Quyền chọn mua được phòng ngừa

Một phần của tài liệu Định giá quyền chọn vàng- thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng (Trang 54 - 57)

Chúng ta có thể tạo ra một danh mục phòng ngừa phi rủi ro bằng cách mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua. Số quyền chọn mua được bán phải lớn hơn số cổ phiếu, và tỷ lệ phòng ngừa phải được duy trì trong suốt thời gian sở hữu. Một chiến lược đơn giản nhưng có độ rủi ro thấp là bán một quyền chọn mua ứng với mỗi cổ phiếu đang sở hữu. Mặc dù chiến lược này không phải là phi rủi ro, nó đã làm giảm rủi ro của việc chỉ sở hữu cổ phiếu. Nó cũng là một trong số các chiến lược phổ biến nhất của các nhà kinh doanh quyền chọn chuyên nghiệp. Một nhà đầu tư thực hiện chiến lược này được gọi là bán một quyền chọn mua được phòng ngừa.

Việc xác định lợi nhuận của chiến lược quyền chọn mua được phòng ngừa là khá đơn giản: chúng ta chỉ cần cộng hai phương trình lợi nhuận của hai chiến lược mua cổ phiếu và bán quyền chọn lại với nhau.

[Max S X C] N S S NS T − + C T − − = ( 0) (0, ) π với NS > 0, NC < 0 và NS = - NC.

Điều kiện cuối cùng, NS = - NC, quy định cụ thể rằng số quyền chọn

được bán phải bằng với số phiếu được mua. Xét trường hợp của một cổ phiếu và một quyền chọn, NS = 1, NC = - 1.

Phương trình lợi nhuận là:

[Max S X C]

S

ST − − T − −

= 0 (0, )

π

Nếu tại thời điểm đáo hạn giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn mua không được thực hiện, do đó khoàn lỗ của cổ phiếu sẽ được giảm đi nhờ phí quyền chọn. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn giá thực hiện, quyền chọn sẽ được thực hiện và cổ phiếu sẽ được chuyển giao. Điều này sẽ làm giảm mức lợi nhuận của cổ phiếu.

CS S ST − +

= 0

Điều này có nghĩa là trong trường hợp giá cổ phiéu khi đáo hạn thấp hơn hoặc bằng giá thực hiện thì lợi nhuận tăng theo mỗi đơn vị mà giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn giá mua cổ phiếu ban đầu. Trong trường hợp quyền chọn kết thúc ở trạng thái giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện thì lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu khi đáo hạn.

Giá cổ phiếu hoà vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0

0 0

* − + =

=ST S C

π ⇒ giá hoà vốn ST* =S0 −C

Hình 2.26: Quyền chọn mua được phòng ngừa

Lựa chọn giá thực hiện. Bán một quyền chọn mua được phòng ngừa với mức giá thấp nhất là lựa chọn mang tính bảo thủ nhất, vì mức lỗ khi cổ phiếu giảm giá là thấp nhất; tuy nhiên mức tăng khi cổ phiếu tăng giá cũng thấp hơn. Bán một quyền chọn mua có phòng ngừa với mức giá thực hiện cao nhất là chiến lược mạo hiểm hơn, vì lợi nhuận tiềm năng khi giá cổ phiếu tăng là lớn hơn nhưng mức bảo vệ khi giá giảm thì thấp hơn. Bất chấp mức giá thực hiện được lựa chọn, bán một quyền chọn mua được phòng ngừa ít rủi ro hơn nhiều so với việc chỉ sở hữu cổ phiếu. Phí quyền chọn mua, bất kể là lớn hay nhỏ, làm giảm bớt mức lỗ của người sở hữu cổ phiếu khi thị trường xuống giá.

L ợ i n h u ậ n

Giá cổ phiếu khi đáo hạn Điểm hoà vốn

Lợi nhuận tối đa

Hình 2.27: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các mức giá thực hiện khác nhau

Lựa chọn thời gian sở hữu. Với giá cổ phiếu cho trước, quyền chọn mua được phòng ngừa duy trì càng lâu, giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng lớn.

Hình 2.28: Quyền chọn mua được phòng ngừa với các thời gian sở hữu khác nhau L ợ i n h u ậ n

Giá cổ phiếu khi đáo hạn 0 L ợ i n h u ậ n 0

Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu

T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T2

T

Một phần của tài liệu Định giá quyền chọn vàng- thêm một công cụ để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng (Trang 54 - 57)