Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội (Trang 46 - 50)

bảo hiểm thân tàu tại BVHN.

1 Thị trường bảo hiểm thân tàu Việt Nam.

1.1. Thị trường nhiều tiềm năng.

Trong những năm vừa qua đội tàu biển Việt Nam ngày càng phát triển cả về số lượng và giá trị. Có thể thấy trong những năm gần đây giá sắt thép đã tăng cao. Nhìn chung, điều này khiến giá trị đội tàu biển Việt Nam tăng lên rất cao.

Trong năm 2008, hàng loạt tàu có giá trị thị trường cũng như giá trị tham gia bảo hiểm rất lớn đã được bổ sung cho đội tàu biển Việt Nam. Có thể kể đến như: Vinashin Melody (55 triệu USD), PVT Dragon (55 triệu USD), Lucky star (79 triệu USD), Nosco Glory (80 triệu USD), Harmony Falcon (33 triệu USD), Neptume star (30.6 triệu USD)…

Bên cạnh những hứa hẹn tiềm năng rộng mở của thị trường thì chúng ta không thể bỏ qua nhược điểm lớn của đội tàu Việt Nam là đội tàu già. Và hệ quả tất yếu của nó là tỷ lệ tổn thất cao. Có thể lấy vài ví dụ về tổn thất sau: Tàu khách Hoa Sen bị nứt đáy àu ngày 17/02/2008, ước tính sso thiều bồi thường gần 500.000 USD; Tàu Vinalines Sài Gòn bị hỏng máy ngày 25/05/2008, ước tính tổng chi phí khắc phục sự cố lên tới hơn 500.000 USD…

1.2. Mức khấu trừ thấp và cạnh tranh gay gắt.

Thị trường bảo hiểm thân tàu Việt Nam trong những năm qua diễn ra khá sôi động với sự tham gia của một số lượng khá lớn các doanh nghiệp

bảo hiểm với đủ loại thành phần. Điều này tất yếu dẫn đến việc cạnh tranh quyết liệt và sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực.

Tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường được thể hiện ở việc các chủ tàu yêu cầu đấu thầu giữa các nhà bảo hiểm không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Mặc dù mức phí do các công ty bảo hiểm nước ngoài thấp hơn không đáng kế, nhưng bất lợi đối với các công ty trong nước trong cạnh tranh với các công ty nước ngoài là các công ty bảo hiểm nước ngoài thường đưa ra mức khấu trừ cao hơn nhiều.

Mức khấu trừ phổ biến trên thị trường Việt Nam là khoảng 3.000 USD/vụ tổn thất. Mức khấu trừ này được coi là quá thấp trong điều kiện chi phí sửa chữa và nguyên vật liệu ngày càng cao, đặc biệt đối với các tàu lớn. Tâm lý chung là các nhà tái bảo hiểm nước ngoài thường không nhận tái các đơn bảo hiểm có mức khấu trừ quá thấp. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho các nhà bảo hiểm trong nước. Khó khăn ở chỗ, nhiều khi thu xếp được một đơn bảo hiểm thân tàu có giá trị lớn nhưng do mức khấu trừ quá thấp mà các công ty tái bảo hiểm nước ngoài không nhận tái. Lúc này các công ty trong nước buộc phải che sẻ rủi ro với nhau. Hoặc nếu các công ty tái bảo hiểm nước ngoài có nhận tái thì cũng theo phương pháp vượt mức bồi thường, phí nhượng tái sẽ cao nhiều khi chỉ thấp hơn phí bảo hiểm gốc chút ít.

1.3. Yêu cầu giảm số tiền bảo hiểm thân tàu_xu thế thị trường 2009.

Những tháng cuối năm 2008, thị trường bảo hiểm thân tàu đứng trước yêu cầu giảm số tiền bảo hiểm. Các yêu cầu này tiếp tục đước đưa ra trong mùa tái tục 2009. Trong mấy tháng đầu năm 2009, trung bình số tiền bảo hiểm thân tàu đã giảm khoảng 40%, cá biệt có một vài chủ tàu yêu cầu giảm số tiền bảo hiểm tới 75% so với năm 2008.

Phí bảo hiểm thân tàu trên thị trường Việt Nam được tính bằng số tiền bảo hiểm nhân với tỷ lệ phí. Trong khi thế giới tính phí bảo hiểm cho tổn thất bộ phận (dựa trên quy mô của tàu) và phí bảo hiểm cho tổn thất toàn bộ (dựa trên giá trị tham gia bảo hiểm). Do đó, trong khi số tiền tham gia bảo

hiểm giảm mạnh do khấu hao hàng năm, do giảm giá thị trường...thì tàu càng nhiều tuổi, rủi ro ngày càng lớn thì tỷ lệ phí lại bị giảm do sức ép cạnh tranh.

2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụbảo hiểm thân tàu tại BVHN. bảo hiểm thân tàu tại BVHN.

2.1. Thuận lợi.

* Chủ quan:

Là một công ty con tiêu biểu trực thuộc tổng cụng ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt, Bảo Việt Hà Nội có được ưu thế rất lớn đó là sự hậu thuẫn của Bảo Việt trong các hoạt động kinh doanh của mình. Uy tín của Bảo Việt tạo ra một niềm tin lớn trong công chúng, đây là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác khai thác thị trường bảo hiểm cũng như trong triển khai tất cả các nghiệp vụ khác.

Hơn nữa, địa bàn kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội lại chính là trung tâm kinh tế thương mại của cả nước, trụ sở chính của các công ty lớn, những ngành quan trọng đầu não đều được đặt tại đây. Chính vì vậy mà Công ty có cơ hội khai thác được những hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và khi cần giải quyết các khiếu nại bồi thường thì rất thuận tiện về mặt thủ tục pháp lý...

Những mối quan hệ tốt với những cấp chính quyền cơ sở, với các cơ quan liên quan... cũng là một lợi thế rất lớn mà Bảo Việt Hà Nội có được, điều đó cực kỳ cần thiết trong kinh doanh bảo hiểm, một ngành mà sản phẩm của nó vốn rất trìu tượng.

* Khách quan:

Tiềm năng to lớn của thị trường trong nước cũng đem lại cho BVHN những cơ hội lớn để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua cạnh tranh (nhất là từ sau khi nước ta trở thành thành viên của WTO) BVHN còn có cơ hội học tập kinh nghiệp của các doanh nghiệp bảo hiểm nước

ngoài mới gia nhập thị trường…từng bước vơn ra biển lớn_thị trường khu vực và quốc tế.

2.2. Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi mà ta không thể không nhắc tới những khó khăn. Dựa trên những phân tích về tổng quan thị trường ở trên thì trong công tác triên khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu, BVHN gặp những khó khăn sau:

*Khách quan:

Thứ nhất: Điều kiện kinh tế vĩ mô có nhiều biến động lớn, khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Điều này phần nào ảnh hưởng tới việc khai thác bảo hiểm của BVHN.

Thứ hai: Đội tàu biển già, rủi ro cao tổn thất lớn là những đặc điểm nổi bật của đội tàu biển Việt Nam. Điều này, vô hình chung đã làm tăng chi phí triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu (chi phí bồi thường cao), lợi nhuận giảm.

Thứ ba: Cạnh tranh gay gắt trên thị trường đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Mặc dù có lợi thế rất lớn nhưng việc gia tăng mới số lượng doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cộng với việc gia nhập của nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài thì sức ép cạnh tranh cũng đè nặng lên BVHN. Điều này đòi hỏi công ty phải nỗ lực hơn nhiều để có thể giữ vững và phát triển thị phần trong thời gian tới.

* Chủ quan: Có thể nói mọi yếu tố chủ quan về phía BVHN đều có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển nói riêng và các sản phẩm bảo hiểm khác nói chung của công ty. Điều này đã được thực tiễn thị trường bảo hiểm trong những năm gần đây chứng minh. BVHN luôn là nhà bảo hiểm dẫn đầu thị trường bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w