2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 - 2008

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (Trang 39 - 42)

2.1.Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Sông Đà 12

2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2005 - 2008

Đà 12, trong thời gian qua, việc thực hiện các kế hoạch hàng năm của Công ty đã luôn đạt và vượt, hoạt động SXKD rất khả quan, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân/người hàng tháng đã tăng từ 1,4 năm 2005 lên 2,4 triệu năm 2008.

Nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động SXKD của Doanh nghiệp đều có xu hướng tăng, có thể nói năm 2007 là năm Công ty có sự tăng trưởng nhảy vọt, tuy nhiên đến năm 2008 Công ty lại có sự sụt giảm đáng kể, nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và Công ty không phải là ngoại lệ. Lãi suất ngân hàng cao, thị trường chứng khoán chững lại, thắt chặt chi tiêu, bão giá nguyên vật liệu khiến cho Công ty phải thu hẹp lại hoạt động SXKD, làm cho các chỉ tiêu đều

này qua biểu đồ quy mô tổng nguồn vốn, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty qua các năm dưới đây:

Biểu đồ: Quy mô nguồn vốn, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty

(Nguồn: CTCP Sông Đà 12)

Về chỉ tiêu tổng nguồn vốn ta thấy chỉ tiêu này nhìn chung có sự tăng lên qua các năm, thể hiện sự mở rộng về SXKD của Công ty, riêng năm 2006 có sự giảm nhẹ. Đây không phải là điều đáng lo lắng khi ta xem xét cụ thể nguyên nhân, đó là do quy mô nợ phải trả được thu hẹp đáng kể cả về nợ ngắn hạn và dài hạn, trong khi vốn chủ sở hữu tăng lên.

Các về chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cùng có xu hướng biến động chung, đó là tăng dần từ năm 2005 đến năm 2007 nhưng giảm mạnh vào năm 2008. Nguyên nhân của hiện tượng này như đã nêu ở trên. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế có sự giảm nhẹ vào năm 2006 là do các khoản mục chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

Không chỉ riêng với CTCP Sông Đà 12 mà hầu như các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực xây dựng đều có sản phẩm rất đặc thù, đó là: những công trình xây dựng, nhà máy sản xuất… Đặc điểm của những công trình là phân bố không tập trung, nằm rải rác khăp nơi tùy vào quy hoạch của từng vùng, từng địa phương. Do đó, việc thi công xây dựng có tính chất lưu động và phân tán, theo đó, lao động và công cụ lao động phục vụ cho sản xuất cũng phải di chuyển theo, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí. Đặc điểm này khiến cho việc huy động vốn và quản lý vốn phải diễn ra trên một phạm vi rộng, thông qua nhiều tổ chức tài chính trung gian, do đó chi phí giao dịch cao. Điều này làm giảm tính hiệu quả trong huy động và gây khó khăn cho công tác quản lý vốn.

Sản phẩm xây dựng thường có thời gian sử dụng dài và giá trị sản phẩm lớn nên có nhu cầu lớn về sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, cải tạo hoặc mở rộng… Chi phí sản xuất cho sản phẩm xây dựng rất đa dạng. Ngay cùng một sản phẩm có kết cấu, kiến trúc giống nhau cũng có sự khác nhau về chi phí sản xuất. Vì vậy, việc xác định chi phí sản xuất cũng như giá cả sản phẩm có nhiều khó khăn phức tạp hơn so với sản phẩm công nghiệp. Khả năng xây dựng các định mức chi phí cho sản phẩm xây dựng bị hạn chế rất nhiều. Ngoài ra, các sản phẩm mà Công ty đã, đang và sẽ thi công thường xuyên yêu cầu một lượng vốn lớn, thời gian hoàn thành tương đối dài. Trong khi đó, khi tham gia các công trình này Công ty chỉ được ứng trước số vốn bằng 10% tổng giá trị của công trình mà số vốn tự có không đủ nên Công ty phải vay ngân hàng để thi công làm phát sinh nhiều khoản chi phí giao dịch.

Do tính chất về sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm nên nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cần một khối lượng lớn, nhiều chủng loại, có loại được đáp ứng bằng cách tự sản xuất, nhưng cũng có loại phải nhập mua và được vận chuyển đến. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là trước khi huy động và sử dụng vốn cần dự toán nhu cầu nguyên vật liệu chính xác, tối ưu không những giảm được chi phí lưu kho mà còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Trên cơ sở đó, xác định cơ cấu vốn tối ưu. Cụ thể là nguồn VLĐ sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty.

Chu kỳ SXKD dài, sản phẩm xây dựng dở dang lớn làm cho vốn SXKD của Công ty bị ứ đọng nhiều và kéo dài, khả năng thanh toán các khoản nợ thường gặp khó

thi công, Công ty cần có những biện pháp tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian ứ đọng, tăng vòng quay của VLĐ, tăng hiệu quả sử dụng VLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD nói chung.

Quá trình sản xuất sản phẩm thường diễn ra ngoài trời, dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố khí hậu thời tiết, sản phẩm xây dựng dễ bị hao mòn ngay cả trong quá trình sản xuất, gây lãng phí cho nguồn vốn. Vì vậy, khi dự toán về chi phí, Công ty cần tính toán chính xác về tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành cũng như nhu cầu thực tế về vốn cho quá trình sản xuất để có phương án huy động cho phù hợp.

2.2. Thực trạng vốn kinh doanh của CTCP Sông Đà 12

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 (Trang 39 - 42)