Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại BVHN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội (Trang 50 - 63)

1. Công tác khai thác.

1.1. Quy trình khai thác.

Khâu đầu tiên của một quy trình khai thác luôn là công tác khai thác. Công tác khai thác bảo hiểm thân tàu được thực hiện qua sáu bước lớn như sau:

1.1.1. Thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng.

Thông tin khách hàng là căn cứ quan trọng cho việc phân tích đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định bảo hiểm sau này. Chính vì thế, doanh nghiệp phải thu thập càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Các nguồn thông tin khách hàng gồm:

- Các cơ quan liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước về tàu biển, ngân hàng, quỹ hỗ trợ đầu tư, các nhà máy đóng tàu…Tiếp xúc với các cơ quan này, doanh nghiệp sẽ có được nhiều thông tin hữu ích về việc mua mới, đóng mới tàu hoặc các tàu chưa tham gia bảo hiểm…

- Đại lý, cộng tác viên, nhà môi giới: Đây là những người gần gũi nhất với khách hàng, họ có thể nắm bắt nhiều thông tin bổ ích và chính xác về đặc điểm khách hàng, nhu cầu khách hàng…

- Khách hàng: Khách hàng chính là đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng tới, việc tiếp xúc với họ là vô cùng cần thiết. Thông qua tiếp xúc với khách hàng, doanh nghiệp sẽ thu thập được nhiều thông tin phản hổi từ phía họ như: nhu cầu, thị hiếu, thắc mắc về sản phẩm, yêu cầu đối với công ty, đối với sản phẩm…Các bản câu hỏi, các phiếu điều tra…là phương tiện được sử dụng để thu thập thông tin khách hàng.

1.2. Phân tích, đánh giá rủi ro.

- Tập hợp các số liệu thống kê đã thu được trong bước 1. Tiến hành phân tích thông tin và đưa ra các kiến nghị cho lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro.

- Khai thác viên dựa trên các thông tin đã phân tích ở trên để bước đầu tự đánh giá rủi ro rồi đưa ra một mức chào phí hợp lý cho đối tượng bảo hiểm.

- Khai thác viên, giám định viên hoặc cán bộ đánh giá rủi ro của các cơ quan chuyên môn (nếu cần) tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bảo hiểm để đưa ra đánh giá chính xác về rủi ro.

1.3. Xem xét đề nghị bảo hiểm.

Đây là một bước đệm, có ảnh hưởng lớn đến quyết định bảo hiểm ở bước sau. Trong bước này, phải đưa ra mức phí và thông bảo mức phí này cộng với điều kiện bảo hiểm cho khách hàng. Mức phí và điều kiện bảo hiểm được đưa ra trên cơ sở cân nhắc chính sách khách hàng, báo cáo đánh giá rủi ro…

Khi đưa ra mức phí cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Trong nhiều trường hợp, khi đưa ra mức phí phải tham khảo mức phí tái bảo hiểm. Việc tham khảo phí tái bảo hiểm đặc biệt có ý nghĩa với các hợp đồng có giá trị bảo hiểm quá lớn vượt quá khả năng quản lý của doanh nghiệp.

- Với các tàu, trước đây tham gia bảo hiểm ở công ty bảo hiểm khác (nằm ngoài hệ thống của BVHN) thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình tài chính chủ tàu, tình hình tổn thất, thanh toán phí bảo hiểm…

- Với các tàu, trước đây tham gia bảo hiểm tại chi nhánh khác của BVHN thì phải tìm hiều nguyên nhân tại sao muốn đổi để đưa ra quyết định hợp lý.

1.4. Ra quyết định bảo hiểm.

Trong bước này, doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định về việc có nhận bảo hiểm cho đối tượng hay không. Đây là một việc khó đòi hỏi phải

được xem xét kỹ lưỡng dựa trên các thông tin đã thu thập và phân tích được ở trên.

Để đi đến quyết định bảo hiểm thông thường đôi bên phải tiến hành đàm phán. Việc đàm phán được tiến hành khi khách hàng không chấp nhận mức phí, các điều kiện bảo hiểm mà BVHN đưa ra ở bước trên. Trong quá trình đàm phán phải chú ý đến các yếu tố liên quan như quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hồ sơ khách hàng, chính sách khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm đầu tiên… để đưa ra mức chào phí phù hợp, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.

1.5. Cấp đơn bảo hiểm.

Sau khi cả hai bên đã thống nhất về mức phí và các điều kiện bảo hiểm thỏa thuận trong bước trên, BVHN sẽ yêu cầu khách hàng gửi “Giấy yêu cầu bảo hiểm” chính thức có ký tên đóng dấu rõ ràng.

Sau khi nhận được “Giấy yêu cầu bảo hiểm” đạt yêu cầu, BVHN sẽ tiến hành cấp đơn bảo hiểm thân tàu cho khách hàng. Một quy trình cấp đơn bảo hiểm đầy đủ gồm ba bước sau:

* Bước 1: Kiểm tra giấy tờ, kiểm tra tàu.

Nhận và kiểm tra tính hợp lệ của giấy yêu cầu bảo hiểm. Một giấy yêu cầu bảo hiểm hợp lệ phải có đầy đủ các thông tin sau:

- Tên người được bảo hiểm;

- Tên tàu, các đặc điểm nổi bật của tàu: quốc tịch, năm đóng, nơi đóng, loại tàu, trọng tải, cảng đăng ký…;

- Giá trị tàu, giá trị bảo hiểm; - Điều kiện tham gia bảo hiểm; - Phạm vi hoạt động của tàu; - Thời hạn tham gia bảo hiểm;

Sau khi kiểm tra giấy yêu cầu bảo hiểm, BVHN sẽ tiến hành kiểm tra tàu nếu thấy cần thiết. Với các tàu lần đầu tiên tham gia bảo hiểm tại BVHN, hoặc đã từng tham gia trước đây nhưng không liên tục thì việc kiểm tra tàu là yêu cầu bắt buộc. Với các tàu quốc tịch nước ngoài và có giấy chứng nhận

đăng kiểm của các hãng đăng kiểm quốc tế uy tín thì có thể dựa vào hồ sơ đăng kiểm mà không cần kiểm tra tàu.

* Bước 2: Cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

Khi giấy yêu cầu bảo hiểm và tình trạng của tàu đã được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn thì BVHN sẽ căn cứ trên giấy yêu cầu bảo hiểm để cấp đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm hợp lệ. Mọi trường hợp từ chối bảo hiểm hoặc chậm chễ phải có văn bản thông báo lí do cho khách hàng.

* Bước 3: Thông báo thu phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm.

Sau khi hợp đồng bảo hiểm thân tàu có hiệu lực, BVHN sẽ có thông báo thu phí bảo hiểm cho khách hàng. Thông báo thu phí phải bám sát những thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết và thể hiện đầy đủ các nội dung:

- Tên tàu bảo hiểm, số đơn bảo hiểm; - Thời hạn bảo hiểm;

- Cách tính phí; - Số tài khoản;

- Ấn định thời gian, thời hạn nộp phí;

Trường hợp khách hàng có thông báo hủy hợp đồng bảo hiểm hoặc tàu ngừng hoạt động thì BVHN sẽ tiến hành hoàn phí bảo hiểm cho khách hàng theo đúng những thỏa thuận đã có trong hợp đồng.

. Một hợp đồng đã được ký kết phải được theo dõi trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Theo dõi hợp đồng bao gồm các công việc sau:

- Theo dõi đối tượng được bảo hiểm, đôn đốc việc thu phí bảo hiểm đảm bảo đúng tiến độ;

- Sửa đổi, bổ sung các điều kiện bảo hiểm, các quy định của hợp đồng… theo yêu cầu của người được bảo hiểm, các nhà nhận tái bảo hiểm hoặc thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

1.6. kết quả công tác khai thác nghiệp vụ tại BVHN.

BVHN là một trong những công ty đầu tiên tham gia thị trường bảo hiểm thân tàu nước ta. Trong hơn mười năm họat động trên thị trường, BVHN đã khẳng định được vị thế dẫn đầu thị trường của mình với thị phần ổn định và có tiềm năng tăng trưởng lớn. Năm 2007, BVHN chiếm hơn 33% thị phần thị trường bảo hiểm hàng hải trong nước. Con số này năm 2008 là 32,20%.

Bàng 2.1: Kết quả khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm thân tàu tại BVHN 2005 - 2009.

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

1 Doanh thu phí NV Tỷ đ 8.37 9.68 21.87 26.25 36.35

2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh

thu phí NV % _ 115.65 225.92 120.02 138.47

3 Tổng doanh thu phí toàn

công ty Tỷ đ 178.92 6 201.421 238.61 7 286.60 8 335.45 1 4 Tỷ trọng doanh thu phí NV % 4.68 4.806 9.1653 9.1588 10.836 5 Số HĐ khai thác HĐ 71 72 126 130 132 6 DT phí/1 HĐBH Tỷ đ 0,118 0,134 0.173 0.202 0,275

(Nguồn: ban hàng hải BVHN)

Trong đó:

- Tỷ lệ tăng trưởng NV = (Phí năm báo cáo/ phí năm gốc) * 100% - Tỷ trọng phí NV = ( phí NV/ Tổng doanh thu phí) * 100%

Bảng 2.1 cho thấy, trong năm năm 2005 – 2009, tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có diễn biến rất khả quan. Doanh thu phí liên tục tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng luôn trên 100%. Năm 2006 doanh thu tăng ổn định và nhẹ nhàng. Năm 2007 tăng đột biến với tốc độ là 225.92% .Năm 2008 và 2009 có mức tăng trưởng cao lần lượt là 120.02% và 138.47%

Sư tăng đột biến diễn ra trong các năm 2007, 2008 và 2009 là kết quả của nhiều yếu tố. Cuối năm 2006 Bảo Việt chính thức được cổ phần hóa. Kể từ đây, lịch sử Bảo Việt bước sang một trang mới. Mô hình cô ty cổ phần,

Cơ cấu bộ máy được tổ chức hợp lý đạt tiêu chuẩn ISO về quản lý đã trở thành điểm tựa lớn cho nhiều bước nhảy vọt của BVHN trong tương lai. Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2007 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng đột biến trên. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường bảo hiểm. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với BVHN. Kết quả đạt được của nghiệp vụ cho thấy sự thích nghi của BVHN trong điệu kiện mới.

Hàng năm số hợp đồng mà công ty khai thác được luôn tăng. Đồng thời số phí bảo hiểm trung bình một hợp đồng khai thác cũng tăng. Điều này chứng tỏ càng ngày BVHN càng có khả năng khai thác được các hợp đồng lớn hơn. Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm bình quân một hợp đồng năm 2005 chỉ là 0,118 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên 0,157 tỷ đồng và đạt mức 0,275 tỷ đồng.

Từ bảng 2.2 ta có thể thấy, nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu là một sản phẩm quan trọng, giữ vị trí chiến lược trong cơ cấu sản phẩm của BVHN. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu “Tỷ trọng phí nghiệp vụ”. Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của công ty qua các năm. Cùng với bảo hiểm năng lượng và bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm thân tàu nói riêng và bảo hiểm hàng hải nói chung là những sản phẩm thế mạnh của BVHN, góp phần giúp BVHN giữ vững vị trí số một về bảo hiểm công nghiệp trong nước.

Bảng 2.3: Thị phần của Bảo Việt trên thị trường bảo hiểm hàng hải 2005 – 2009.

STT Tên doanh nghiệp 2005 2006 2007 2008 2009

1 Bảo Việt 35.08 37.24 31.01 31.49 31.89

2 PVI 33.77 33.78 35.92 34.01 32.20

3 PJICO 15,68 12,54 13,58 12,27 9,33

6 Các công ty khác 15,47 16,44 19,01 22,94 26,58

7 Tổng cộng 100 100 100 100 100

Nguồn: Ban hàng hải BVHN.

Nhìn vào bảng 2.3, ta có thể thấy vị trí số một của BVHN trên thị trường bảo hiểm hàng hải nói chung và thị trường bảo hiểm thân tàu nói riêng là hoàn toàn không thể phủ nhận. Dễ dàng ta nhận thấy giai đoạn 2005 – 2006, vị trí dẫn đầu thị trường thuộc về Bảo Việt. Nhưng kể từ năm 2006 ta gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của PVI

Sở dĩ năm 2007, 2008 và 2009 có sự suy giảm thị phần là do số lượng mới các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Số công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường qua các năm 2006, 2007 lần lượt là 21 công ty và 23 công ty. Ví dụ như: Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần bao rhiểm Bảo Tín, ACE, Liberty Mutual…

Bảng 2.3 còn cho thấy, PVI và Bảo Minh là hai đối thủ cạnh tranh lớn của BVHN trên thị trường Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình BVHN phải hết sức chú ý tới hai đơn vị này.

2. Công tác giám định.

Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu có số tiền bảo hiểm rất lớn, rủi ro cao, tổn thất lớn bởi vậy công tác giám định có vị trí rất quan trọng trong quy trình khai thác của nghiệp vụ. Việc giám định được tiến hành qua một quy trình gồm năm bước sau:

2.1. Bước1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng.

Khi tổn thất xảy ra, khách hàng phải nhanh chóng thông báo về tổn thất bằng văn bản cho BVHN (ban quản lý rủi ro và bồi thường). Khi đã nhận được thông tin từ khách hàng, BVHN sẽ thông báo cho các bên có liên quan để phối hợp xử lý kịp thời đảm bảo lợi ích khách hàng. Trường hợp, BVHN làm đại lý giám định cho các công ty bảo hiểm khác thì công tác giám định ngoài việc phải bám sát giấy yêu cầu giám định còn cần chú ý yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm đó.

Nếu từ chối giấm định, nhân viên giám định hoặc người tiếp nhận giấy yêu cầu giám định phải có thông báo về lý do cụ thể cho khách hàng.

2.2. Bước 2: Hướng dẫn xử lý ban đầu.

Dựa trên các thông tin ban đầu do khách hàng cung cấp về tổn thất, BVHN sẽ có những chỉ dẫn xử lý ban đầu theo đúng quy tắc bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng tham gia. Bên cạnh đó trong bước này BVHN còn tiến hành các công việc sau:

- Thông báo cho các bên có liên quan tới việc xử lý tổn thất; - Kiểm tra các giấy tờ, tài liệu liên quan đến con tàu bị tổn thất;

- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tớ pháp lý lý liên quan đến khiếu nại, tranh chấp với bên thứ ba;

- Chuẩn bị hiện trường: Thời gian, địa điểm, các bên có mặt…

- Nếu tổn thất quá phức tạp và nằm ngoài khả năng giám định của công ty thì có thể thuê giám định ngoài;

2.3. Bước 3: Tiến hành giám định.

Việc tiến hành giám định nhằm xác định mức độ tổn thất và nguyên nhân tổn thất. Việc xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất có vai trò rất lớn giúp doanh nghiệp ước tính chính xác chi phí sửa chữa tạm thời và chính thức, đề xuất hướng xử lý giải quyết tổn thất vừa đảm lợi ích khách hàng vừa tiết kiệm chi phí.

Giám định bao gồm giám định tàu tham gia bảo hiểm và giám định tổn thất:

* Giám định tàu tham gia bảo hiểm:

- Kiểm tra tất cả các giấy tờ có liên quan đến tàu;

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tàu: vỏ tàu, máy tàu, boong tàu, các trang thiết bị như hệ thống cứu hỏa, neo, lái, thiết bị cứu sinh…

* Giám định tổn thất:

- Yêu cầu thuyền trưởng báo cáo lại diễn biến sự cố tai nạn; - Kiểm tra hồ sơ đăng kiểm của tàu;

- Kiểm tra nhật kí hàng hải;

- Tiến hành giám định tại hiện trường xảy ra sự cố, tại nan;

2.4. Bước 4: Lập biên bản giám định tổn thất.

Biên bản giám định tổn thất phải đảm bảo tính trung thực và có đầy đủ các nội dung sau:

- Ngày, giời giám định, các thành viên ban giám định; - Đặc điểm tàu, thuyền bị tai nan;

- Diễn biến trước, trong và sau tai nạn; - Mức độ tổn thất;

- Nguyên nhân tổn thất;

- Kiến nghị và ý kiến đề xuất của giám định viên về việc xử lý tai nạn;

2.5. Bước 5: Cấp biên bản giám định và thu phí giám định.

Biên bản giám định dự thảo đã được lập ở bước trên sẽ được trình lãnh đạo công ty để ký xác nhận. Sau đó công ty sẽ cấp biên bản giám định chính thức cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội (Trang 50 - 63)