2.3.Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn SXKD của CTCP Sông Đà 12
Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1. Doanh thu thuần 1000đ 249.945.044 278.865.963 302.541.432 238.015.403
2. Lợi nhuận sau thuế 1000đ 4.565.010 4.167.423 17.634.643 7.761.945
3. VLĐ bình quân 1000đ 241.181.357 210.505.755 218.387.566 246.698.012
4. Hàng tồn kho 1000đ 59.307.143 65.119.373 73.741.363 115.705.079
5. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/2) Lần 1,0363 1,3247 1,3853 0,9648
6. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (2/3) Lần 0,0189 0,0198 0,0807 0,0315
7. Vòng quay hàng tồn kho (1/5) Vòng 4,2144 4,2824 4,1027 2,0571
(Nguồn: tính toán từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP Sông Đà 12)
Hiệu suất sử dụng VLĐ cho biết một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn thể hiện số lần luân chuyển VLĐ, chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ luân chuyển càng nhanh. Tốc độ chu chuyển VLĐ càng nhanh thì lượng vốn tự đáp ứng được càng lớn, chi phí lãi vay càng thấp và hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Trong lĩnh vực xây dựng, vòng quay VLĐ phụ thuộc vào thời gian xây dựng công trình, chỉ khi nào công trình hoàn thành, bàn giao dưa vào sử dụng và được chủ đầu tư thanh toán thì khi ấy VLĐ mới hoàn thành được một vòng luân chuyển. Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu này tăng dần qua các năm từ 2005 đến 2007 và luôn lớn hơn 1, nhưng giảm xuống dưới 1 vào năm 2008. Nếu không xét đến biến động năm 2008 thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty đang dần được cải thiện, Công ty đã có những biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công cũng như nâng cao năng lực thi công hoàn thành và bàn giao công trình đúng thời hạn cho chủ đầu tư.
Để có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng VLĐ, ta xem xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VLĐ: đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, phản
ánh một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng chậm qua các năm 0,0189 lần (2005), và 0,0198 lần (2006), mạnh nhất là năm 2007 0,0807 lần (gấp 8 lần so với năm 2006) và giảm xuống quá nửa trong năm 2008 còn 0,0315. Như vậy, một đồng VLĐ được sử dụng vào hoạt động SXKD đã mang lại lợi nhuận sau thuế ngày một nhiều hơn 0,0189 đồng năm 2005, năm 2007 là 0,0807 đồng, nhưng chưa ổn định vì giảm còn 0,0315 đồng năm 2008. Lý giải cho sự bất ổn này, như chúng ta đã biết, năm 2008 là năm mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tác động lớn đến hoạt động SXKD của Công ty: hàng hóa sản xuất ra không bán được khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm, lượng hàng tồn kho tăng lên làm tăng VLĐ, chính vì vậy chỉ tiêu này đã giảm mạnh trong năm 2008.
Vì hàng tồn kho là bộ phận chiếm tỷ trọng cao trong VLĐ và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến nguồn vốn này, đặc biệt là trong năm 2008 nên ta sẽ xem xét cụ thể hơn bộ phận này thông qua chỉ tiêu vòng quay của hàng tồn kho. Phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vật tư dự trữ cho SXKD và chi phí SXKD dở dang, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong các năm 2005, 2006, 2007 luôn xấp xỉ 4 vòng, tuy nhiên năm 2008 đã giảm còn 2,0571 vòng. Bên cạnh lý do suy giảm kinh tế, Doanh nghiệp không bán được hàng, còn do kế hoạch dự trữ và sử dụng vật tư của Công ty chưa hợp lý và công tác dự báo còn chưa tốt. Hơn nữa, tính chủ động trong việc xử lý vật tư tồn kho nhằm giải phóng VLĐ của các đơn vị chưa cao, việc cấp phát và sử dụng vật tư chưa đạt hiệu quả cao và công tác quản lý các đơn vị còn lỏng lẻo.
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình sử dụng VLĐ của Công ty thời gian qua, chúng ta cần phân tích thêm tình hình vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng của Công ty thông qua so sánh các khoản phải thu và khoản phải trả (nợ phải trả không bao gồm vay và nợ ngắn, dài hạn).
Bảng 8: So sánh khoản phải thu và khoản phải trả của Công ty