Các dạng cảm hứng nghệ thuật chính:

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT THẾ SỰ CỦA MA VĂN KHÁNG (Trang 37 - 41)

Cuộc sống muôn màu, muôn mặt. Con người thiên hình, vạn trạng. Hai cái đa dạng này chạm vào nhau tất làm nên những âm vang phong phú. Có thể nói, mỗi một tác phẩm văn học đích thực đều dung chứa trong lòng nó một số cảm hứng nghệ thuật khác nhau, trong đó trỗi lên một cảm hứng chính, người ta gọi là cảm hứng chủ đạo. Có cảm hứng nghệ thuật của một tác phẩm, cảm hứng nghệ thuật của một tác giả, cảm hứng nghệ thuật của một trào lưu, cảm hứng nghệ thuật của một thời đại…

Tuy nhiên, từ đời sống văn học nhân loại, các nhà lý luận đã đúc kết một số cảm hứng nghệ thuật chính như: cảm hứng anh hùng, cảm hứng sử thi, cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán, cảm hứng châm biếm… Cụ thể hơn khuynh hướng văn học, các dạng cảm hứng nghệ thuật này là những thái độ tư tưởng - cảm xúc nhất định của nhà văn đối với thực tại. Là sự ý thức về mặt tư tưởng và sự đánh giá về mặt cảm xúc, một sự ý thức và đánh giá chân thực, sâu sắc về những gì đang diễn ra và đang tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống và tâm trạng con người vốn đa dạng và biến động nên trong tác phẩm nghệ thuật, các dạng thức của cảm hứng có thể chuyển hóa lẫn nhau, thâm nhập vào nhau, sự phân lập chỉ là tương đối.

Theo Dẫn luận nghiên cứu văn học, “Cảm hứng anh hùng bao hàm sự khẳng định chiến công lớn lao của một cá nhân hoặc của cả một tập thể, sự khẳng định ý nghĩa to lớn của chiến công đó đối với sự phát triển của nhân dân, dân tộc, nhân loại” [25, tr.144]. Trong tác phẩm văn học, đối tượng của cảm hứng anh hùng là chất anh hùng của bản thân thực tại. Và trong mỗi hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nội dung của chất anh hùng ấy cũng khác nhau. Chất anh hùng ấy được lí giải dưới ánh sáng lí tưởng về sự dũng cảm, trung thực. Tuy nhiên, trong tác phẩm nghệ thuật, chất anh hùng của thực tại ít nhiều mang tính cường điệu thông qua những tính cách và sự kiện hư cấu.

Từ xưa, việc thể hiện tính anh hùng đã có trong những truyền thuyết, bài hát và thần thoại lịch sử… Và những hình tượng anh hùng đó được sử dụng rộng rãi trong văn học sau này. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của văn học, cảm hứng anh hùng có khác nhau.

Với những tác phẩm dân gian thì hình ảnh trung tâm của tác phẩm đó chính là những chiến binh, dũng sĩ cường tráng trong cuộc chiến bảo vệ lợi ích nhân dân, bảo vệ lợi ích và khát vọng của tập thể. Ở những tác phẩm văn học thành văn, chất anh hùng vừa thể hiện ở việc nhân vật dũng cảm đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, vừa thể hiện ở cách họ giải quyết những mâu thuẫn trong chính con người họ cần thiết cho sự phát triển của xã hội. “Như vậy, cảm hứng anh hùng biểu hiện xu hướng của nghệ sĩ muốn thể hiện cái cao cả của con người làm nên chiến công vì sự nghiệp chung, muốn khẳng định tính cách của con người đó trong ý thức xã hội, khẳng định cái đạo đức sẵn sàng lập chiến công”. [25, tr.151].

Cảm hứng anh hùng, cảm hứng sử thi có một sức sống và bề dày đáng kể. Nó xuất hiện sớm trong lịch sử văn học, từ văn học dân gian đến văn học viết thời trung đại, và ngay cả thời hiện đại, ở một số nền văn học, đặc biệt là văn học Việt Nam.

Cảm hứng châm biếm:

Phủ định nhạo báng công phẫn mạnh mẽ và gay gắt nhất đối với những phương diện nhất định của đời sống xã hội” [Dẫn luận nghiên cứu VH, tr,170], ấy là cảm hứng châm biếm. Thái độ nhạo báng ấy xuất phát từ các tính cách của con người, vì nhà văn phát hiện ra rằng “sự trống rỗng hèn kém bên trong được che đậy bằng một vẻ bề ngoài có tham vọng”. Đó là khi con người quá kỳ vọng vào giá trị nhân cách của mình mà không ý thức được là những suy nghĩ, tình cảm, xu hướng của mình mâu thuẫn với thực tế, nhưng những người khác lại ý thức được chất hài trong hành vi của nó nên cười nhạo nó. Việc khám phá chất hài trong đời sống và tái

tạo nó trong tác phẩm văn học là do họ nhìn thấy sự không phù hợp giữa kì vọng và khả năng thực tế của con người.

Như vậy, cảm hứng châm biếm nảy sinh là do yếu tố khách quan của chất hài trong đời sống chứ không chỉ phụ thuộc vào sự tùy hứng của cá nhân nhà văn. Và cái bị châm biếm không phải là một con người hay một sự kiện riêng biệt nào mà nó là cái chung tiêu biểu của đời sống xã hội.

Cảm hứng châm biếm cũng xuất hiện sớm, đặc biệt, nó thường là tiếng nói của lớp người yếu thế trong xã hội, họ muốn phá vỡ cái trật tự hiện hành.

Cảm hứng bi kịch:

Cảm hứng bi kịch chính là bắt nguồn từ cái bi - một phạm trù thẩm mĩ và nó tập trung chủ yếu ở nội dung của tác phẩm văn học. Cảm hứng bi kịch của tác phẩm văn học bắt nguồn từ tư tưởng thế giới quan của nhà văn, nó có thể diễn ra ở hai khuynh hướng khác nhau: khẳng định hoặc phủ định. “Nhà văn có thể nhận thức được tính tiến bộ và chân thực lịch sử của những lí tưởng đạo đức cao cả mà, vì nó, nhân vật của nhà văn đã phải đấu tranh với bản thân, hoặc nhà văn lại nhận thức tính giả dối và sự tuyệt vọng lịch sử của những lí tưởng ấy” [25, tr.164].

Bản chất của cái bi là xung đột. Tình huống bi kịch xuất phát từ mâu thuẫn và đấu tranh trong ý thức của con người. Đó là những mâu thuẫn trong đời sống xã hội và trong đời sống riêng tư. Trong đời sống xã hội, xung đột bi kịch được xem là phổ biến và hết sức quan trọng, đó là sự mâu thuẫn giữa những “yêu cầu tất yếu về mặt lịch sử với việc không có khả năng thực hiện được các yêu cầu đó trong thực tiễn” [52, tr.159].

Cơ sở của cái bi là sự xung đột giữa “tự do và tất yếu” nên nó không hạn chế trong phạm vi một cá nhân. Có cái bi cá nhân trong tình yêu, gia đình, trong các mối quan hệ sinh hoạt đạo đức; có cả những cái bi lịch sử. Trong thực tế, có những tác phẩm văn học chỉ chủ yếu mô tả số phận bi kịch của cá nhân, có những tác phẩm chỉ dành để nói đến những xung đột xã hội - lịch sử và đồng thời cũng có những tác phẩm mà trong đó, đằng sau cái bi của cá nhân lại hiện ra những xung đột xã hội to lớn.

Bi kịch gắn liền với những mất mát, đau thương. Vì thế, nhân vật phải có sức mạnh, có phẩm chất cao cả, đại diện cho sự phát triển tiến bộ của lịch sử. Dẫu nhân vật Hamlet lâm vào khủng hoảng về tư tưởng, bi quan, thất vọng với đời nhưng về mặt đạo đức, anh ta đã chiến thắng được nỗi sợ hãi cái chết. Dẫu chỉ là một đứa trẻ lên bảy, nhưng cái Tý trong Tt đèn của Ngô Tất Tố còn giàu đức hy sinh hơn cả người lớn. Khi đã thấu hiểu cảnh ngộ của cha mẹ,

nhận ra tình thế đau đớn không tránh khỏi của gia đình mình, em đã chấp nhận để mẹ đem bán cho nhà Nghị Quế...

Trong tác phẩm văn học, cảm hứng bi kịch được thể hiện thông qua việc tập trung miêu tả những con người bất hạnh với những bi kịch của đời họ. Đấy có thể là “bi kịch của một thời con người tự hy sinh cá nhân để vươn tới cái tập thể một cách giản đơn, cứng nhắc để rồi suốt

đời thất bại (Thi xa vng). Đấy là cái bi kịch chấp chới giữa danh vọng và tình yêu với những tính toán thấp hèn không dám chịu trách nhiệm cuối cùng đều trở thành ảo ảnh cả (Bên kia b o vng). Đấy còn là những bi kịch của những ân hận xót xa, dằn vặt vì những lỗi lầm mà con người vô tình hay cố ý gây ra (Bc tranh, Con ăn cp)”… [9, tr.300].

Việc thể hiện những xung đột mang tính bi kịch trong nghệ thuật có ý nhận thức và giáo dục sâu sắc “Nó giúp chúng ta lĩnh hội cuộc sống trong sự phong phú, phức tạp có thật của nó,

đồng thời khơi dậy những tình cảm cao cả, lành mạnh, kích thích những hành động mãnh liệt và sự tham gia tích cực vào cuộc sống” [52, tr.160].

Cảm hứng phê phán:

Thuật ngữ phê phán không chỉ là phê phán cái sai, là phủ định một chiều, mà phê phán luôn bao hàm cả khen và chê, cả khẳng định và bác bỏ để phán đoán sự vật, tìm ra quy luật, vươn tới bộc lộ bản ngã đích thực của con người.

Có thể nói rằng phê phán là nghệ thuật xem xét và thẩm định giá trị, là thủ pháp dùng để mổ xẻ các hiện tượng, để tìm ra cái đúng, cái sai để con người có thể vượt qua chính mình trước tự nhiên và xã hội.

Trong tiểu thuyết hiện đại, cảm hứng phê phán không đơn giản chỉ là một nghệ thuật, một thủ pháp; nó có mục đích sâu sắc hơn với những nét đặc thù. Nó gắn liền với cái tôi sáng tạo, với ngôn ngữ và đặc trưng thể loại. Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết hiện đại, được nhìn nhận như một khả năng tự vấn của chủ thể sáng tạo, thể hiện ở hành động phê phán và tự phê phán, ở việc nhận thức và tự nhận thức, ở hoạt động đối thoại với xã hội và với chính mình.

Trong cuốn Cơ s lý lun văn hc, khi nói về “Vấn đề thể hiện cái tiêu cực”, tác giả Lê Đình Kỵ đã lưu ý rằng: “Nguyên lí phản ánh đời sống trong sự phát triển cách mạng, cũng không cho phép che đậy các mâu thuẫn thực tế, các mặt tiêu cực còn rơi rớt lại trong đời sống cách mạng”, cho nên “ vạch trần và thể hiện cái xấu không mâu thuẫn gì với cảm hứng khẳng định và lạc quan của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Còn Huỳnh Như Phương lại có quan niệm về cảm hứng phê phán như sau: “Tính khuynh hướng của tác phẩm không chỉ bộc lộ

qua việc miêu tả cái xấu, cái tiêu cực mà chính qua thái độ của tác giả đối với cái xấu và đối cuộc đấu tranh đẩy lùi cái xấu. Thái độ đó nói lên tính tích cực xã hội của nhà văn và tính tích cực của bản thân nền văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa”. (59, trang 3.)

Cảm hứng phê phán vừa phụ thuộc vào thái độ phán xử của nhà văn, vừa phụ thuộc vào đối tượng phê phán. Đối tượng phê phán ở đây chính là cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc sống. Cuộc sống lại luôn luôn vận động, phát triển không ngừng và luôn chứa đựng trong nó nhiều điều bí ẩn, nhiều tầng ý nghĩa, nên mục đích của cảm hứng phê phán là làm cho những mặt trái ấy phát lộ ra để có những biện pháp khắc phục, ngăn chặn kịp thời. Trong tiểu thuyết hiện đại, cảm hứng phê phán không chỉ xuất hiện từ góc nhìn đơn điệu mà rất đa dạng, hướng về cuộc đời, quan tâm tới số phận con người, phong tục tập quán, thế sự, đời tư…

Cảm hứng phê phán đóng vai trò vừa là yếu tố năng động của chủ thể, vừa là thành phần quan trọng của nội dung tư tưởng tác phẩm. Nó không đơn thuần là miêu tả cái ác, cái xấu mà đó cũng chính là cách thức để biểu hiện tính tích cực, tiến bộ.

Ngôn từ nghệ thuật phê phán không phải là ngôn từ đã trừu tượng hóa, thuần túy ngôn ngữ học mà là ngôn từ cụ thể bao hàm lời của tác giả, lời kể chuyện, lời nhân vật. Các loại hình lời nói và giọng điệu đó luôn luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Dù ở dạng thức nào, là lời tự phê, tự thú hay tự bạch của nhân vật thì ngôn từ ấy đều thấm đượm chất phê phán, tranh luận, phản biện với cái ngoài mình, cái không phải là mình, chứ không đơn thuần là lời độc thoại trữ tình thuần túy. Thông thường, trong tiểu thuyết mang cảm hứng phê phán, tác giả không nhập vai mà trao vai cho nhân vật. Mỗi nhân vật đều có lập trường, quan điểm phê phán riêng của mình. Vì thế, ngôn ngữ giao tiếp, tranh luận, phê phán giữa các nhân vật với nhau, giữa nhân vật với tác giả là ngôn từ đối đáp của những người khác nhau, những giọng điệu khác nhau, tạo thành lời văn nhiều giọng.

Hình tượng nhân vật phê phán trong tiểu thuyết mang cảm hứng phê phán thực chất là một con người sống đã được tiểu thuyết hóa, là một chủ thể, một tiếng nói phê phán của cái nhìn nghệ thuật, cảm hứng nghệ thuật, nguyên tắc miêu tả mang tính chất phê phán của nhà văn. Đặc điểm chủ yếu của hình tượng con người phê phán trong tiểu thuyết là sự tự giác, tự phê phán, tự soát xét lại bản thân, đánh giá toàn bộ tư tưởng, ngôn từ, hành động của mình và thế giới quanh mình. Vì vậy, nhân vật phê phán thường có những xung đột, mâu thuẫn từ trong sâu thẳm của đời sống bản ngã bên trong.

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT THẾ SỰ CỦA MA VĂN KHÁNG (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)