Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của tâm hồn nhân vật, là lời nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ những suy tư thầm kín, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý, nội tâm, mô phỏng
hoạt động, cảm xúc, suy nghĩ của con người. Độc thoại nội tâm thường diễn ra trong những lúc nhân vật suy tư, trăn trở về cuộc sống, về con người, về những hoàn cảnh mà mình phải chịu đựng, phải trải qua. Xu hướng để cho nhân vật nói về bản thân mình với tất cả sự chân thật là xu hướng khám phá phổ biến trong các tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng. Nhân vật tự nói về mình với lời lẽ đượm màu suy tư, chiêm nghiệm, mỗi lời nói có sức cô đọng của những trải nghiệm, của sự tinh tế, chứng tỏ ý thức về sự hiện hữu của cái tôi, của chủ thể trong truyện.
Sử dụng độc thoại nội tâm, Ma Văn Kháng đã hướng vào thế giới bên trong, khám phá chiều sâu tâm linh. Thế giới tinh thần con người vì thế mà trở nên thiêng liêng. Những cung bậc tình cảm: vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ, những trạng thái tinh thần của con người được bộc lộ.
Qua khảo sát tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, hình thức độc thoại nội tâm thường diễn ra dưới dạng là ý nghĩ, suy tư tự vấn, tình huống những giấc mơ. Do sự đổi mới nghệ thuật trần thuật theo hướng hiện đại là trần thuật đa điểm nhìn, nên hình thức độc thoại phổ biến trong tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng là hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp. Nội dung của những vấn đề độc thoại không chỉ hướng vào bản thân nhân vật, nhân vật tự khiển trách mình hay ngầm đánh giá về người khác, mà còn hướng tới những vấn đề xã hội cùng vấn đề nhân sinh rộng lớn. Độc thoại chủ yếu diễn ra ở những nhân vật có vốn sống phong phú, có sự tự ý thức về bản thân và cuộc sống nên mang đậm màu sắc triết lý. Kiểu dạng độc thoại chủ yếu là ý nghĩ, lời nói thầm bên trong.
“Chà, dám nghi ngờ những người lao động, thành phần cơ bản của xã hội ta, những xích lô, đồ tể, mõ làng… thì rõ ràng là giáo Tự rất kém cõi về quan điểm lập trường đấy! … Xét mọi mặt, anh ta đáng giá hơn mấy anh tiểu tư sản trí thức nhiều.
Trời! Có cuộc đánh tráo khái niệm nào tàn bạo như cuộc đánh tráo này? Cuộc đánh tráo
được biểu hiện như sau: Một ngày kia trong cơ thể con người có một cuộc nổi loạn; anh Tay và anh Chân gọi anh Não tới, ra lệnh: Mi chẳng tạo nên một giá trị gì ráo. Mi hãy xem: ta cuốc
đất, ta đập lúa. Còn mi? Mi ngồi mát ăn bát vàng trong bóng mát. Vậy từ nay mi phải chịu sự điều khiển của bọn tao!” [82, tr. 300, 301].
Đó là lời độc thoại của Tự, bộc lộ sự thất vọng, đau đớn trước sự lộn sòng của các chuẩn mực giá trị. Còn sau đây là lời độc thoại của Khiêm (Ngược dòng nước lũ), nó lại hé lộ cái bản lĩnh của con người không chịu khuất phục trước cái đen tối, bạo tàn:
“Nghĩa là, hỡi cuộc sống kia, ta chấp mi hết thẩy đó! ừ thì mi cứ tráo trở, lọc lừa đi! Ừ
thì mi cứ vu oan giáo họa! Ừ thì mi cứ tàn bạo, đểu giả. Ừ thì mi cứ việc giởđủ các thói đê hèn, bỉ tiện đi. Ta chấp nhận cuộc đối mặt với tất cả bọn mi. Và đời sống tinh thần tư tưởng ta, nhờ
sự đối mặt này mà trở nên giầu có vô cùng. Tâm hồn, đời sống bên trong của con người, nghĩ
cho cùng, là thứ của cải giá trị nhất. Nó là dấn vốn cố định. Nó không mất đi, không hao hụt. Nó ngày ngày được cộng thêm. Cộng thêm, kể cả những đớn đau, khổ ải của đời người…” [42, tr. 283].
Đem so sánh hai lời độc thoại này, cho thấy rằng, thế hệ Khiêm đã đón nhận cơn gió mới của nền kinh tế thị trường đầy rẫy những cám dỗ nhưng cũng là lúc ý thức cá nhân trong mỗi con người trỗi dậy mãnh liệt. Với Tự, anh chỉ biết khư khư giữ lấy cái phẩm giá, nhân cách của mình kẻo bị mài mòn, hoen ố. Còn Khiêm đã làm được nhiều hơn thế. Là một nhà văn, anh đã sử dụng văn chương như một thứ vũ khí lợi hại để chống lại cái xấu xa, cái tiêu cực.
Biện pháp độc thoại đã làm sống dậy thế giới tâm hồn phong phú và đa dạng của con người, tạo ra thế giới riêng trong mỗi con người. Trong tiểu thuyết thế sự của mình, Ma Văn Kháng đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện để khai thác và khám phá thế giới bên trong của nhân vật. Do có điều kiện tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật của các nền tiểu thuyết thế giới, đặc biệt là tiểu thuyết phương Tây nên đây cũng là một xu hướng độc thoại mới mẻ của văn xuôi đương đại. Cái thế giới tâm linh sâu thẳm bên trong của các nhân vật được thể hiện một cách rất thành thật và sinh động qua những lần độc thoại của họ.
Độc thoại nội tâm của Tự trong đêm không mang đến niềm hạnh phúc ân ái cho Xuyến, sau cuộc ái ân có cái kết thúc trơ trẽn ở trang 292 và 293 trong Đám cưới không có giấy giá thú, đã thể hiện rõ cái nỗi niềm trăm mối tơ vò của nhân vật; những ý nghĩ của Tự sau sự việc Cẩm sửa điểm cho học trò, khi ông Thống đang nằm viện ở trang 330-331 lại thể hiện nỗi đau day dứt của anh khi phải chứng kiến một thực tại lộn sòng: “Ở những nơi này chỉ có nghịch lý là được hoạt động. Ở những nơi này, cái hỗn độn thắng cái trật tự. Cái thật thua cái giả. Đạo
đức thua vô liêm. Ở những nơi này, chủ nghĩa nhân văn thua bạo chúa, kẻ dốt nát thống trị
người hiền tài. Ở những nơi này, con người, xã hội, đi lộn ngược, đi giật lùi” [82, tr.330]. Đó là sự trăn trở của một con người sống có lý tưởng, hoài bão, có tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời nhưng đành phải nhắm mắt làm ngơ. Cũng như bi kịch cuộc đời anh, anh không thể nào hóa giải nó. Đó là cái nhìn bất lực của Tự khi anh ý thức được thân phận bé nhỏ của bản thân, ý thức được cái đơn độc của mình trước thực tại.
Dưới đây lại là đoạn độc thoại của Liệu trong Ngược dòng nước lũ. Qua đó, người đọc hiểu rằng, Liệu đang day dứt về thân phận của mình, về cách hành xử với mọi người trước cuộc sống phức tạp hôm nay:
“... Liệu không ngu. Với ông Khiêm thì tâm phục khẩu phục thật đấy, thề thốt thật đấy, nhưng chả nhẽ lại chết chìm cùng ông anh. Giờ Khiêm có trách thằng em thì cũng đành thôi... Tùy thời mà chọn lựa cách sống mới là thức giả, mới là không bảo thủ chứ nhỉ? Ôi, cuộc sống sao mà phức tạp và ta thì sao lòng dạ chẳng lúc nào được thanh thản thế này?” [42, tr. 486, 487].
Nhiều đoạn độc thoại sắc cạnh mà đa nghĩa của nhân vật Lý (Mùa lá rụng trong vườn), đã cho thấy được cảm xúc thật mạnh mẽ trong con người này, cũng như gây nơi người đọc một ấn tượng khó quên. Lý từng nghĩ rằng “Thôi đi Sài Gòn một chuyến cùng anh ta cho đỡ buồn”. Một lời độc thoại gỏn lọn nhưng lại có ý nghĩa tô đậm bước ngoặt tâm lý buông xuôi của chị. Đọc Mùa là rụng trong vườn, ta bắt gặp rất nhiều lần câu nói của Lý: “Không hiểu tôi ăn phải bùa mê thuốc lú nào mà lại đâm đầu lấy ông, hả ông Đông?”. Câu nói này có khi là ngôn ngữ đối thoại, có khi là ngôn ngữ độc thoại. Nhưng dù đối thoại hay độc thoại thì câu nói ấy vẫn luôn toát lên một khát vọng sống cháy bỏng nơi con người Lý. Chị muốn sống với hiện tại, tận hưởng mọi khoái lạc ngay hôm nay, chứ không chờ đến tương lai, cũng không cần quay đầu nhìn về quá khứ, sống mòn theo nếp sống cũ mèm kiểu “giấy rách phải giữ lấy lề” mà ông Bằng thường răn dạy dâu con của mình.
Với hình thức độc thoại nội tâm đó, tác giả đã để cho nhân vật được bộc lộ mình, được nói bằng giọng điệu và suy nghĩ của chính mình. Vì thế, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên tính chất đa thanh của ngôn ngữ tiểu thuyết. Mặt khác, những đoạn độc thoại như thế của các nhân vật, cho thấy ý thức tỉnh táo, sáng suốt của con người trong việc “tự vấn” bản thân mình, vừa chứng tỏ sự tự nhận thức ở mỗi con người là một quá trình không dễ dàng.
Nhìn chung, ngôn ngữ độc thoại trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng đã thể hiện rõ tính cách, tâm lý cũng như đời sống nội tâm của nhân vật. Mỗi một nhân vật đều có ngôn ngữđộc thoại phù hợp với đặc điểm tính cách, phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng của họ.
Trên đây là những thành công đáng ghi nhận về phương diện ngôn ngữ trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công ấy, ở chỗ này chỗ kia, Ma Văn Kháng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Trong các tiểu thuyết, ở những đoạn đối thoại, có lúc, nhà văn hơi sa vào những cuộc tranh luận liên tiếp xảy ra trong tác phẩm. Những cuộc tranh luận giữa ông Cần và Trọng, giữa ông Cần và người nước ngoài (trang 155- 167), giữa ông Cần và ông Tiếu… đã làm cho không khí truyện ồn ào hẳn lên, khiến cho người đọc có cảm tưởng rằng dường như các nhân vật đã có một diễn đàn riêng, mỗi người đều phát biểu một quan điểm riêng của mình. Như thế, các nhân vật bỗng trở nên sơ lược, giản đơn trong mắt người đọc. Còn ở ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng có vấn đề cần lưu ý. Đã đành, loại
người nào thì ngôn ngữ ấy. Tục tĩu, bổ bã là ngôn ngữ của loại người kém đạo đức, kém văn hóa, nhưng đôi lúc, ở chỗ này chỗ kia, tác giả cũng “bật đèn xanh” quá nhiều cho loại ngôn ngữ này. Các nhân vật chửi rủa một cách khá thoải mái như ngoài đời, tiêu biểu là ở Mưa mùa hạ. Ngôn ngữ của một số nhân vật chính diện như Tự, Khiêm, Trọng, Thiêm… còn mờ nhòa màu sắc cá thể, chưa thực sự tinh, gọn trong nhiều cuộc đối thoại. Đôi khi ngôn ngữ của người kể chuyện giấu mặt vẫn còn chút gượng gạo, thô cứng nhưđoạn giới thiệu chuẩn bị cho nhân vật Thưởng xuất hiện trong Mưa mùa hạ:
“Trong danh sách những tên bất lương, bất tri ở thành phố này, Thưởng là một gã trẻ
tuổi rất đáng nêu danh. Thành phố có hơn một vạn cái xe máy, chiếc Hon-đa đỏ của Thưởng hoạt động hăng hái, ráo riết nhất.
Thật ra văn chương cần gì đếm xỉa đến loại hắn. Ông Đốt khuyên đại ý: miêu tả tâm lý bọn con buôn làm gì ! Nhưng vì Thưởng nằm trong một cơ cấu có quan hệ đến các nhân vật khác trong chuyện nên đành phải cho hắn ít dòng” [46, tr. 192].
Dẫu vậy, so với những thành công đã đạt được thì những hạn chế đó cũng không đáng kể, vì “cuộc đời thì rộng lớn, hai con mắt người dù to đến đâu cũng là có hạn”. Ngôn ngữ nhân vật mang màu sắc cá thể; ngôn ngữ người kể chuyện giàu chất thơ, gợi cảm thể hiện sự
tinh tế nhạy cảm, hướng tới lối kể chuyện đa điểm nhìn… những đặc điểm đó đã tạo nên tính chất đa âm, phức điệu cho tiểu thuyết. Có thể coi những thành công như trên về phương diện ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức sống lâu bền cho tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói chung và tiểu thuyết thế sự của ông nói riêng.
KẾT LUẬN
Thành công trên cả hai phương diện truyện ngắn và tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã thực sự có những đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Đặc biệt ở mảng tiểu thuyết thế sự, với những nét đặc trưng ở một số phương diện như đề tài, cảm hứng nghệ thuật và nhân vật, đặc trưng nghệ thuật (kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ), ông đã thực sự có những đóng góp quan trọng cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
1. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng được viết với hai đề tài tiêu biểu: đề tài dân tộc và miền núi, đề tài vềđời sống của người dân thành thị sau1975.
Ở mỗi một đề tài, tiểu thuyết cả Ma Văn Kháng đều có những nét đặc trưng và đóng góp riêng. Với đề tài dân tộc và miền núi, tiểu thuyết Ma Văn Kháng thực sự là bức tranh sắc nét về cuộc sống của đồng bào các dân tộc anh em ở vùng núi biên giới phía Bắc, cụ thể là ở Lào Cai. Góp phần làm phong phú thêm cho mảng văn học viết về miền núi. Với đề tài về đời sống của người dân thành thị sau 1975, Ma Văn Kháng được xem là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Ngòi bút của ông đã chạm đến những vấn đề nhức nhối của xã hội lúc bấy giờ. Ông tỏ ra rất nhạy cảm với những mặt trái của xã hội, đặc biệt là sự ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến đời sống của người dân. Khoảng cách giữa hai thế hệ trong gia đình, đạo đức ứng xử của con người, sự giữ gìn những chuẩn mực đạo đức, lối sống thực dụng coi trọng vật chất… là những vấn đề chính trong những tiểu thuyết viết về đề tài này của Ma Văn Kháng.
2. Có thể nhìn thấy sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người, cảm hứng nghệ thuật trong các sáng tác của Ma Văn Kháng qua hai giai đoạn sáng tác của ông. Ở giai đoạn đầu là vẫn là cảm hứng sử thi, quan niệm nghệ thuật về con người là con người cộng đồng, con người tập thể. Tư duy nghệ thuật Ma Văn Kháng thực sự có sự chuyển biến từ những năm 80, với sự đánh dấu bằng tiểu thuyết Mưa mùa hạ. Con người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng lúc này là con người cá thể được soi chiếu từ nhiều góc độ. Cảm hứng nghệ thuật chính trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng là cảm hứng phê phán, cảm hứng thế sự và cảm hứng bi kịch. Đây không phải là những dạng thức cảm hứng mới lạ trong văn học, nhưng trong tiểu thuyết thế sự Ma Văn Kháng chúng được thể hiện với những đặc trưng riêng.
3. Về mặt kết cấu, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có sự chuyển đổi rõ rệt khi chuyển từ tiểu thuyết sử thi sang tiểu thuyết thế sự, đời tư. Đó là sự chuyển đổi từ kết cấu sự kiện sang kết cấu số phận. Ông luôn luôn làm mới các tác phẩm của mình thông qua việc xây dựng kết cấu tác phẩm khá đa dạng, biến hóa. Có khi là kết cấu theo dòng đời nhân vật chính, theo trật tự
thời gian tuyến tính (kỹ sư Trọng - Mưa mùa hạ), có khi vừa vừa kết cấu theo dòng đời nhân vật chính vừa là kiểu kết cấu luận đề (Tự - Đám cưới không có giấy giá thú). Nhưng kiểu kết cấu mang tính đổi mới rõ nhất và thành công nhất trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng là kết cấu lắp ghép. Đây cũng chính là một kiểu kết cấu phổ biến của tiểu thuyết hiện đại. Và chính sự thành công của những tác phẩm Ma Văn Kháng được xây dựng theo hướng kết cấu này đã góp phần làm đa dạng, đổi mới kết cấu trong văn xuôi sau 1975.
4. Ngôn ngữ tiểu thuyết sống động, tự nhiên, tràn đầy cảm giác, giàu chất thơ. Tiểu thuyết thế sự tiếp cận xã hội chủ yếu là ở phương diện đời thường, hướng sự quan tâm đến những con người bình dân nên giọng văn của ông cũng khá đời thường. Trong việc xây dựng tính cách, tâm lý nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện giữ một vai trò không nhỏ. Thông qua ngôn ngữ nhân vật, chứng tỏ Ma Văn Kháng thực sự có tài trong việc xử lý ngôn ngữ, vì qua đó