Chính sách giá quyết định mức giá của doanh nghiệp với sản phẩm của mình. Việc quy định mức giá bán ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì:
Giá cả có ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ. Giá bán là một yếu tố quan
trọng tác động đến hành vi mua và lựa chọn khách hàng .
Giá cả tác động trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong chiến lược kinh doanh của khách sạn giá cả của sản phẩm dịch dịch vụ được coi là yếu tố quyết định mức độ của tính hấp dẫn sản phẩm.
Tuy nhiên từ trước đến nay, khách sạn không đi theo con đường cạnh tranh về giá cả, giá bán sản phẩm của khách sạn được xây dựng theo phương pháp định giá cạnh tranh nghĩa là định giá với giá thị trường hoặc cao hơn một chút. Phương pháp này nhiều khi đem lại cho khách sạn lợi nhuận không đáng kể, nếu giá thành của sản phẩm dịch vụ quá cao do các dịch vụ cấu thành nên sản phẩm của khách sạn cung cấp đều có chất lượng và chi phí cao. Nếu định giá cao hơn giá thị trường quá nhiều sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường.
Để có được lợi thế về giá, khách sạn phải xây dựng chiến lược và chính sách giá linh hoạt. Khách sạn có thể tham khảo các chiến lược về chính sách giá sau:
Chiến lược giá cả chọn lọc:
+ Khi thấy chu kỳ tồn tại của một sản phẩm mới ngắn ngủi hoặc bị đối thủ cạnh tranh bắt trước thì chính sách giá thấp sẽ không sinh lợi cho sáng kiến mới. Vì vậy khách sạn có thể định giá cao ngay từ giai đoạn giới thiệu sẽ thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao.
+ Khi sản phẩm dịch vụ mới mẻ khách hàng không thể so sánh được với đâu được thì nhu cầu sẽ ổn định,có thể áp dụng giá cao sau đó điều chỉnh dần theo tình trạng cạnh tranh.
+ Tung ra một sản phẩm mới với giá cao sẽ cho phép phân chia thị trường thành nhiều khu vực khác nhau về mặt giá cả. Giá cả đưa ra buổi ban đầu dùng để gặp những khách hàng không quan tâm lắm tới giá bán. Các cuộc giảm giá sau đó sẽ cho phép tiếp cận với khách hàng đa dạng hơn.
+ Khi khó đánh giá nhu cầu của khách, sẽ là phưu lưu nếu cho rằng hạ giá có thể làm tăng nhu cầu. Khách sạn có thể sử dụng chính sách hạ giá ở thời điểm tuỳ theo biến động của môi trường.
Chiến lược giá cả thâm nhập thị trường: chiến trường thâm nhập bao
hàm việc áp dụng giá cả thấp để ngay từ đầu thâm nhập một phần quan trọng của mỗi thị trường du lịch.
Chiến lược giá cả thâm nhập thị trường với chiến lược sản phẩm du lịch
độc đáo. Với chiến lược giá phối hợp này khách sạn có thể yên tâm về chuyện tăng khách hàng và giảm tối đa các loại nguy cơ.
Khi đưa ra các quyết định về chiến lược giá , khách sạn phải lưu ý đến những quyết định nhạy cảm về giá. Khách hàng nào cũng nhạy cảm đối với giá nhưng độ nhạy cảm của từng đối tượng khách khác nhau, chất lượng sản phẩm dịch vụ càng quan trọng đối với khách du lịch bao nhiêu thì họ ít nhạy cảm bấy nhiêu. Chẳng hạn đối với nhà kinh doanh, họ cần chất lượng phục vụ rất cao,ít quan tâm đến giá cả và mục đích của họ là kinh doanh,họ không chú ý đến việc thay thế sản phẩm vì thế khách sạn có thể định giá cao đối với loại khách này, nhưng chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng phải đồng nhất với giá cả. Còn đối với khách đi nghỉ, họ rất nhạy cảm với giá. Vì khách sạn không ở vị trí độc quyền trong lĩnh vực du lịch nên định giá cũng phụ thuộc vào sự co giãn cầu du lịch với giá, phụ thuộc vào sự cạnh tranh, sự khác biệt sản phẩm và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Khi định giá sản phẩm,khách sạn cũng phải chú ý đến tính thời vụ để khuyến khích khách du lịch đi nghỉ ngoài mùa chính.