Phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới Hà Tĩnh đẩy mạnh phát triển giao thông, đảm bảo điều kiện đi lại thuận lợi tới các xã, thôn xóm; mở rộng quy mô, cấp đường đảm bảo cho phát triển trong thời kỳ mới. Phấn đấu đến năm 2020 các tuyến đường liên huyện đạt tối thiểu tiêu chuẩn cấp V, được rải nhựa, bê tông 100%; các đường liên xã, trục đường xã tối thiểu đạt cấp VI; hệ thống đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn A, B, tỷ lệ trải nhựa, bê tông đạt trên 80%, còn lại là mặt cấp phối và vật liệu cứng khác. Chú trọng phát triển giao thông nội đồng, đường vào các vùng sản xuất tập trung như vùng trồng cao su, gỗ nguyên liệu, chè, dó trầm, vào các khu, cụm công nghiệp, duy tu bảo dưỡng, nâng cấp đường và các công trình giao thông hiện có. Dự kiến từ nay đến năm 2020 cần nâng cấp 624 km và làm mới 222 km đường liên thôn; nâng cấp 2.700 km và làm mới 600 km đường thôn xóm; cấp 2.560 km và làm mới 525 km đường nội đồng. Quy hoạch xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ nông thôn văn minh; từng bước trang bị, áp dụng hệ thống thương mại điện tử. Xây dựng các khu xử lý chất thải theo quy hoạch, đầu tư công nghệ xử lý môi trường, xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại; phấn đấu đến năm 2020 tất cả các cơ sở sản xuất, các làng nghề ở nông thôn phải có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường; chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phải đựơc tách khỏi khu dân cư; 100% các hộ gia đình sử dụng hố xí 2 ngăn, tự hoại hợp vệ sinh; khắc phục dứt điểm tình trạng ô nhiểm từ rác thải y tế tuyến huyện, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, rác thải sinh hoạt ở nông thôn…
Để thực hiện được mục tiêu trên cần thực hiện các giải pháp sau:
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, tích cực huy động các nguồn đóng góp trong dân và các tổ chức xã hội. Vốn ngân sách đầu tư vào xây dựng các công trình hạ tầng, như: điện, đường, thủy lợi, trường học, trạm y tế... ở nông thôn.
Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cơ chế nâng cao năng lực quản lý cộng đồng. Với cơ chế quản lý rõ ràng, đơn giản hóa cùng việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để phát huy được sức người, sức của từ nhân dân.
Tập trung ưu tiên cho các chương trình thủy lợi để chủ động tưới tiêu và điều tiết lũ, giảm nhẹ các tác hại của thiên tai, lũ lụt vì Hà Tĩnh là địa bàn chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai. Xây dựng các hồ, đập thủy lợi, chương trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu và nâng cấp, sửa chữa, kiên cố, mở rộng hệ thống kênh các công trình thủy lợi đã có để nâng cao năng lực tưới nước cho lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho dân cư, công nghiệp, dịch vụ. Củng cố hệ thống đê, kè, bảo đảm quy trình quản lý, vận hành an toàn các hồ đập và hệ thống thủy điện bậc thang. Phấn đấu đến năm 2015 hoàn chỉnh việc nâng cấp, tu bổ và xây dựng các hồ, đập lớn; sắp xếp, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng công trình; tiếp tục xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chủ động thực hiện các giải pháp phòng tránh một cách hiệu quả thiên tai.
Bổ sung, sửa đổi cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn phù hợp theo từng vùng. Ưu tiên phát triển giao thông ở các huyện miền núi đặc biệt là huyện Vũ Quang, Hương Khê và bản Rào Tre, bảo đảm việc đi lại thông suốt quanh năm ở các xã chưa có đường ô-tô đến trung tâm xã. Có chương trình nạo vét các luồng lạch, cửa sông để phát triển giao thông đường thủy nhằm phục vụ du lịch và phòng chống thiên tai.
Phát triển hệ thống lưới điện, nâng cao chất lượng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho cư dân ở nông thôn. Phát triển hệ thống bưu chính, viễn thông, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân ở nông thôn, miền núi. Xây dựng chợ đầu mối nông sản và phát triển hệ thống chợ nông thôn.
Đối với các vùng ven biển các cảng cá, bến cá có vai trò quan trọng là các cơ sở hậu cần cho đánh bắt và nuôi trồng. Tuy nhiên ở các vùng biển các cơ sở này còn rất hạn chế. Vì vậy cần đầu tư xây dựng các cảng cá, bến cá, nơi đây phải cung cấp các dịch vụ: sản xuất đá lạnh, cơ khí sửa chữa tàu thuyền, nơi tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân.
2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của ngành nông nghiệp. Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
Thực hiện định hướng cơ bản trên, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Hà Tĩnh đạt được kết quả sau:
Về cơ cấu ngành kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 51,31 % năm 2000 xuống còn 37,63 % năm 2008. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, năm 2000: 13,45 %, năm 2005: 25,56 %, năm 2008: 30,35 %. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều năm 2000: 35,23 %, năm 2005: 31,29 %, năm 2008: 32,02 %.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn Hà Tĩnh theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất vùng trung du miền núi, ven biển, giảm tỷ trọng vùng đồng bằng. Vùng trung du miền núi tăng từ 20% (2001) lên 25% (2010), vùng ven biển tăng từ 10% (2001) lên 15% (2010). Cơ cấu lao động phân bổ cho vùng theo hướng tăng tỷ trọng lao động vùng trung du miền núi, giảm tỷ trọng lao động vùng đồng bằng, ven biển.
So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức, trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP có xu hướng giảm. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển.
Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững từ đó giải quyết tốt hơn nữa vấn đề việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Vì vậy cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Vùng núi: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang có thế mạnh về lâm nghiệp, chăn nuôi, và cây công nghiệp dài ngày. Vùng ven biển: Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân có điều kiện thuận lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Các vùng đồng bằng phát triển cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày năng suất cao…
- Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay.
2.3.1.3. Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn
Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đã chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác. Hiện nay ở nông thôn Hà Tĩnh đã phát triển nhiều ngành nghề đa dạng ngoài sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã mở rộng hoạt động sang chế biến nông, lâm, thủy sản, số hộ có ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Mặc dù quy mô còn nhỏ và tính ổn định còn chưa cao song kinh tế hộ đã góp phần quan trọng vào chính sách tự tạo việc làm của Đảng và nhà nước.
Toàn tỉnh có khoảng 280.000 số hộ nông thôn, trong đó 207.410 hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 74,08%; 832 hộ sản xuất lâm nghiệp, chiếm 0,3%; 8.539 hộ sản xuất thuỷ sản, chiếm 3,05%; số hộ còn lại hoạt động ở các lĩnh vực khác. Tổng số hộ tăng 7.891 (tăng 2,9%), trong đó hộ xây dựng tăng 3.047 hộ, hộ thương nghiệp tăng 5.075 hộ, hộ vận tải tăng 750 hộ, hộ nông nghiệp giảm 10.324 hộ và hộ thủy sản giảm 324 hộ.
Từ năm 2004 đến năm 2008 số trang trại ở Hà Tĩnh đã tăng lên 201 trang trại. Đến năm 2008 Hà Tĩnh có 478 trang trại bao gồm : trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, mà một số trang trại khác.
Biểu số 13 : Số trang trại năm 2008 phân theo ngành hoạt động và phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.
Đơn vị : trang trại
Huyện/thị xã/thành Tổng số Trong đó Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trồng cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại nuôi trồng thủy sản Tổng số 478 14 45 50 230 Thành phố Hà Tĩnh 22 2 20 Thị xã Hồng Lĩnh 8 3 1 2 1
Huyện Hương Sơn 23 9 2 3
Huyện Đức Thọ 8 1 3
Huyện Vũ Quang 11 5
Huyện Nghi Xuân 54 0 1 45
Huyện Can Lộc 23 1 4 11 3
Huyện Hương Khê 46 24 1 1
Huyện Thạch Hà 77 1 15 52
Huyện Cẩm Xuyên 73 56
Huyện Kỳ Anh 110 8 2 12 27
Huyện Lộc Hà 23 1 0 3 19
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2008
Tuy nhiên các kinh tế hộ và trang trại ở Hà Tĩnh chủ yếu là quy mô nhỏ, năng suất còn hạn chế. Chiếm chủ yếu vẫn là trang trại nuôi trồng thủy sản, kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp. Các ngành sản xuất khác số lượng vẫn chưa nhiều. Để phát triển các kinh tế hộ và trang trại lâu dài, ngày một mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm cần thực hiện một số biện pháp sau :
- Cần có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về : đất đai, thuế, tín dụng, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế hộ cần hướng vào thúc đẩy hình thành các loại hình tổ chức sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế nông trại, lâm trại, và ngư trại, dựa trên lợi thế từng vùng cụ thể là :
+ Ở vùng đồi núi như Huyện Hương Khê, Huyện Vũ Quang, Huyện Hương Sơn là những nơi dân số ít nhưng diện tích đất nông nghiệp còn nhiều là nơi có tiềm năng lớn phát triển các trang trại trồng trọt và chăn nuôi gia súc với quy mô lớn về diện tích.
+ Ở vùng ven biển như Huyện Lộc Hà, huyện Thạch Hà, Huyện Cẩm Xuyên, Huyện Kỳ Anh, Huyện Can Lộc với vùng biển dài 137 km, trên 13 con sông lớn nhỏ đổ ra biển với 4 cửa lạch lớn, có khả năng phát triển các ngư trại nuôi trồng thủy sản và các hộ đánh bắt hải sản. Với sự hỗ trợ của nhà nước vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cả về nuôi trồng và đánh bắt hải sản chắc chắn lao động ven biển sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới với thu nhập cao.
+ Ở vùng đồng bằng như: Huyện Đức Thọ, Hồng Lĩnh có thể phát triển kinh tế nông trại về trồng trọt chăn nuôi công nghiệp quy mô nhỏ về diện tích nhưng lớn về giá trị sản phẩm và thu dụng nhiều lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và trong hoạt động sơ chế đóng gói và tiêu thụ sản phẩm.
- Đa dạng hóa hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại, khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ…
2.3.1.4. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Năm 2007 Hà Tĩnh có 296 doanh nghiệp ở nông thôn, trong đó có 158 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; có 50 tổ hợp tác đang hoạt động với 386 thành viên tham gia; trong đó số tổ hợp tác nông lâm nghiệp là 10, thuỷ sản là 35; có 429 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có 154 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, 13 hợp tác xã thuỷ sản, 38 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi và thành lập mới chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh được nâng lên, số hợp tác xã làm ăn có lãi năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký hoạt động chưa nhiều, điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện
phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn. Để phát huy được hiệu quả cao nhất của các doanh nghiệp ở nông thôn cần thực hiện các giải pháp sau:
Cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về đặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào, dân số đông. Các