1.3.Một số vấn đề về sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
1.3.2.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
dụng vốn, người ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, năng lực hoạt động và khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn. Chúng phản ánh mối quan hệ đầu ra, đầu vào trong quá trình SXKD thông qua thước đo tiền tệ.
1.3.1.1. Các tỷ số về năng lực hoạt động
Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh nghiệp. Vốn của Doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như TSCĐ, TSLĐ. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng
bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp.
- Vòng quay vốn lưu động: tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng số tiền và vốn lưu động bình quân, nó cho biết số vòng quay vốn lưu động trong năm.
- Số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động trong kỳ = 360/ số vòng quay - Vòng quay dự trữ (tồn kho): là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm) bình quân.
- Hiệu suất sử dụng tổng vốn: chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và nguồn vốn và cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng vốn =
Tổng nguồn vốn bình quân - Hiệu quả sử dụng vốn cố định, được tính như sau:
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Vốn cố định bình quân - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VLĐ =
Vốn lưu động bình quân
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trên đây đều có ý nghĩa chung là một đồng vốn sản xuất của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng sản phẩm trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao. Đồng thời, để đạt hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm vốn nhằm tối thiểu hóa số vốn sử dụng hoặc tối đa hóa kết quả sản xuất trong giới hạn về các nguồn vốn hiện có.
1.3.1.2. Các tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán phản ánh tình trạng tài chính (tốt hay xấu) của doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến tình hình thanh toán. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cũng cần phải phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà tổ chức, các khoản phải trả, phải nộp khác v.v… Cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định. Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của khoản nợ đó.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Do vậy, tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh=
Nợ ngắn hạn
1.3.1.3. Các tỷ số về khả năng sinh lãi
Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả
SXKD và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng hoạt động SXKD của Doanh nghiệp. Tuy nhiên căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tính bằng số tuyệt đối chưa thể đánh giá đúng chất lượng hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh việc xem xét mức biến động của tổng số lợi nhuận còn phải đánh giá bằng số tương đối (tỷ suất lợi nhuận) thông qua việc so sánh giữa tổng số lợi nhuận trong kỳ với số vốn sản xuất sử dụng để sinh ra số lợi nhuận đó. Tỷ suất lợi nhuận được tính theo các chỉ tiêu chi tiết sau đây:
- Tỷ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận sau thuế
ROE = × 100%
Vốn chủ sở hữu
ROE phản ánh khả năng sinh lợi của VCSH và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn SXKD (ROA): Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Khác với ROE, ROA thường được các nhà quản lý doanh nghiệp tham khảo.
Lợi nhuận sau thuế ROA =
Tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = × 100% VCĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của VCĐ trong kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Lợi nhuận sau thuế
VLĐ bình quân
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nói lên một trăm đồng vốn sản xuất trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện năm nay so với kế hoạch, so với năm trước và với các doanh nghiệp có điều kiện tương đương có thể sánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm tìm biện pháp nâng cao chỉ tiêu này.
CHƯƠNG 2