PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ
3.3.2 Khắc hoạ nhân vật bằng yếu tố ngoại hình và tên gọ
Con đường sáng tạo của Kim Lân cũng chính là sự khám phá những biểu hiện khác nhau của tính cách, của đời sống nhọc nhằn, với bao biến cố mà bản chất thầm kín nhất của con người không dễ dàng bộc lộ.
Trong cách xây dựng nhân vật, Kim Lân thường tạo cho nhân vật của mình một vẻđẹp tương đối hài hòa giữa nội dung và hình thức. Vẻđẹp cũng như tính cách, nhân cách của nhân vật thường được toát lên qua thần thái, cử chỉ, điệu bộ, thậm chí là một đặc điểm ngoại hình. Tùy thuộc vào vấn đề, chủ đề và tính cách nhân vật, Kim Lân đã chọn lấy một “điểm sáng” về ngoại hình hoặc cử chỉ phù hợp để rồi trong suốt truyện, đặc điểm đó trở đi, trở lại nhằm thể hiện sâu sắc hơn tâm hồn, tính cách của nhân vật.
Trong quá trình xây dựng nhân vật, Kim Lân không dành nhiều thời gian cho việc miêu tả ngoại hình. Tuy vậy, đối với những nhân vật cần được nhấn mạnh về vị trí xã hội, về tính cách… ông đã triệt để tận dụng những điều kiện cho phép để đưa ra đặc điểm về hình dáng của họ. Nét vẽ chân dung của ông thường chỉ là phác thảo, song luôn gây ấn tượng ban đầu cho người đọc. Trong việc phác thảo hình dáng nhân vật ông thể hiện rõ quan điểm thẩm mỹ truyền thống. Thường thì với người quyền quý là mắt sáng, xếch, môi đỏ, da trắng, có nét “quý tướng”…, với người lao động thì đen, chắc, khỏe …
Đoạn tả Trạng Sặt (con vua - Thượng tướng Trần Quang Khải sau này).
“Cậu có khuôn mặt trái xoan, trắng trẻo. Chiếc mũi dọc dừa, thon dài, cặp môi
đỏ hồng như thoa son, hơi mỏng một chút nhất là mớ tóc đen nhánh dài đến gót chân, khiến cậu có vẻ kiều mị như con gái, nhưng trái lại, cặp mắt sáng quắc dưới cặp lông mày lưỡi mác rậm, xếch ngược trên tảng trán dồ cao” [65].
Những nét quý tướng được nêu khiến người đọc phần nào dự đoán được vị trí của nhân vật sau này.
Nếu như đoạn tả Trạng Sặt với những nét quý tướng thì đoạn tả cụ Tú trong “Đôi chim thành” lại hiện lên với dáng vẻ nhà Nho “An bần lạc đạo”: “tuy tuổi cao nhưng cụ vẫn còn tráng kiện. Cặp mắt tinh anh dưới hàng mi dài. Nước da hồng hào càng làm tôn bộ râu trắng muốt phất phơ trước ngực. Một tay chống gậy trúc, một tay cầm quạt thước che nắng, súng sính trong chiếc áo lụa trắng dài” [65]. Thật là một dáng vẻ của những vị tiên, của những nhà Nho đã thôi “hành đạo”, “xuất thế” vui với cảnh điền viên an nhàn. Còn đây là đoạn tả một đô vật trong truyện “Ông Cản Ngũ”: “Quắm Đen to trùi trũi như con trâu mộng; Anh ta khỏe lắm. Gánh lúa của anh ta bao giờ cũng to gấp đôi ba lần người khác. Anh có thể vật suốt ngày không biết mệt” [65]. Tả như vậy thật phù hợp với một đô vật nhưng đoạn tả anh Vựa một đô vật khác trong “Cầu đánh vật” còn sinh động hơn:
“Anh Vựa thực xứng đáng với tên. Thừa hưởng cái khí huyết cường tráng của cha, anh có một thân hình lớn ai bì. Đôi vai rộng rãi, bề thế. Bộ ngực nở
nang rắn chắc, thây nẩy trên chiếc bụng đõn, bắp thịt nổi lên từng múi. Những lúc anh dùng toàn lực để đối phó với một địch thủ nào, cái thân hình đen đủi ấy bóng loáng mồ hôi càng làm tăng thêm những thớ thịt vằn vèo trên tấm lưng cánh phản” [65].
Có thể nói, song hành cùng với việc khắc họa yếu tố ngoại hình rất thành công của nhà văn trong những tác phẩm thuộc đề tài phong tục mà luận văn đã trình bày bên trên, thì những tác phẩm thuộc đề tài thế sự của Kim Lân cũng mang lại những bức chân dung sắc nét sống động đến từng chi tiết.
Trong “Đứa con người vợ lẽ”, thái độ vô tư, tự phụ của một con người. Chỉ biết đến bản thân như ông Cảđã được Kim Lân thể hiện rất rõ qua những đặc điểm bên ngoài. Thân hình thì “bệ vệ”, “phì nộn”, còn mặt thì “tròn, ngắn”, da
lại “trắng nhễ, trắng nhại, bóng loáng như bôi dầu”, khi đi thì “thắng bộ oai ra phết”, “lúc nào cũng cắp cái cặp phồng to tướng…” [65]. Qua đó, người đọc còn có thể hiểu thêm, đó là một con người có hoàn cảnh kinh tế giàu có, khá giả hơn người, thế mà lại tiếc một hào mua phở cho em. Trong khi đó, tính cách, nói cho đúng hơn là nhân cách của Nhược Dự trong (Con chó xấu xí) lại được ông chọn thể hiện ở một góc độ khác. Dưới con mắt nhà nghề của một nhà văn, Nhược Dựđã được “định dạng” ngay trên “khuôn mặt non choẹt” lúc nào cũng
“rầu rĩ, băn khoăn” với “cái đầu trọc nay đã mọc dài” cùng “bộ râu dài lượt mượt, trắng nhầy” [59]. Chỉ đôi nét thôi mà Nhược Dự hiện lên với chân dung của một con người kín đáo khó hiểu, rất khôn ngoan luôn tìm cách che đậy con người thật của mình để từ chối lời mời cộng tác với Ủy ban kháng chiến. Có thể nói đó là một con người cơ hội, giả dối, ham sống sợ chết chỉ mưu cầu cho lợi ích riêng của mình.
Nhìn người theo con mắt của một nhà “tướng học dân gian”, ông đã quan sát và vẽ nên khuôn mặt của từng người phù hợp với con người, nghề nghiệp và tính cách của họ. Từ ông Chánh Bảy đến nhà sư “hổ mang” trong “Trả lại đòn”. Ông Chánh Bảy thì có khuôn mặt dữ tợn của một “tay chơi khét tiếng” giàu có
được nhà văn miêu tả với “Cái bộ mặt to lớn, thô kệch, gan guốc, sạm đen. Cặp lông mày sâu róm sếch ngược trên tảng trán dồ cao, chờm ra che cặp mắt trắng dã, tròn như ốc nhồi, nhìn vào đâu thì trô trố không chớp. Cái mũi sư tử thấp chẹt, sù sì, đỏ hỏn náu giữa hai chiếc xương lưỡng quyền nhô cao. Cặp môi thâm sì như hai miếng thịt trâu chết vều lên để lộ bộ răng vẩu cải mả. Và cái quai hàm bạnh ra rất lớn, râu quai nón lâu ngày chưa cạo mọc ra tua tủa, đen sì như bôi nhọ nồi quanh mồm, quanh mặt” [65]. Còn ở nhà sư “hổ mang” thì “lão có một nước da trắng trẻo hồng hào. Cái mũi dọc dừa nhòm xuống cái mồm mỏng dính, tỏ ra hay nói. Nhưng đến đôi mắt thì thật là quỷ quyệt, gian hùng, nhỏ tí mà lúc
Dấu ấn thời gian, của sự từng trải, của sự vất vả, nghề nghiệp, đặc biệt là chân dung của những “mảnh đời đầu thừa đuôi thẹo” cũng được ông quan sát và thể hiện ngay khi miêu tả ngoại hình nhân vật. Từ người dân ngụ cư xấu xí, nghèo đói, vất vả như anh Tràng hiện ra trong “thân hình vậm vạp”, và tấm lưng thì to “như lưng gấu”, “cái đầu trọc nhẵn” đến ông Cả Luốn trong “Ông Cả
Luốn gốc me” hiện ra với dáng ngồi “im như khúc gỗ trên cái trường kỹ tre cũ”, hai tay thì “chống má” còn “hai con mắt thì căng ra” trông ông già “sọp hẳn đi và dúm dó như cái bị nát” [65]. Trong khi đó, để miêu tả người mẹ nghèo lam lũ vất vả Kim Lân lại thể hiện bằng cái dáng “lọng khọng”, “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán”, “còn đôi mắt thì cứ luôn hấp hái cho đỡ nhoèn” [65] (Bà cụ Tứ trong Vợ nhặt). Hoặc khi miêu tảđôi mắt của một bà mẹ bất hạnh trong đau khổ, dở dang, có con đi bộ đội, thì lại “đăm đắm, xa xôi như đang mệt mõi (…). Hai con mắt nom thật hiền từ, mà cũng thật gan góc, nhẫn nại” (Bà Cẩn trong Bà mẹ
Cẩn). Còn khi miêu tả đôi mắt của một cô gái chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm nên đã rơi vào bẫy tình, rồi trở nên thân tàn ma dại thì “Mắt trắng dã giương lên lại nhìn xuống” (Vịa trong Cô Vịa).
Yếu tố dị thường cũng được Kim Lân dùng như một thủ pháp đắc hiệu để làm rõ hơn phẩm chất nhân vật.
Trong truyện “Người chú dượng”, nhân vật ông Mộc đã mang một số nét ngoại hình không bình thường so với các nhân vật khác trong những “mảnh đời
đầu thừa đuôi thẹo” của nhà văn. Người đàn ông này “độ ngoài năm mươi tuổi, mặt ngắn, trán ngắn, bàn chân, bàn tay đều to ngắn, nứt nẻ, sần sùi như những cành củi gộc”, lại có thân hình “lùn thấp và to lớn bè bè như cái cối xay” với một dáng đi “khập khiễng (…) cái lưng gù càng gù lên, đầu rục vào trong vai”
và “tất cả những bắp thịt trên người, trên mặt, trên vai, trên cổ đều nổi u lên từng cục và đang lặng lẽ di chuyển dưới lớp da đỏ cháy như đồng tụ”. Còn hai
Như vậy với “Người chú dượng”, Kim Lân đã bước đầu tạo ra một cách nhìn sâu vào con người, ông phát hiện ra dưới lớp vỏ ngoài xù xì là một lớp trầm tích. Đây cũng là cách nhìn riêng của Kim Lân trong xu hướng miêu tả ngoại hình xấu xí - Ông quan niệm nét xấu xí dị thường như là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa con người và hoàn cảnh.
Như vậy khi tả người ngòi bút của Kim Lân cũng hết sức sinh động, tinh tế, tỉ mỉ. Mỗi nhân vật, mỗi kiểu người, ông đều có một ngôn ngữ riêng miêu tả phù hợp với đối tượng. Điều này cũng góp phần tạo nên sự sinh động thành công trong các bức tranh phong tục của nhà văn.
Ngoài tả người Kim Lân còn có những trang, đoạn tả con vật nuôi cũng hết sức sống động. Ta hãy đọc một đoạn trong truyện “Con mã mái”:
“Tuy rằng cùng đàn với nhau mà đôi gà ấy mỗi con một vẻ, mỗi con đánh một đòn. Con Ô mã mái tảng dày, mi trờm làm cho đôi mắt ếch sâu hoắm vào. Mỏ tam sơn, ba múi, quăm quắm như mỏ diều hâu. Mình củđậu, đuôi lá vả, tỏ ra có sức bền bĩ, gan góc. Nhất là đôi quản đen bóng, rắn cứng như thép nguội. Hai hàng vẩy một song song chạy từ khoeo đến bàn. Quản bên phải, sóng ngang với cựa có một chiếc vẩy rất nhỏ cài vào nữa. Theo những tay chơi nói là chiếc vẩy cào lợi hại lắm…
Nhưng đến con Sám Miến Hồng thì mới thực là tài ba có một. Với đôi quản đầy vảy “khâu dao”, chỉ buông không cũng thành cần, cáo. Và nhất là hai ngón “thái”, vênh vênh kỳ quái. Nó đã lấy vừa đúng mười hai con mắt trong mười hai trận đấu. Sám Miến Hồng khét tiếng lên là con gà kỳ tài. Đến nỗi vần
Tả con vật như vậy thật là tỉ mỉ, tinh tường, sống động. Mỗi con vật một vẻ riêng, một đặc điểm riêng, một tài riêng, như thế tác giả phải là người am hiểu, quan sát tinh tế và có vốn từ ngữ thật phong phú mới viết được như vậy.
Nét riêng của Kim Lân còn thể hiện ở ý thức khi dặt tên cho nhân vật của mình. Sáng tác theo khuynh hướng phong tục, chọn những người dân miền quê cùng các phong tục, tập quán để miêu tả, Kim Lân cố gắng tận dụng những đặc điểm tạo ra tính tự nhiên cho nhân vật. Đặt tên cho nhân vật là một trong những biện pháp được nhà văn sử dụng một cách tích cực góp phần tạo nên chất phong tục trong tác phẩm.
Ở nông thôn, với những người nông dân việc đặt tên người hết sức giản dị. Họ thường mượn tên các dụng cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt để đặt tên, ví như cái Hái, chị Dao, anh Bát, chị Chén… Họ dựa luôn vào thứ tự trong nhà để gọi: chị Ba, ông Cả, anh Năm… Họ dựa vào đặc điểm bên ngoài của người đó để gọi: Hai Đen, Tư Mập, Hùng Khèo…, dựa vào những nghề nghiệp chức vụ để gọi: Binh chức, Cai Huy, Bá Kiến… Cách gọi tên trên trở thành thói quen thông thường tự nhiên ở nông thôn.
Trong các tác phẩm viết theo khuynh hướng phong tục, Kim Lân đã sử dụng thói quen truyền thống của dân gian để đặt tên cho các nhân vật như: Văm Lớn, Trạch Khô, Quắm Đen, Trưởng Thuận, Cả Chuẩn, Trạng Sặt, Trạng Kế…, cách đặt tên như thế phù hợp với việc diễn tả phong tục. Nhà văn tập trung vào những con người bất hạnh nghèo khó, lam lũ, vất vả, tha phương kiếm sống ở làng quê nông thôn mà nhà văn đã gọi họ là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp các xó xỉnh của cuộc sống” (Người chú dượng). Và cái đặc điểm “đầu thừa
đuôi thẹo” ấy trước hết được Kim Lân thể hiện ngay ở việc đặt tên nhân vật. Người đọc có thể thấy với loại nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo” này thì có loại nhân vật có tên và có loại nhân vật không tên. Loại nhân vật có danh tính thì cũng toàn là những cái tên quê kiểng như: Tư, Thân, Thạ, Tràng, Đục, ông Hai,
Lại nữa, thường thì những người phụ nữ khi về nhà chồng, cái tên cha mẹ đẻ đặt cho cũng bị bỏ mất, mà được gọi tên theo chồng; khi có con lại được gọi theo tên con. Trong truyện “Người chú dượng”, nhân chuyến về thăm dì của người cháu họ, khi hỏi tên bà Bản thì không ai biết. Hóa ra họ gọi bà theo tên con gái - bà Sen. Tương tự, chúng ta còn thấy tên bà Hai (vợ ông Hai trong Làng), bà Tư (vợ ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê)… cũng thế.
Đây cũng là một tập tục của làng quê. Nhưng nếu nhìn sâu hơn, chúng ta sẽ thấy cách gọi như vậy ẩn chứa cả một nông nổi, một thân phận của người phụ nữ nông thôn Việt Nam. Họ chịu đựng một nề nếp gia đình mang tính gia trưởng. Mọi quyền tối cao trong nhà là do người đàn ông nắm hết. Họ chỉ là kẻ phụ thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Lấy chồng thì theo thói nhà chồng, toàn tâm, toàn ý cho chồng con, cha mẹ chồng. Và ngay cả cái tên cha mẹđẻ đặt cho cũng không được quyền giữ lại. Nhà văn Kim Lân hiểu rất kỹđiều này, nên ông đã đưa vào tác phẩm của mình những cái tên đầy chủ ý như