Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và giá quyền chọn thường được biểu diễn dưới dạng một giá trị đơn, gọi là delta. Delta thu được từ phép tính giải tích lấy vi phân giá quyền chọn mua trong mối tương quan với giá cổ phiếu.
Delta quyền chọn mua = N(d1)
Vì N(d1) là xác suất, delta phải có giá trị từ 0 đến 1.
Vì các giả định của phép tính vi phân, delta là giá trị thay đổi của giá quyền chọn mua ứng với một thay đổi rất nhỏ trong giá cổ phiếu. Delta cũng thay đổi khi quyền chọn phát triển trong suốt thời hạn của nó. Nói cách khác, ngay cả khi giá cổ phiếu không thay đổi, delta cũng sẽ thay đổi.
Nếu ta lập một danh mục với các vị thế khác nhau của các quyền chọn cũng như tài sản sao cho delta(danh mục) = 0. Điều này gọi là phòng hộ delta (delta hedge). Một vị thế được phòng hộ delta được gọi là trung lập delta Và danh mục có delta(danh mục) = 0 được gọi là danh mục dung hoà delta.
Đối với các danh mục dung hoà delta để tránh phải điều chỉnh danh mục, giảm chi phí thì ta tính toán sao cho gamma của quyền chọn bằng 0. Gamma của quyền chọn là phần thay đổi của delta ứng với một mức thay đổi rất nhỏ trong giá cổ phiếu. Công thức gamma là:
Gamma quyền chọn mua = T S e d π σ 2 0 2 / 2 1 −
Gamma càng lớn, delta càng nhạy cảm đối với sự thay đổi trong giá cổ phiếu và càng khó duy trì một vị thế trung lập delta. Gamma luôn luôn dương và lớn nhất khi giá cổ phiếu gần với giá thực hiện. Khi giá cổ phiếu cao hoặc thấp so với giá thực hiện, gamma gần bằng 0. Gamma thay đổi khi quyền chọn tiến dần đến ngày đáo hạn.
Gamma đại diện cho tính không chắc chắn của delta. Gamma càng lớn khiến cho khó phòng ngừa delta hơn, vì delta thay đổi nhanh hơn và nhạy cảm hơn với những biến động lớn của giá cổ phiếu.