Công tác giám định

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội (Trang 31 - 34)

III. Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu

3.Công tác giám định

Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Tuỳ theo quy định của từng nước, từng loại hình doanh nghiệp và từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau. Ở những nước phát triển, chuyên viên giám định do các công ty bảo hiểm trực tiếp chỉ định. Nhưng đa phần thì chuyên viên giám định là chính nhân viên của bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm. Chuyên viên giám định phải công minh, cẩn thận, phải hiểu biết một cách thấu đáo về từng nghiệp vụ bảo hiểm mà mình phụ trách. Phải thi hành công vụ một cách mẫn cán, chấp hành nghiêm chỉnh những chỉ thị, ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm. Được phép mời cộng sự làm việc nhưng phải có ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, nếu là chuyên viên giám định của doanh nghiệp bảo hiểm. Còn nếu chuyên viên giám định do DNBH chỉ

định, lựa chọn sẽ được uỷ nhiệm một số quyền hạn nhất định, song không được nhượng lại sự uỷ quyền này cho người khác, lợi ích của họ phải độc lập với lợi ích của người tham gia bảo hiểm.

3.1. Yêu cầu.

Ghi nhận thiệt hại phải đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực. Ghi nhận thiệt hại, mức độ trầm trọng và nguyên nhân gây thiệt hại. Công việc giám định chỉ được tiến hành khi công ty bảo hiểm hay bên tham gia bảo hiểm tiến hành. Để đảm bảo khách quan, nhiều nghiệp vụ bảo hiểm trong quá trình giám định phải có sự chứng kiến của các bên có liên quan.

Đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại, phải kịp thời và đúng quyền hạn. Khi rủi ro tổn thất xảy ra, chuyên viên giám định có nghĩa vụ can thiệp để giảm thiểu độ trầm trọng của tổn thất và tình trạng gia tăng thiệt hại. Sự can thiệp của chuyên viên giám định thể hiện ở các công việc như: họ đưa ra các biện pháp cứu hộ và an toàn đối với tài sản được bảo hiểm và tài sản tính mạng của người thứ ba, thu gom, đóng gói gia công lại bao bì chứa hang, bảo vệ tài sản để tránh mất cắp…Tuy nhiên chuyên viên giám định không được vượt quyền và làm thay người được bảo hiểm. Nếu việc phát hiện tổn thất có tính hệ thống, chuyên viên giám định phải tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp giải quyết và thông báo cho DNBH đã uỷ nhiệm lựa chọn mình làm người giám định.

Những thông tin mà người chuyên viên giám định cung cấp cho DNBH dù là tự nguyện, nhưng nội dung của nó là tất cả những chi tiết về những sự kiện đã xảy ra và các vấn đề có liên quan như: thực trạng hiện trường nơi xảy ra tổn thất, tình trạng mất cắp, các quyết định của cơ quan công an và chính quyền địa phương…Những thông tin này sẽ không có giá trị nếu được cung cấp qua muộn, bởi vì nó không được đưa ra thảo luận và làm bằng chứng khi lập biên bản giám định tổn thất.

3.2. Quy trình giám định tổn thất.

Trong bảo hiểm, việc giám định tổn thất chỉ diễn ra trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy, trường hợp phát hiện thấy tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm cần có thông báo ngay để bên tham gia bảo hiểm có hướng giải quyết khác.

Quy trình giám định tổn thất gồm các bước sau:

* Bước 1: Chuẩn bị giám định.

Truớc khi giám định, công tác chuẩn bị phải được chu đáo có như thế buổi giám định mới diễn ra suôn sẻ thành công. Việc chuẩn bị bao gồm: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như đơn bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê chi tiết các loại tài sản được bảo hiểm, hoá đơn sửa chữa thay thế…; Chuẩn bị hiện trường giám định, thống nhất thời gian và địa điểm giám định, tổ chức mời các bên có liên quan như công an, đại diện chính quyền địa phương…

* Bước 2: Tiến hành giám định.

Công việc giám định phải được tiến hành khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý và nhất quán. Những ý kiến đưa ra trong quá trình giám định phải có cơ sở khoa học rõ rang, không được chủ quan, tuỳ tiện và vội vã khi đưa ra kết luận. Với những trường hợp phải giám định dài ngày, chuyên viên giám định phải luôn bám sát hiện trường để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp. Trong quá trình giám định phải tập trung và các công việc sau:

- Kiểm tra lại đối tượng giám định; - Phân loại tổn thất;

- Nguyên nhân ra tổn thất;

- Tổn thất của người thứ ba (nếu có); - Mức độ lỗi của các bên;

-…

* Bước 3: Lập biên bản giám định.

Biên bản giám định là tài liệu chủ yếu được dung làm căn cứ xét duyệt bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm và khiếu nại người thứ ba. Vì vậy, nội dung văn bản này phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ rang và cụ thể. Số liệu trong biên bản phải phù hợp với thực trạng và khớp với số liệu trong các văn bản có liên quan khác. Đối với các vụ tổn thất nghiêm trọng cần lấy ý kiến của những người có liên quan, của lãnh đạo doanh nghiệp trước khi hoàn tất biên bản giám định.

Biên bản giám định thường đựoc lập tại hiện trường sau khi đã thống nhất, lấy chữ ký của các bên có liên quan. Biên bản này chỉ được cấp cho người có yêu cầu giám định. Nội dung của biên bản là hoàn toàn bí mật, không được tiết lộ cho người khác khi chưa có yêu cầu của DNBH.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội (Trang 31 - 34)