Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 29 - 32)

a. Về kinh tế

Năm 2008 GDP đạt 5.650,175 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2005-2008 là 9,546%/năm. Chuyển dịch cơ cấu trong GDP giảm tỷ trọng nông lâm ngư từ 51,31% năm 2000 xuống 37,63% năm 2008, tăng giá trị công nghiệp xây dựng từ 13,45% năm 2000 lên 30,35% năm 2008. Giá trị dịch vụ phát triển không ổn định. Thu nhập bình quân đầu người tăng cao gấp 1.5 lần.

Biểu số 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh Hà Tĩnh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2008

GDP Tỷ trọng GDP Tỷ trọng GDP Tỷ trọng Tổng sản phẩm GDP 3.402,552 100 6.104,362 100 10.913,787 100 Nông,lâm,thủy sản 1.745,88 7 51,31 2.634,005 43,15 4.107,245 37,63 CN-XD 457,720 13,45 1.560,18 8 25,56 3.311,948 30,35 Dịch vụ 1.198,945 35,23 1.910,169 31,29 3.494,594 32,02

Biểu số 2: Diễn biến GDP bình quân đầu người

Các chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 - GDP/người (giá cố định 1994) - Quy ra USD Tr.đồng USD 3,335 284,8 3,654 332,2 3,995 363,2 4,465 405,9 - GDP/người (giá thực tế) Tr.đồng 4,736 5,465 6,865 8,625

Nguồn: Xử lý theo số liệu Cục thống kê Hà Tĩnh

Trong giai đoạn qua, tăng trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư trong tỉnh. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2008: 11,1 % năm.

Sản lượng lương thực vượt chỉ tiêu, các loại nông sản hàng hóa như lạc, đậu ớt tăng nhanh cả diện tích và sản lượng, cơ cấu cây trồng có bước biến đổi khá. Việc quy hoạch và triển khai trồng và phát triển một số vùng cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như dứa, chè, cao su, cây ăn quả đặc sản như: bưởi Phúc Trạch, cam, chanh, hồng…Kinh tế trang trại có chuyển biến khá, xuất hiện nhiều mô hình cây ăn quả có hiệu quả.

Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 32,58% (năm 2008) trong cơ cấu nông nghiệp. Đàn trâu, bò, lợn và gia cầm tiếp tục phát triển.

Kinh tế rừng, gò đồi, vườn trại, công tác bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng có nhiều tiến bộ đã đưa độ che phủ rừng từ 31% lên 38%.

Về thủy sản tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 2%. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2008 đạt 22 ngàn tấn, sản lượng nuôi trồng đạt hơn 10 ngàn tấn. Việc nuôi tôm, cua xuất khẩu chế biến khá.

Đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho gần 75% diện tích trồng lúa. Xây dựng mới trên 220 kênh mương bê tông. Nâng cấp 3925 km đường nông thôn, trong đó có trên 440 km đường nhựa, 464 cầu các loại.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển bình quân hàng năm đạt hơn 11%. Nhiều cơ sở công nghiệp từng bước phát huy hiệu quả như khai thác và chế biến Titan, xi măng, gạch, đá xây dựng, đóng tàu, vận tải biển, bia, chế biến chè, thủy sản xuất khẩu, sản xuất mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, may mặc và một số dịch vụ sản xuất khác…

Đối ngoại: đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường hợp tác với Lào, Thái Lan, mở rộng quan hệ với nhiều nước, và các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện để giao lưu, mở rộng tầm nhìn, tìm kiếm thị trường

b. Về văn hóa - xã hội

Cùng với mức tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, sự hỗ trợ về vốn của nhà nước thông qua chương trình quốc gia giải quyết việc làm, xóa đói giảm

nghèo cùng với sự nỗ lực vươn lên của người dân, nên đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Những vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển đời sống tuy còn khó khăn nhưng mức độ không còn gay gắt như trước đây.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 33,41% năm 2006 xuống còn 12,69% năm 2009 giảm 20,72%. Đời sống của đại bộ phận người hưởng chính sách có công với cách mạng được cải thiện rõ rệt. Công tác miền núi ngày càng được quan tâm.

Tuy nhiên khi đời sống tăng cao, kinh tế phát triển không ít tệ nạn xã hội đã xuất hiện.

Về lĩnh vực văn hóa nhiều năm qua trong hoạt động văn hóa tỉnh đã tập trung chỉ đạo việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống văn hóa địa phương, xây dựng đời sống văn hóa mới, đời sống văn hóa cơ sở. Toàn tỉnh có 151 làng, xã đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, trên 138.000 gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Các thiết chế văn hóa đang từng bước được hoàn thiện; một số tập tục lạc hậu và những biểu hiện không lành mạnh được đấu tranh, khắc phục dần.

Cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, thể thao, truyền thanh, truyền hình, bưu điện đều được tăng cường. Đã nâng cấp hình thành nhiều chợ ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh (Trang 29 - 32)