Các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về lao động, củng cố và phát triển hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 66 - 70)

triển hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm.

2.3.4.1. Tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động - việc làm.

Lao động việc làm thuộc chương trình phát triển kinh tế xã hội rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức kinh tế xã hội. Vì vậy, để hoạt động giải quyết việc làm có hiệu quả phải thông qua một hệ thống quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm hoàn chỉnh rộng khắp từ trung ương đến cơ sở.

Mấy năm trở lại đây, hệ thống quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm ở nước ta đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm: Vụ chính sách lao động việc làm, Cục quản lý lao động nước ngoài, Ban quản lý chương trình quốc gia xúc tiến việc làm, trung tâm nghiên cứu nguồn lao động, Viện khoa học lao động và xã hội…Các cơ quan này làm chức năng quản lý nhà nước và đã tổ chức triển khai các chương trình việc làm ở tầm quốc gia và đạt được những kết quả rất tích cực trong giải quyết việc làm.

Ở cấp tỉnh: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm.

Ở cấp huyện: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan giúp việc chp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm.

Ở cấp xã: Cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phụ trách về lĩnh vực lao động việc làm.

Để nâng cao vai trò và tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động – việc làm cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp, trên cơ sở đó điều chỉnh tổ chức bộ máy và sắp xếp đội ngũ cán bộ bảo đảm trình độ chuyên môn, phẩm chất, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao tính hiệu quả của công tác lao động việc làm.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ quản lý Nhà nước, nghiên cứu thực hành và ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực hoạt động của ngành.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhân rộng những mô hình tiên tiến trong quá trình giải quyết việc làm.

- Tổ chức lồng ghép các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội với chương trình giải quyết việc làm.

2.3.4.2. Tăng cường hệ thống sự nghiệp về lao động việc làm

Về hệ thống sự nghiệp trong những năm vừa qua Hà Tĩnh đã đầu tư phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm. Các trung tâm đi vào hoạt động và đóng góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cụ thể cho người lao động. Đây là loại mô hình tương đối hoàn chỉnh, các trung tâm này có chức năng chủ yếu là:

- Dạy nghề xã hội gắn với việc làm ( nghề phổ biến ở địa phương, thời gian đào tạo ngắn, chi phí đào tạo ít…).

- Giới thiệu và cung ứng lao động.

- Tổ chức sản xuất gắn với thực hành và tạo nguồn, các trung tâm hoạt động theo cơ chế có thu, tiến tới tự trang trải.

Mô hình trung tâm xúc tiến việc làm là mô hình phù hợp và đang có hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên cần phải tiếp tục hoàn thiện mô hình trung tâm xúc tiến việc làm theo các hướng cơ bản sau:

- Cần phải quy hoạch tổng thể các trung tâm xúc tiến việc làm, nên quy thành một đầu mối tập trung vào một trung tâm đủ mạnh đầy đủ các cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý bằng hệ thống kỹ thuật hiện đại (vi tính, thông tin điều hành) nhất là nối mạng thông tin thị trường lao động và dịch vụ giới thiệu việc làm…Quản lý thống nhất về mặt Nhà nước các cơ sở dạy nghề tư nhân.

- Cùng với quy mô ngày càng mở rộng hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm và sự phát triển của trung tâm xúc tiến việc làm cần phải tăng số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác này.

Hiện nay, vấn đề đang đặt ra không những phải tăng hợp lý số lượng cán bộ dịch vụ việc làm mà phải từng bước nâng cao trình độ cho lực lượng cán bộ này, nhất là nghiệp vụ thông tin về thị trường lao động, giới thiệu và cung ứng lao động, sử dụng thiết bị kỹ thuật quản lý hiện đại, ngoại ngữ, vi tính… đó chính là tăng cường hệ thống sự nghiệp lao động việc làm trên địa bàn tỉnh.

Khuyến nghị:

1.Đối với Bộ Lao động thương binh xã hội:

- Cần có chính sách đầu tư ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng nghèo, vùng nông thôn để từng bước nâng cao tính đồng đều giữa các vùng trong cả nước.

- Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư chế biến nông-lâm-thủy sản và phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên địa bàn nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất nông thôn phát triển và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Hỗ trợ đầu vào và đầu ra nông dân trong sản phẩm nông nghiệp như vậy mói khuyến khích sản xuất và thông qua đó giải quyết việc làm ở nông thôn.

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có nhưng vẫn còn hạn chế, số lượng người được đào tạo day nghề dài hạn còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Vì vậy cần nâng cao hơn nữa chính sách đào tạo nghề.

2. Đối Sở Lao động-Thương binh và xã hội:

- Xây dựng và phê duyệt đề án tổng thể về lao động và giải quyết việc làm của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn 2020; trên cơ sở đó để cụ thể hóa và giao chỉ tiêu nhiệm vụ giải quyết việc làm cho các cấp các ngành liên quan.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách về giải quyết việc làm đã ban hành. Tổ chức tuyên truyền, biểu dương khen thưởng kịp thời những mô hình , những tổ chức tạo ra nhiều chỗ làm việc mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm,làm tốt hơn nữa công tác xuất khẩu lao động, đào tạo người lao động không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có tác phong lao động kỷ luật, nắm rõ phong tục tập quán và luật pháp nước ngoài.

- Đào tạo và đào tạo lại các cán bộ làm công tác lao động việc làm để nâng cao năng lực cho hoạt động giải quyết việc làm.

KẾT LUẬN

Công nghiệp hóa đất nước trước hết là công nghiệp hóa kinh tế nông thôn. Vấn đề này được đặt ra không chỉ bởi tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn mà còn vì nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước.

Từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành các chính sách đổi mới nền kinh tế, khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt như: người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng; sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng.

Trong các vấn đề xã hội nêu trên, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc, được toàn thể xã hội hết sức quan tâm. Các văn hiện quan trọng của Đảng và Nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng cũng đã thường xuyên đề cập đến

vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang ngày một tăng lên ở khu vực nông thôn.

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Mỗi năm Hà Tĩnh có hơn 3 vạn lao động, và hơn 70.000 lao động nông thôn thiếu việc làm. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay là vấn đề lớn của tỉnh phải được xem là một chủ trương quan trọng xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và cần có chính sách đồng bộ, hợp lực từ trung ương đến địa phương. Trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và người lao động.

Chính vì vậy trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu về việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm ở nông thôn có ý nghĩa thiết thực góp phần thúc đẩy quá trình tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 66 - 70)