Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn Hà Tĩnh. Khu vực nông thôn chiếm đến hơn 85% lực lượng lao động trong đó có hơn 70.000 lao động thiếu việc làm năm 2008. Đây là một khó khăn khi thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2.2.1. Lao động thiếu việc làm chia theo nhóm tuổi
Lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn có những chuyển biến tích cực. Số lao động thiếu việc làm giảm từ 79.565 người (2006) xuống còn 70.219
người (2008) giảm 9.346 người. Trung bình mỗi năm giảm 3.115 người. Đây là điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết việc làm ở nông thôn. Tuy nhiên hơn 70.000 lao động thiếu việc làm là một gánh nặng cho nền kinh tế và xã hội vốn chưa phát triển của Hà Tĩnh.
Lao động thiếu việc chia theo nhóm tuổi sẽ cho thấy được trong độ tuổi nào thì lao động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm cao nhất để từ đó có những giải pháp phù hợp.
Biểu số 9: Lao động thiếu việc làm ở nông thôn chia theo nhóm tuổi
Đơn vị: Người Nhóm tuổi 2006 2007 2008 Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ 15-19 8.775 4.362 12.453 5.935 13.731 6.147 20-24 17.713 7.512 24.343 8.288 26.410 9.495 25-29 6.029 2.762 5.597 3.478 4.871 3.183 30-34 8.721 5.912 6.902 1.182 5.762 1.426 35-59 12.834 6.300 12.011 5.651 12.033 5.219
Nguồn: điều tra lao động việc làm của sở LĐTB – XH Hà Tĩnh năm 2006 -2008
Thiếu việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh phân theo nhóm tuổi, qua 3 năm cho thấy số người thiếu việc làm cao nhất là ở độ tuổi từ 20-24. Nhóm tuổi càng cao thì thiếu việc làm càng thấp. Lứa tuổi thiếu việc làm chủ yếu tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên, chủ yếu là học sinh phổ thông thôi học, bộ đội xuất ngũ…
Số người thiếu việc làm ở nhóm tuổi 20-24 có xu hướng tăng nếu năm 2006 có 17.713 người thiếu việc làm thì đến năm 2008 có đến 26.410 người. Số người thiếu việc làm tăng 8.697 người.
Số người thiếu việc làm ở nhóm tuổi 15-19 cũng tăng lên. Từ năm 2006- 2007 tăng 3.678 người, từ năm 2007-2008 mức tăng ít hơn 1278 người.
Ở các nhóm tuổi khác số lao động thiếu việc làm giảm hoặc có tăng nhưng không đáng kể.
Có một nghịch lý là số người thiếu việc làm tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi còn trẻ, có sức khỏe tốt. Khả năng tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm lớn hơn các nhóm tuổi khác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sức ép của sự gia tăng dân số lên vấn đề lao động việc làm. Sự gia tăng dân số khiến cho số chỗ việc làm mới được tạo ra không đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh.
2.2.2.2. Lao động thiếu việc làm ở nông thôn chia theo ngành kinh tế
Như đã phân tích ở trên lao động nông thôn chủ yếu làm việc ở ngành nông -lâm - thủy sản. Một điều rất rõ ràng là phát triển nông nghiệp của nước ta đang gặp phải những hạn chế đòi hỏi phải có những biện pháp rất tích cực mới có thể khắc phục được là đất đai hạn hẹp, manh mún, dư thừa lao động, năng suất lao động thấp, sản xuất nhỏ lẻ. Chính vì vậy mà lao động thiếu việc làm lớn nhất cũng tập trung ở ngành nông nghiệp.
Biểu số 10: Lao động thiếu việc làm ở nông thôn chia theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Tổng số Người 78.565 72.943 70.219 Nông-Lâm-Ngư nghiệp So với tổng số Người % 71.316 90,77 64.781 88,81 62.196 88,57 Công nghiệp-xây dựng So với tổng số Người % 6.799 8,65 4.685 6,423 5.096 7,26 Dịch vụ So với tổng số Người % 1.846 0,58 5.139 4,767 2.927 4,17
Nguồn: điều tra lao động việc làm của sở LĐTB – XH Hà Tĩnh năm 2006 -2008
Tỷ lệ người thiếu việc làm ở ngành nông nghiệp qua các năm đã giảm từ 90,77% năm 2006 xuống 88,57% năm 2008. Tỷ lệ giảm không đáng kể chỉ 2,27% tương ứng với 9.120 người. Mặc dù có giảm nhưng tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở
ngành nông nghiệp vẫn rất cao. Điều đó chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế hiệu quả còn chưa cao. Sự chuyển dịch diễn ra chậm.
Ngành công nghiệp – xây dựng số lượng người thiếu việc làm có xu hướng giảm nhưng không đáng kể.
Ngành dịch vụ tỷ lệ người thiếu việc làm đỡ căng thẳng hơn so với hai ngành trên tuy nhiên lại có chiều hướng gia tăng năm 2006 là 1.846 người tỷ lệ 0,58%; năm 2007 tăng lên 5.139 người, năm 2008 giảm xuống còn 2.927 người tỷ lệ 4,17%. Từ năm 2006-2008 tăng 3,59 %.
Như vậy trong các ngành kinh tế tỷ lệ người thiếu việc làm lớn nhất là trong ngành nông nghiệp.
2.2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động của lao động thiếu việc làm
Theo kết quả điều tra lao động việc làm số người thiếu việc làm tình hình sử dụng thời gian lao động của hộ gia đình nông dân khá thấp. Phần lớn lao động nông thôn chỉ mới sử dụng hết khoảng hơn 65% thời gian lao động trong năm.
Ở Việt Nam theo hướng dẫn điều tra lao động của Bộ Lao động thương binh và xã hội thì người thiếu việc làm bao gồm những người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định của nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ, sẵn sàng làm việc nhưng không có việc làm. Điều đó được thể hiện ở bảng sau;
Biểu số 11: Lao động thiếu việc làm ở thành thị, nông thôn chia theo số giờ làm việc bình quân 7 ngày
Đơn vị: Người
Tiêu chuẩn 2006 2007 2008
Thành thị 1.396 2.133 2.439
Dưới 8 giờ 0 95 76
8 giờ đến dưới 30 giờ 1.099 1.790 1.947
Nông thôn 78.565 72.943 70.219
Dưới 8 giờ 388 1.293 1.198
8 giờ đến dưới 30 giờ 57.290 20.173 30.162
30 giờ đến dưới 35 giờ 20.887 51.477 38.859
Nguồn: điều tra lao động việc làm của sở LĐTB – XH Hà Tĩnh năm 2006 -2008
Dựa vào bảng trên ta thấy thời gian lao động làm việc dưới 8h có xu hướng tăng từ 388 người (2006) lên 1.198 người (2008) tăng: 810 người. Mặc dù đây là thời gian làm việc ít nhất trong một tuần. Thời gian làm việc từ 8 giờ đến dưới 30 giờ và thời gian làm việc từ 30 giờ đến 35 giờ không ổn định qua các năm. Điều này một phần do hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết như: mưa, gió, bão lụt, hạn hán và mang tính thời vụ cao. Do tính chất thời vụ, rủi ro cao và tình trạng bất ổn định là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn nên thời gian lao động có sự bất ổn định. Vào thời kỳ nông nhàn, nếu không tìm được việc làm mới phần lớn người lao động rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Còn nếu muốn tìm được việc làm thì người lao động phải đi các địa phương khác, các vùng khác hành nghề nhằm mục đích tăng thu nhập. Người ta thường quan sát thấy nhiều người hành nghề thợ mộc, xây dựng lang thang khắp các vùng tìm kiếm việc làm. Đến mùa vụ họ lại quay về quê làm ruộng.
Những năm gần đây, tình trạng nông nhàn trở thành vấn đề nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để tìm kiếm thêm việc làm.
Tác giả chọn ra 15 hộ đại diện cho các vùng sinh thái đồng bằng, miền núi và ven biển và tiến hành điều tra thời gian làm việc của các hộ như sau.
Biểu số 12: Số giờ làm việc trong một tuần của các chủ hộ
STT Họ và tên chủ hộ Xã Nghề nghiệp Số nhân khẩu Số giờ làm việc (giờ)
1 Nguyễn Văn Thông Thạch Hải Buốn bán 6 42
3 Trần Danh Tương Thạch Hải Làm ruộng 5 25
4 Hoàng Văn Đông Thạch Văn Đánh cá 4 35
5 Lê Hữu Diện Thạch Văn Đánh cá 6 31
Trung bình thời gian làm việc của các hộ ở ven biển 32,2
6 Bùi Lệ Thủy Thạch Việt Làm ruộng,
làm thuê 4 37
7 Ngô Ngụ Thạch Việt Thợ mộc 5 43
8 Nguyễn Thị Đào Thạch Kênh Làm ruộng 4 30
9 Nguyễn Văn Thái Thạch Kênh Thợ nề 4 39
10 Dương Thị Hồng Thắm Thạch Kênh Làm ruộng 7 35
Trung bình thời gian làm việc của các hộ ở đồng bằng 36,8
11 Nguyễn Huy Thiều Thạch Vĩnh Làm ruộng 3 28
12 Nguyễn Thị Thanh Thạch Vĩnh Chăn nuôi 6 27
13 Phạm Văn Chiến Thạch Vĩnh Thợ xây 5 36
14 Trần Thị Lan Thạch Ngọc Làm ruộng 7 38
15 Lê Thị Điền Thạch Ngọc Buôn bán tạp
hóa 2 35
Trung bình thời gian làm việc của các hộ ở miền núi 32,8
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra
Qua số liệu điều tra trên ta thấy phần lớn các hộ đều có thời gian làm việc nhỏ hơn 40 giờ trong một tuần làm việc. Thời gian làm việc của các hộ ở đồng bằng cao hơn các hộ ở vùng biển và miền núi. Như vậy khả năng tạo việc làm ở đồng bằng cao hơn các vùng núi và ven biển.