Nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 60 - 66)

Giải quyết việc làm trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, con đường duy nhất là phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt, tư duy kinh tế, trình độ dân trí, tay nghề, sức khỏe, kỷ luật và tác phong công nghiệp.

2.3.3.1. Đổi mới giáo dục và đào tạo

- Đầu tư thích đáng để mở rộng quy mô, nâng cấp chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, dạy nghề chính quy của nhà nước, khuyến khích và hỗ trợ hệ thống dạy nghề tư nhân và bán công. Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo với sử dụng, phấn đấu đến 2015 sẽ có khoảng 85% lao động có việc làm sau khi đào tạo.

- Mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học bằng đổi mới nội dung, quy trình và phương pháp đào tạo.

- Tiếp tục phát triển các trung tâm xúc tiến việc làm để thực hiện các chức năng : dạy nghề phổ cập, đào tạo lại, chuyển giao công nghệ, cung ứng, giới thiệu

việc làm...xúc tiến việc tổ chức đào tạo công nhân có tay nghề cao đáp ứng cho nhu cầu ra đời các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện, bổ sung các chính sách liên quan đến hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho các vùng kinh tế xã hội chậm phát triển, cho các đối tượng khó khăn trong xã hội.

- Đầu tư và khuyến khích các cơ sở gửi một bộ phận đi đào tạo và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề ở các nước có trình độ phát triển cao, chú trọng các nghề mũi nhọn, ngành nghề công nghệ kỹ thuật cao.

2.3.3.2. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động.

Hà Tĩnh tuy có lực lượng lao động lớn nhưng chất lượng nguồn lao động còn thấp kém và mất cân đối giữa các ngành, các vùng. Trình độ học vấn của lực lượng lao động thấp, đa phần là lao động phổ thông và chưa qua đào tạo, đây là trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm hiện nay ở Hà Tĩnh.

Biểu số 15: Tình hình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008

Số lao động đào tạo trong năm Người 23.365 20.250 26.500 Số lao dộng đào tạo dài hạn

+Nông thôn +Thành thị Người 4.620 1.100 3.520 5.550 1.250 4.300 6.852 1.550 5.302 Số lao động đào tạo ngắn hạn

+Nông thôn +Thành thị Người 18.745 14.670 4.075 14.700 12.000 2.700 19.648 16.515 3.133

Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo nghề năm 2006-2008 [16]

Hà Tĩnh là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lao động ở khu vực nông thôn chiếm gần 90% so với tổng số lao động, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên qua các năm. Từ 20.250 người năm 20061 lên 26.550 người năm 2008. Điều đó khẳng định trong những năm qua Hà Tĩnh đã chú trọng đào tạo tay nghề cho người lao động. Tuy nhiên phần lớn là đào tạo ngắn hạn. Đào tạo dài hạn bao gồm cao đẳng nghề và trung cấp nghề còn hạn chế và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong kết quả đào tạo. Kết quả đó một phần do cơ sở vật chất của các trường dạy nghề ở Hà Tĩnh còn rất yếu, trang thiết bị còn rất nghèo nàn lạc hậu.

Ở vùng nông thôn kết quả dạy nghề cũng có xu hướng tăng lên, nhưng số lượng người được dạy nghề còn ít; chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Phần lớn lao động nông thôn được đào tạo ngắn hạn. Số lượng đào tạo dài hạn tăng lên nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Như vậy mặc dù đã được đầu tư nhưng kết quả đào tạo và dạy nghề vẫn chưa cao. Chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động trong và ngoài nước.

Để đào tạo nghề có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau : - Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo. Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội. Đào tạo nghề không chỉ bó hẹp trong các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề mà còn được thực hiện rộng rãi trong sản xuất, trong cộng đồng, trong các xã, bản, làng. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để toàn xã hội có nhận thức đúng đắn với sự nghiệp đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật – yếu tố quan trọng có tính chất quyết định để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.

- Quy hoạch các mạng lưới cơ sở dạy nghề: Cần quy hoạch lại các hệ thống mạng lưới dạy nghề cho phù hợp yêu cầu ngành nghề đào tạo trong nền kinh tế thị trường. Tăng cường đầu tư và củng cố các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là Trường dạy nghề kỹ thuật Việt Đức, tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong những năm tới hệ thống dạy nghề phải được đổi mới cơ bản và toàn diện, để có đủ năng lực đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu chất lượng, nhu cầu số lượng

lao động kỹ thuật của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xuất khẩu lao động.

Sắp xếp lại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở các huyện, thị để đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từng bước đào tạo, phổ cập nghề cho lao động nông thôn nhằm đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp mở cơ sở dạy nghề. Mọi cơ sở dạy nghề phải có đủ cơ sở vật chất (giáo trình đào tạo, giáo viên, thiết bị, phòng học, cở sở thực hành…) đăng ký và phải được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép cho các cơ sở dạy nghề theo quy định của pháp luật.

- Cần có các chính sách đầu tư vốn, cơ sở vật chất, ưu đãi thuế thu nhập đối với các cơ sở dạy nghề, ưu tiên mức thuế phù hợp với hoạt động sản xuất. Đối với giáo viên dạy nghề, ngoài các chế độ chính sách hiện hành cần có phụ cấp ưu đãi riêng: phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy nghề. Đối với học sinh học nghề: thực hiện đào tạo nghề miễn phí đối với con em các hộ nghèo, con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tác giả đã nêu lên một số giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Các giải pháp được trình bày theo nhóm, trong đó có những giải pháp chung và những giải pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.

2.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hướng quan trọng trong quá trình giải quyết việc làm. Hàng năm Hà Tĩnh có gần 3 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Vấn đề tìm kiếm công ăn việc làm, có thu nhập ổn định là nhu cầu hết sức cấp bách. Ngoài vấn đề tạo công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh là chính thì vấn đề xuất khẩu lao động để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là vấn đề có ý nghĩa chiến lược cấp bách. Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của xuất khẩu lao động, trong những năm qua được sự quan tâm của Bộ lao động – thương

binh và xã hội các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã tạo điều kiện cho Hà Tĩnh đưa được một số lao động đáng kể đi lao động ở nước ngoài.

Biểu số 16: Báo cáo kết quả xuất khẩu lao động 2000-2008

Năm Tổng số Đài Loan Hàn Quốc Nhật Bản Malaixia Các nước khác 2000 1143 136 771 31 0 205 2001 1280 394 705 29 0 152 2002 4271 2095 788 77 1236 75 2003 7209 2575 850 73 3682 29 2004 5942 1940 845 156 1908 1093 2005 5030 1150 643 179 2749 309 2006 6125 504 736 180 4155 550 2007 6450 928 873 209 3064 1376 2008 6125 1220 1101 274 1683 1847 Tổng cộng 43575 10942 7312 1208 18477 6536

Nguồn: Báo cáo công tác quản lý xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh từ năm 2000-2009 [19]

Trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế giảm sút, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt nhưng Hà Tĩnh đã xuất khẩu được hơn 6.500 lao động năm 2008 đi lao động ở nước ngoài góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Thời gian qua công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn Hà Tĩnh tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục: - Số lượng người đi xuất khẩu lao động chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn

nhân lực của tỉnh, còn hiện tượng người lao động bị lừa, phải trả chi phí cao hơn mức quy định.[17,4]

- Một số doanh nghiệp chưa quan tâm hỗ trợ người lao động làm thủ tục vay vốn hay chậm làm thủ tục xuất cảnh nên người lao động thiếu tin tưởng.

- Các trung tâm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu lao động. Chất lượng lao động đi xuất

đồng lao động và các quy định của pháp luật nước sở tại còn thấp, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp hóa. [17,4]

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tổ chức triển khai chính sách xuất khẩu lao động còn chậm và thiếu đồng bộ.

- Thông tin về thị trường xuất khẩu lao động bị hạn chế do vị trí ở xa các thành phố lớn.

Để xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh đạt được kết quả cao và có hiệu quả cần thực hiện những giải pháp sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh về hoạt động xuất khẩu lao động; giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, số doanh nghiệp có đủ pháp nhân và đựơc phép tuyển dụng lao động xuất khẩu hoạt động trên địa bàn tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và phòng tránh thiệt hại cho người dân lao động.xác định trong giải quyết việc làm.

Để đưa lao động đi xuất khẩu ở các nước khác đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật cho người lao động.

Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động; đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động; triển khai mô hình liên kết và xuất khẩu lao động; nâng cao hiệu quả dịch vụ xuất khẩu lao động; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; hoàn thiện các văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động

Các ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động, các cơ sở giới thiệu việc làm, tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trên từng địa bàn, kiên quyết loại trừ các doanh

nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện, thiếu thủ tục pháp nhân hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w