Nhân vật bi kịch:

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT THẾ SỰ CỦA MA VĂN KHÁNG (Trang 56 - 60)

Từ Mưa mùa h, tiếp theo là Mùa lá rng trong vườn, Đám cưới không có giy giá thú, Gp g La Pan Tn, Ngược dòng nước lũ… tính hoành tráng và chất tượng trưng vẫn còn: không gian khá rộng (phố phường, dòng sông, con đê, trường học, cơ quan, gia đình), sự kiện lớn (bão lụt), nhân vật tập thể vẫn giữ một vị trí quan trọng, tổ mối thật trên đê và tổ mối trong lòng xã hội (tiêu cực). Tuy nhiên tất cả những điều ấy chỉ là một cái nền tương phản với những gì vặt vãnh, nhỏ bé nhưng lại rất nặng nề mà con người đang đối mặt hàng ngày trong đời thường. Đặt người trí thức trong tương quan giữa lý tưởng khoa học, đạo đức với một môi trường nhiễm độc, Ma Văn Kháng không chỉ tập trung phê phán cái tiêu cực mà chủ yếu thể hiện ý thức cá nhân với những véctơ ngược chiều là một tất yếu của cuộc sống hiện tại. Ở các tác phẩm này của Ma Văn Kháng, ta thấy kiểu loại nhân vật đã trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Bên cạnh nhân vật công – nông – binh là tầng lớp thị dân, đặc biệt nổi lên là nhân vật người trí thức – “điểm hội tụ của trình độ dân trí, thành hình mẫu của con đường tự hoàn thiện bản thân, thành lương tri và sự phản tỉnh của dân tộc, thành sức mạnh của nhân cách cá nhân” [28, tr.52], chúng tôi gọi đó là nhân vật bi kịch. Đây cũng chính là những nhân vật làm nên linh hồn cho tiểu thuyết thế sự của ông. Giống như cuộc đời, nhân vật người trí thức của Ma Văn Kháng cũng có tốt, có xấu, có thiện, có ác. Nhân vật dường như được chia thành hai tuyến rõ ràng. Một bên là những người như ông giáo Cần, Trọng, Thuận, Khiêm, Hoan, Luận, Phượng, Tự, Kha, Thiêm…; một bên là ông Quanh, Phù, Phô, Chánh, Hưng, Cẩm, Dương… Đều là trí thức xã hội chủ nghĩa, cùng cơ quan, xí nghiệp, cùng trường học, nhưng xem ra nhân cách của họ khác nhau, có sự chênh lệch rõ rệt. Tạm gọi họ là nhân vật trí thức chân chính và nhân vật đội lốt trí thức. Và nhìn chung trong tất cả các tác phẩm, ngòi bút của Ma Văn Kháng thường nghiêng hơn về phía các nhân vật trí thức chân chính.

Đó là những người kỹ sư, giáo viên, nhà báo, nhà văn. Và dù ở vị trí nào, họ cùng có một điểm chung là mang trong mình những phẩm chất có tính chất nền tảng của người trí thức truyền thống: học vấn, cái đức và cái tâm. Dù có lúc này lúc kia, nhưng cơ bản họ vẫn là những con người tài đức và luôn sống hết mình cho lý tưởng nghề nghiệp. Tự là một thầy giáo, với vốn tri thức uyên bác cùng những kinh nghiệm của mình đã khiến cho các giờ dạy văn của anh

trở “thành một cuộc săn tìm lý thú đến bất ngờ”, đã có những phút giây thăng hoa chìm đắm trong thế giới nghệ thuật, quên đi cái cuộc sống thực dụng, lọc lừa của đời thường, đã cho Thuật có được cảm giác “giàu lên ngập tràn”, như được “thay đổi kiến trúc tâm hồn”. Trọng - một kỹ sư, sống chủ yếu ngoài thân đê, một lòng sống chết với con đê Nguyên Lộc, say sưa với việc tìm tòi nghiên cứu những tổ mối trong thân đê gắn với đề tài khoa học mà anh đang theo đuổi. Anh làm việc quên mình với một tâm hồn trong sáng, và đang tự hoàn thiện bản thân mình. Còn Khiêm - một nhà văn sống hết mình với văn chương, “anh viết trong cơn vò xé tâm hồn, trong cuộc đối mặt với thời gian” và “đã đam mê theo đuổi cái đẹp của văn chương thì có thể quên hết mọi sự”. Mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, Thiêm đã không ngại khó khăn, tình nguyện lên bản Mèo La Pan Tẩn dể dạy học. Cả đời họ chưa một lần tỏ ra cẩu thả trong công việc, chưa một lần cảm thấy chán nản vì công việc. Nếu như những nhân vật trí thức của Nam Cao chỉ biết gặm nhấm nỗi buồn “đầu thai lầm thế kỷ” và cứđể mặc cho cuộc sống ấy “mòn đi, mốc lên, rỉ ra” thì nhân vật của Ma Văn Kháng lại là những người dám sống dấn thân, họ làm việc với “tinh thần thân tằm phải trả nợ dâu xanh” (chữ dùng của Lý Hoàn Thục Trâm).

Cố gắng sống chân thành với những người xung quanh, đề cao chuẩn mực đạo đức truyền thống nhưng những người trí thức của Ma Văn Kháng lại không có được phút giây thanh thản. Họ sống hướng nội, đa đoan, thậm chí phức tạp vì thế họ trở thành những con người cô đơn, cô đơn ngay chính trong ngôi nhà của mình. Bi kịch đến với họ. Tình yêu của Trọng tan vỡ khi người yêu phản bội chạy theo sự cám dỗ của vật chất, sự cuốn hút của đồng tiền; ở cơ quan anh bị cô lập bởi những mưu mô tính toán của kẻ tiểu nhân. Trước sự phản bội của người vợ, sự trở mặt của đồng nghiệp, Khiêm phải trở về quê tìm sự yên tĩnh, hạnh phúc. Tự lại mang bi kịch của “một cuốn sách hay để nhầm chỗ, một bữa tiệc dang dở, một đám cưới không thành”... Tất cả họ đều phải chịu những nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Không phải lần đầu tiên ta bắt gặp nỗi đau đó của những người trí thức, mà đã hơn một lần ta được chứng kiến cuộc sống của họ qua những tác phẩm của Nam Cao. Nhưng Thứ, Điền, Hộ…mang nỗi bi kịch từ chuyện cơm áo, khiến cho mộng đẹp tan vỡ, thảm hại đến “sống mòn”; còn Ma Văn Kháng đã cắt nghĩa những bi kịch của nhân vật mình gặp phải là do kết quả của sự bê bối, cẩu thả bất tài, sự hoành hành của cái ác, sự thấp kém về nhận thức của những con người nằm trong bộ máy quản lý xã hội.

Trong những tiểu thuyết thế sự của mình, để xây dựng thành công những nhân vật trí thức, Ma văn Kháng đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh. Đó được xem như là một phép thử đối với con người, kiểm nghiệm nhân cách của họ. Hầu hết các nhân vật như Tự, Trọng, Khiêm… đều

phải trải qua những hoàn cảnh thử thách, những cơn chấn thương nặng nề, nhưng cuối cùng họ đã vượt qua và giữđược mình. Chính nội lực của họ đã giúp họ vượt qua những hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Mặt khác, bên cạnh họ còn có những người cùng chí hướng luôn tin tưởng và hỗ trợ cho họ trong mọi hoàn cảnh, giúp họ có thêm nghị lực để luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện ở đời.

Họ là những người luôn có ý thức về giá trị tri thức của bản thân, giữ mình trước cái xô bồ, phức tạp, thực dụng của cuộc sống. Là những con người hiểu lẽ đời, sống thành thật với chính mình, với mọi người. Họ sống giữa cuộc sống này với tất cả những đam mê, khát vọng, tình yêu và bản năng. Và họ cũng là những con người hết sức nhạy cảm. Phần lớn những nhân vật trí thức chân chính của Ma Văn Kháng là nhà văn, nhà giáo, nhà báo - những nghề liên quan trực tiếp đến văn chương. Phải chăng vì thế mà trong các tác phẩm các nhân vật đều tỏ ra là những người rất ưa dùng triết lý, ham thích tranh luận, đối thoại. Thường thì họ hay viện dẫn ý của các nhà tư tưởng lớn trong câu chuyện của mình. Nhiều khi triết lý nhân vật trở nên thái quá, vì thế người đọc có cảm giác nặng nề, điển hình là lá thư của học trò gửi cho Tự (có đến 6/15 trang của lá thư chìm trong triết lý). Xin viện dẫn một số đoạn:

Đã có một thời lịch sử con người cố tạo ra sự hài hòa giữa duy lý và duy lợi. Ấy là khi Các Mác nêu khẩu hiệu: “Kết hợp chân lý khoa học và quyền lợi của giai cấp công nhân”. Các Mác rất coi trọng vấn đề lợi ích giai cấp…” [82, tr.373].

“…Những cái mà ta quen mồm gọi là “cực tả” ấy, thực chất là gì, nếu không phải là sự

ngu dốt, sự mù lòa trước thực tế lịch sử tiến hóa của nhân loại? Bởi vì lịch sử tiến hóa của nhân loại chính là quá trình hoàn thiện công cụ, quy trình, kỹ năng, phương pháp quản lý sản xuất - tức là qúa trình gia tăng các tri thức của con người về các quy luật tự nhiên và xã hội…” [82, tr.374].

Khi đọc các tiểu thuyết của Nguyễn Khải, người đọc cũng nhận thấy ở nhà văn này một giọng văn giàu chất triết lý, và ông chính là người đứng ra bình luận, nêu triết lý. Còn Ma Văn Kháng lại khác, ông trao cho nhân vật cái quyền bình luận, nêu triết lý, để thông qua đó phát biểu tư tưởng của mình. Về vấn đề này, tác giả Đỗ Hải Ninh cho rằng nó “tạo nên một phong cách riêng trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, tạo cái “đủng đỉnh” trước mỗi tình tiết hay sự kiện của tác phẩm: nhìn trước, ngó sau, xuyên sâu vào từng ngõ ngách và lý giải” [58, tr.65 - 71]. Mỗi nhân vật trong mỗi tác phẩm được tác giả khắc họa khác nhau, nhưng nhìn chung nhân vật trí thức trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng rất gần với kiểu nhân vật tư tưởng - “loại nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần xã hội

[64, tr.201]. Kiểu mẫu con người mới sau chiến tranh, sống hết mình vì sự nghiệp chung, đam mê công việc đến quên mình được tác giả gửi gắm vào nhân vật Trọng. Trong cơn chấn động của xã hội, truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình đang bị lung lay bởi nền kinh tế thị trường, bởi con người không còn đứng vững trước sự cám dỗ của vật chất thì Luận, Phượng, Hoài.. là hiện thân cho sự giữ gìn đạo lý. Vấn đề của thầy giáo Tự lại là sựđổ vỡ niềm tin…

Nhìn chung thì những nhân vật trí thức chân chính của Ma Văn Kháng là những con người thụ động và cuộc đời họ thường gặp thất bại. Mặc dù Tự nhận ra được chân tướng của những kẻ xấu xa quanh mình nhưng anh vẫn hy vọng có ngày tìm được sự hòa đồng giữa anh và họ. Sống bên cạnh một bà chị dâu năng động, tháo vát như Lý, ta thấy Phượng chỉ biết sống nhờ vào lòng tốt và sự bằng lòng với hiện tại. Khi bị hãm hại một cách oan ức, đến mức bịđuổi việc, phải trở về quê, ta vẫn không thấy ở Khiêm chút tư tưởng đấu tranh nào.... Bi kịch của Giang Minh Sài trong Thi xa vng của Lê Lựu là do hôn nhân cưỡng ép, nhưng với cả Tự và Khiêm họ đều tự nguyện kết hôn, vậy mà vẫn không tìm thấy hạnh phúc, không thể hòa hợp trong đời sống vợ chồng. Là một kỹ sư giỏi, sống có trách nhiệm nhưng Trọng cũng bị Loan phản bội…

Bằng những trải nghiệm của mình, Ma Văn Kháng đã phát hiện ra nhân vật tri thức cũng có nhiều loại và không thể đồng nhất. Bên cạnh những nhân vật trí thức chân chính như đã tìm hiểu ở trên, còn có những chân dung nhân vật đội lốt trí thức. Loại nhân vật này rất đa dạng về nghề nghiệp, chức danh. Đó là những con người bất tài, vô dụng, độc ác như ông Chánh, Hưng, Tiến, ông Hảo… trong Mưa mùa h; những con người dốt nát, cậy quyền, mưu mô như Lại, Cẩm, Dương… trong Đám cưới không có giy giá thú; Bí thư Đường Xuân Ân, đặc phái Quốc Thanh, Trần Đổng- trưởng phòng giáo dục (Gp g La Pan Tn), những Phô, Khoái, Quanh, Liệu, Phù… dung tục, thô bỉ trong Ngược dòng nước lũ.

Có vẻ như Ma Văn Kháng quan niệm rằng, đã là cái xấu thì không thể chạm được đến cái đẹp. Bấy nhiêu con người ấy đã xấu là xấu từ trong ra ngoài., từ trong lịch sử bản thân đến hành vi biểu hiện. Chỉ cần qua một nét ngoại hình, một lời nói, một hành động là có thể nhận ra họ. Hơn thế, khi miêu tả, khám phá những con người này, Ma Văn Kháng thường thể hiện trong mối tương quan với những nhân vật trí thức chân chính. Đặt cái xấu bên cạnh cái đẹp để chúng tự thân soi chiếu cho nhau. Cái đẹp của nhân cách, của tài năng ở những con người như Trọng, Tự, Khiêm… được đặt đối lập với Hưng, Cẩm, Quanh… nhằm khẳng định giá trị và sức mạnh của cái đẹp, cái chân chính.

Thời kỳ kháng chiến, văn học gắn liền với nhiệm vụ chính trị, hình ảnh trung tâm phải là người chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận, nên dù có xuất hiện trong văn học thì chân dung những người trí thức cũng rất nhạt nhòa. Nhưng dù thế nào thì đội ngũ trí thức bao giờ cũng là một bộ phận tinh túy của xã hội, nên sự xuất hiện trở lại khá sôi nổi của nhân vật người trí thức trong văn xuôi sau 1975 cũng là điều tất yếu. Với sự quan tâm đặc biệt của mình về cuộc đời và số phận của họ, Ma Văn Kháng đã thực sự làm cho hình ảnh người trí thức nổi bật trong văn xuôi đương đại. Các tiểu thuyết của ông đã phần nào lấp được chỗ khuyết của văn học một thời.

Dẫu còn nhiều hạn chế, chưa thực sự có một nhân vật nào mang tầm khái quát, điển hình, nhưng qua hình tượng người trí thức, Ma Văn Kháng đã thể hiện được cái tâm, cái bản lĩnh của người cầm bút với cái nhìn thực tế không hề né tránh. “Nâng niu trân trọng những giá trị tinh thần truyền thống, Ma Văn Kháng càng hết sức lo lắng cho cái đời sống thành thị với một bộ

phận dân cư đang dần dần bị chi phối bởi một lối sống xô bồ, chỉ biết chạy theo đồng tiền mà quên đi mọi đạo lí trên đời” [28, tr.52]. Tiếp cận những nhân vật trí thức chân chính của Ma Văn Kháng, chúng ta có quyền tin và hy vọng về giá trị vĩnh hằng của cái đẹp nhân cách và tài năng.

Khi chuyển từđề tài nông thôn miền núi về phía thành thị cùng với nhân vật trung tâm là thị dân và trí thức, Ma Văn Kháng dường như đã bắt kịp nhịp đi của thời đại mới. Không chỉ thế, ông còn là người mở đường cho tiểu thuyết những năm 80 hướng về mảng đề tài mới - đề tài trí thức nhìn từ góc độ đời thường. Dẫu nhân vật trí thức chân chính được Ma Văn Kháng thể hiện còn mang tính chất một chiều, nhưng qua đó đã thể hiện được một phong cách riêng của ông. Đó là những con người sống với lòng tốt tuyệt đối và không bị chi phối bởi hoàn cảnh, vì thế khi đọc tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, người đọc như tìm được cảm giác yên tâm, như được thanh lọc tâm hồn.

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT THẾ SỰ CỦA MA VĂN KHÁNG (Trang 56 - 60)