoạt động có hiệu quả. Vấn đề thay đổi kênh phân phối là hoàn toàn cần thiết. Sự thay đổi đó có thể thêm bớt thành viên của kênh,khai triển các kênh trung gian.