3.1.Nhu cầu vốn của CTCP Sông Đà 12 đến năm 2015
3.2.3.Một số kiến nghị
ra trên đây được thực hiện cơ bản triệt để, tạo điều kiện cho Công ty duy trì được đà tăng trưởng như các năm vừa qua, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty có một số kiến nghị như sau:
3.2.3.1. Kiến nghị đối với Tổng Công ty Sông Đà
- Đề nghị Tổng Công ty có biện pháp và cơ chế để các đơn vị nội bộ thanh toán đúng hạn các khoản công nợ đối với CTCP Sông Đà 12, đặc biệt là các công nợ cung
cấp vật tư tại các công trình trọng điểm như: thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sơn La, Sê San 3,… tạo điều kiện về vốn để Công ty hoàn thành nhiệm vụ.
- Đề nghị TCT hỗ trợ đơn vị, các Ban điều hành cùng làm việc với Chủ đầu tư thanh toán kịp thời cho đơn vị tiền khối lượng xây dựng các hạng mục công trình, các công việc đã hoàn thành tại các công trình thủy điện đơn vị tham gia thi công.
- Đề nghị TCT có ý kiến với Chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền không tính chiết giảm 5% đối với một số công trình chỉ định thầu, đặc biệt trong công tác xây lắp hệ thống điện và cấp thoát nước phục vụ thi công trên công trường.
- Đề nghị TCT tiếp tục phân giao nhiệm vụ cho Công ty được tham gia các công việc tại các công trình, dự án do TổTCTng Công ty làm Tổng thầu hoặc Chủ đầu tư như: các thủy điện, các khu đô thị, các nhà máy, các công trình giao thông…
3.2.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước
Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu ngành: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở mỗi ngành là khác nhau và trong từng giai đoạn cũng có sự thay đổi. Nhà nước cần phải nghiên cứu để đưa ra một hệ thống chỉ tiêu phù hợp với các ngành kinh doanh, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc so sánh, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.
Hệ thống pháp luật hiện nay chưa được đồng bộ và hoàn thiện, vì vậy doanh nghiệp còn bị chi phối chồng chéo từ nhiều luật khác nhau, nên rất khó vận dụng. Do đó, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hành chính để khuyến khích các doanh nghiệp bộc lộ năng lực, tận dụng cơ hội làm ăn, tăng cường tính chủ động cho các doanh nghiệp. Đồng thời, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp đều có thể tiếp cận với thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng như cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận được với nhiều nguồn vốn khác nhau. Bên canh đó, Nhà nước cần đưa ra các chính sách kinh tế, tài chính đúng đắn góp phần làm cho nền kinh tế ổn định, lành mạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động SXKD nói chung, bảo toàn và sử dụng vốn hiệu quả
nói riêng.
Cải cách hệ thống thống kê, kế toán, kiểm toán theo thông lệ thị trường thế giới hạn chế đến mức tối đa tình trạng báo lãi nhưng thực ra lại lỗ, để chính thức đưa các DNNN bước chân vào thị trường cạnh tranh. Những doanh nghiệp nào hoạt động không hiệu quả sẽ bị thị trường đào thải, bỏ tình trạng bao cấp của Nhà nước đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Phát triển các tổ chức kinh doanh thuê mua tài chính để hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng. Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đều có nhu cầu đổi mới, tăng cường năng lực các trang thiết bị thi công. Việc mở rộng hình thức này, cùng với việc Nhà nước tạo điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện áp dụng công nghệ mới vào thi công, tránh được tình trạng doanh nghiệp mua máy móc về mà không sử dụng hết công suất.
Hình thành các tổ chức tư vấn về kinh doanh xây dựng để hỗ trợ các doanh nghiệp. Nhà nước nên có những phương hướng hình thành các tổ chức, các hiệp hội trong xây dựng nhằm thu thập, quản lý và cung cấp thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình SXKD như: giá cả máy móc thiết bị, vật tư, lao động, những tiến bộ khoa học kỹ thuật… hay có thể hỗ trợ nhau về vốn, quản lý doanh nghiệp để có điều kiện tham gia vào dự án lớn, lựa chọn được phương án kinh doanh, tránh được những thua thiệt không đáng có.
LỜI KẾT