Goethe đã từng nói: “Sáng tác nghệ thuật là bữa ăn ngon, là hoa tươi dâng bạn bè tôi”. Người nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật là sáng tạo ra cái đẹp, đó là thiên tư và thiên chức cao quí. Nhưng không có cái đẹp nào xa rời cái có ích, xa rời cuộc sống của con người. Trong văn chương cũng vậy, cái đẹp là sự sống được cảm thấy. Cho nên với nghệ sĩ vấn đề là tìm kiếm vẻđẹp nào? Tìm kiếm ở đâu?
Có thể nói từ xưa đến giờ, trong văn chương Việt Nam không ít người tìm kiếm cái đẹp vốn tiềm tàng khuất lấp (như Thạch Lam, Nguyễn Minh Châu), tìm kiếm cái đẹp tài tử siêu phàm - “Vang bóng một thời” (như Nguyễn Tuân). Cũng có những người tìm kiếm đề cao cái đẹp hoang dại, nguyên sơ đôi khi gắn với bản năng, phi lý tính (như Khái Hưng), lại có những người chỉ đến với cái
đẹp của những kiếp lầm than đau khổ (như Nam Cao)….
Kim Lân cũng đi tìm cái đẹp nhưng với ông, cái đẹp vốn là những phong tục sinh hoạt văn hoá lành mạnh của người nông dân ở làng quê nông thôn Việt Nam. Nghĩa là nhà văn đi tìm cái đẹp ngay trong cuộc sống hàng ngày. Cái đẹp vốn không bị giới hạn, khuôn hẹp trong một không gian, thời gian nào, nó thật sự phong phú đa dạng chất chứa trong cuộc sống quanh ta. Và với Kim Lân, cái đẹp chính là những thú chơi tao nhã, những sinh hoạt văn hoá lành mạnh của người dân ở làng quê nông thôn mà nhà văn cần quan sát và chỉ ra vẻđẹp ấy bằng cảm nhận với những rung động thành thật, sâu xa và bằng một thái độ trân trọng hiếm có. Có thể nói, chính quan niệm về cái đẹp như thế thật sự đã giúp Kim Lân trở thành một trong những đại biểu xuất sắc cho khuynh hướng phong tục làng quê trong văn xuôi Việt Nam. Qua những trang văn của mình, Kim Lân đã “tìm” và
“phát biểu” được biết bao vẻđẹp của phong tục văn hoá làng quê Việt Nam. Khi viết về các phong tục dân gian, trước hết Kim Lân muốn khẳng định cái đẹp trong tâm hồn của người nông dân. Đọc các truyện “Đôi chim thành”, “Con mã mái”, “Thượng tướng Trần Quang Khải-Trạng vật” …, ta thấy cái đẹp ở đây chính là cuộc sống nông thôn, cuộc sống thôn quê lành mạnh. Bao nhiêu nỗi nhọc nhằn thường ngày của người dân trước những khó khăn giờ đây nhường chỗ cho sự thảnh thơi trong cuộc sống thanh bình, yên ả. Họ đã suy nghĩ tái tạo gìn giữ và làm giàu có, phong phú thêm các trò chơi vui: thả chim, chọi gà, đánh vật… những trò chơi gợi ta nghĩđến cái đẹp của tinh thần văn hoá phương Đông. Những trò chơi phải chăng đã nảy sinh từ những công việc lao động vất vả thường ngày. Tinh thần của nền văn minh nông nghiệp đã được lưu giữ bảo tồn bằng những phong tục văn hoá lành mạnh. Kim Lân đã quan sát và tìm ra được
vẻđẹp này ở các phong tục văn hoá và khéo léo dựng lên những hình tượng văn học để bảo tồn lưu giữ.
Thú chơi của con người xuất phát từ nhu cầu con người cần được chơi. Chơi chính là biểu hiện của một nhu cầu thám hiểm và thỏa mãn tính tò mò của con người. Chơi còn được hiểu là khát vọng thuần túy về một cuộc sống, nó cho phép con người lúc đó rũ bỏđược mọi câu thúc, ràng buộc của cuộc sống thường ngày. Đó cũng là một vẻđẹp trong cuộc sống. Con người khao khát được chơi và cảm thấy được thỏa mãn khao khát ấy trong bản thân việc chơi, chứ không đòi hỏi gì ở bên ngoài. Nó không đòi hỏi phải mang lại lợi ích vật chất, hoặc mục đích thực dụng nào khác. Người ta tham gia hết vào cuộc chơi trong một trạng thái tự do cao nhất và khi đó thì cái phận vị của con người được tạm thời quên đi, ranh giới có tính đẳng cấp giữa các thành viên trong cuộc chơi tạm thời được xóa nhòa. Điều này cho thấy nó cũng phản ánh một cách vô thức cái khát vọng dân chủ thường ngày, mà ngay trong cuộc sống thường ngày ấy con người ít khi đạt được. Nhìn vào các trò chơi, cách chơi và người chơi trong các trang văn của Kim Lân ta thấy, tất cảđều toát lên một vẻđẹp - vẻ đẹp của tình yêu quê hương làng quê trong tâm hồn người nông dân. Nhà văn miêu tả trò chơi trong tinh thần khẳng định danh tiếng của làng. Danh dự của làng là một giá trị tối thượng. Nếu vì một lý do nào đó mà thua cuộc, thì cái danh dự của làng, uy tín của làng, tư thế của làng bị kém giá, bị suy sụp. Cho nên nhất nhất mọi sự chuẩn bị, mọi hy vọng đều thuộc về nhóm những người đam mê, có cùng sở thích chơi - có tính đại diện cho làng. Đi chơi chọi gà chẳng hạn, có phải một mình ông Cả Chuẩn đâu, mà có cả những “tay chơi” sành sỏi và những cổ động viên nhiệt thành như: hương Chế, ông Tư, ông đồ Thảo, cả Sầy, hương Thân, tư Chuyên… Tất cả mọi người đều lo lắng, hồi hộp đến ngạt thở trong cuộc tranh hùng của “mã mái”; rồi cuối cùng đều vỡ oà trong niềm vui chiến thắng. Mọi người đều hướng về cái danh tiếng của làng. Đơn cử một ví dụ về làng vật “Người ta bảo làng Cẩm Giang có
đất vật, nhiều đô nổi. Nên bọn con trai làng gắng công luyện tập dưới sự trông nom, chỉ bảo của đô Cót để giữ tiếng cho sân mình” [65]. Đô Cót đi khoe miên
man những sự tích thú vị của làng vật với một sự khoái chí ra mặt, không hề giấu diếm. Cái sự khoe khoang đó có cái vẻđáng yêu: “Uống luôn ba bát nước một cách chậm chạp, đô Cót thở dài kể lể:
- Các cụ truyền lại: làng tôi ngày xưa được ông Tả Ao để cho ngôi đất phát to lắm. “Văn tể tướng Võ quận công”. Thời bấy giờ các quan võ phần nhiều là đô vật. Làng tôi cũng có mấy ông được tiến cử vào trong kinh đô.
Nhưng lúc vua ngự giá đi đâu thì ngồi lên cánh tay một đô vật. Cậu thử tưởng tượng xem: một người to lớn đẫy đà, đầu đội mũ lưỡi búa, mình đóng khố bao, khăn vắt. Một tay khuỳnh ra làm ngai cho vua ngự, còn một tay cầm tàn che, có phải oai phong lẫm liệt biết là bao nhiêu không. Vì thế làng tôi thời ấy mới có mấy ông đô như: đô Tàn, đô Lọng, đô Kiệu, đô Cờ….
Dứt lời, đô Cót liếc tôi tủm tỉm cười một cách tựđắc, sự hân hoan rạng rỡ
trên nét mặt.” [65]
Trong một câu chuyện khác, nhà văn miêu tả cái cảnh hát tuồng của làng đang có nguy cơ rã đám, tàn lụi trước sự tấn công của tân nhạc và lối sống mới. Sân khấu dân gian cũng là một thú chơi sang trọng của văn hoá làng truyền thống. Trước nguy cơ tàn lụi, các cụ trong làng cùng đồng lòng: “Làng ta đất tuồng, không nhẽđình đám bỏ tẻ ngắt (…) Sợ rằng hàng xứ người ta chê bai, nên các cụ bỏ tiền ra nuôi thầy dạy” [65]. Kết cục cái mong muốn khôi phục truyền thống hát tuồng không thành tạo nên nỗi buồn chung cho cả làng, nhất là lớp người không còn trẻ tuổi, hay sống bằng niềm hoài cổ như cụ trùm Trạch. Nhưng điều đó lại thể hiện được cái đẹp trong tâm hồn của người nông dân đối với văn hoá truyền thống ở nông thôn.
Xin đơn cử thêm một trường hợp nữa ở truyện ngắn “Đuổi tà”, ngay từ tựa đề chúng ta cứ nghĩ truyện mang khuynh hướng phục cổ hoặc đả phá những hủ tục cổở làng quê. Nhưng đi sâu vào nội dung truyện chúng ta thấy “đuổi tà” là một tập tục trừ ma sống động của những người dân quê và rất quen thuộc với những cư dân đồng bằng Bắc Bộ.“Đuổi tà” là để giã từ năm cũ đón chào năm mới;
ăn thịnh đạt” hơn; “đuổi tà” là để cuộc sống của con người sang năm mới được thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn… Và “đuổi tà” hàng năm, rõ ràng đã trở thành một thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam với một mục đích, một ước mơ cao cả trong tâm hồn mà ai ai cũng đều hào hứng tham gia “… Trẻ con, người lớn à à theo sau reo hò ầm ĩ”. Tất cả dường nhưđã ăn sâu bám rễ vào đời sống tâm linh, đời sống tinh thần của người dân quê. Như vậy, qua “Đuổi tà” Kim Lân muốn khẳng định cái đẹp trong tâm hồn của người nông dân: dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn có niềm tin và luôn hướng về một tương lai tốt đẹp hơn. Chính điều này cũng đã thể hiện ý thức nghệ thuật sâu sắc của nhà văn - ý thức về giá trị văn hóa cổ truyền, ý thức bảo vệ, ngợi ca và tôn vinh sức sống, sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam trong tâm hồn của người nông dân.
Bên cạnh đó Kim Lân còn chỉ ra cho người đọc những nét tài hoa của người nông dân Việt Nam. Bao nhiêu phong tục là bấy nhiêu cách nghĩ, cách tổ chức, cách dàn dựng, cách nhìn thẩm mỹ: chọi gà, thả chim, đánh vật, đi săn… Hãy đọc một đoạn văn để thấy con mắt thẩm mỹ của người dân lao động. Chẳng hạn khi đọc lại đoạn văn miêu tả vườn cây cảnh của ông Cả Chuẩn trong truyện “Con mã mái”, ta thấy cái đẹp hết sức đa dạng. Tác giả của vườn cây cảnh phải là người tài hoa có óc tưởng tượng, có khiếu thẩm mỹ, có bàn tay khéo léo mới tạo nên một vẻđẹp như vậy. Bổ sung thêm cho nét tài hoa này, trong nhiều tác phẩm văn xuôi phong tục, Kim Lân cho ta thấy người nông dân còn biết bao khéo léo, đó là kỹ thuật nuôi trồng, từ chọn giống đến chăm lo, nuôi dạy, chữa bệnh… lĩnh vực nào cũng am tường. Nhiều khi ta thấy họ như những nhà nông học thật sự. Họ chọn giống: “chó giống cha, gà giống mẹ”, gà “mặt tông siết”, “thứ nhất ăn sâu, thứ nhì chầu mỏ” (Con mã mái)… Trong các cuộc chơi có biết bao khâu, biết bao luật lệ, bao thuật ngữ, song họ vẫn hiểu, vẫn dùng một cách thành thạo, chính xác. Ví dụ, các từ trong hội thả chim: “trung chính, thượng tiểu tùy”, “vần thượng”, “đại tùy” (Đôi chim thành); trong chọi gà “đòn linh”, “vỗ”, “bằng trang hơn xương”…(Con mã mái); trong đấu vật “bá tai tư”, “miếng móc quai xanh”, “xới vả”, “tấm vật” (Trạng vật),...
Viết lên những điều này nhà văn muốn khẳng định cái đẹp trong tâm hồn của người dân thôn quê - những con người hiền lành bình dị nhưng thật phong phú về tâm hồn, thật khéo léo và tiềm ẩn nhiều tài năng. Thật vậy, đọc các truyện viết về phong tục của Kim Lân, ta thấy được cái đẹp của tình cảm sâu đậm giữa con người đối với con người, đối với con vật nuôi và thiên nhiên cây cối của người nông dân nhưđã đề cập ở trên. Ở điểm này, ta thấy được sự khác biệt giữa Kim Lân so với các nhà văn khác. Có những nhà văn chỉ ngồi ở thành phố nhưng lại cầm bút viết về nông thôn, viết về người nông dân. Do vậy, người nông dân của họ thật khờ khạc đáng thương, lại có những nhà văn còn xem người nông dân như những con vật hình người, nhìn người nông dân với cái nhìn trịch thượng, thái độ thương hại. Đối chứng vậy ta càng thấy rõ tinh thần nhân bản cao cả của Kim Lân. Ý thức trách nhiệm, sự kính trọng cùng tình yêu con người đã giúp nhà văn, khám phá đời sống, xã hội và con người một cách thấu đáo. Điều này đã khẳng định nhãn quan thẩm mỹ tinh tường của nhà văn. Ông đã nhìn thấy người nông dân không những phong phú về tâm hồn mà còn có bàn tay khéo léo tài hoa. Cách nhìn, cách nghĩ trên đã giúp Kim Lân tạo dựng được những hình tượng văn học đáng nhớ. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được một cách toàn diện hơn về vẻđẹp của con người ở làng quê nông thôn: hiền lành, chất phác mà cũng thật tinh tế tài hoa.
Viết về các phong tục văn hóa dân gian, ngoài việc tìm cái đẹp trong tâm hồn phong phú, trong sáng, lành mạnh, trong sự tài hoa khéo léo của người nông dân thôn quê, Kim Lân còn muốn tìm cái đẹp trong niềm tự hào dân tộc của mình. Một dân tộc nếu để mất tiếng nói, để mất văn hóa thì đã coi nhưđể mất đi vẻ riêng của mình. Dân tộc Việt Nam ta tồn tại có bản sắc một phần là nhờ có tiếng nói riêng, một thứ của cải vô cùng lâu đời, quý báu, và thật sự giàu đẹp. Cùng với tiếng nói là lịch sử, là văn hóa. Vì thế, theo ông, chúng ta cần thấy vẻ đẹp của lịch sử dân tộc, của tâm hồn cha ông, chúng ta cần giáo dục cháu con bằng các phong tục văn hoá.
Mỗi một phong tục văn hoá đều bắt nguồn từ lịch sử của đời sống xã hội. Bao nhiêu ngành nghề có bấy nhiêu lễ hội. Làng chài có lễ hội làng chài, làng nghề chạm bạc, chạm gỗ có lễ hội làng nghề chạm bạc, chạm gỗ. Nghề nông có lễ hội xuống đồng, lễ cơm gạo mới, hội chọi trâu… Rồi các lễ hội về lịch sử như hội Gióng, hội đền Hùng, hội đền Kiếp Bạc; các lễ hội văn hoá như hội Lim, hội hát xoan, hát dặm… Bao nhiêu lễ hội là bấy nhiêu vẻđẹp, mỗi vẻđẹp là một chứng tích lịch sử của cha ông về cách nghĩ, cách làm, lời nhắn gửi truyền lại cho con cháu.
Đọc các truyện “Con mã mái”, “Đôi chim thành” người đọc nhận ra dấu ấn xa xưa có từ nền văn minh nông nghiệp. Đọc “Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật”, “Ông Cản Ngũ” ta lại nghĩ về truyền thống thượng võ của cha ông. Ta thấy đánh vật là một thú vui phổ biến trên đất nước Việt Nam - một thú vui vừa rèn luyện thể lực, vừa rèn luyện trí tuệ. Một dân tộc luôn đồng cam hiệp lực để chống trả sự tàn bạo của giặc ngoại xâm thì sức khỏe, trí tuệ vô cùng cần thiết. Người dân Việt Nam đã khéo léo tạo ra những thú vui hữu ích. Trong
“Trạng vật”, Kim Lân đã nói rõ ý này: “Trong nước tuy đã yên ổn thái bình nhưng thái sư Trần ThủĐộ vẫn không một lúc nào không lo toan chỉnh chu binh bị. Mỗi năm một lần tuyển những binh tráng sang làm lính. Những người lính này phần nhiều là đô vật... Từ kẻ chợ đến thôn quê đâu đâu cũng náo nức tập vật” [65]. Như vậy, các phong tục văn hoá chính là dấu ấn lịch sử, là cái đẹp của cha ông để lại. Chọn các phong tục văn hoá để viết, dùng phong tục khám phá nhìn nhận, Kim Lân muốn nhắc nhở mọi người hãy tôn trọng lịch sử dân tộc, hãy biết giữ gìn và bảo vệ các phong tục văn hóa. Đó là một vẻđẹp truyền thống của quê hương. Tự hào về nền văn hoá dân tộc, Kim Lân cũng nhận thấy được cái đẹp của sức mạnh cộng đồng qua các truyền thống văn hoá đó. Các phong tục văn hóa không chỉ là sức mạnh, là kết quả của trí tuệ, sức lực tập thể mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, nơi tô đậm thêm những tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, đất nước. Người Việt Nam đến với các phong tục văn hoá là để tiếp xúc, để chia sẻ niềm vui, để cống hiến tài năng, cống
hiến trí tuệ tập thể. Tính cộng đồng được rèn giũa và ngày càng bền chặt qua các lễ hội. Đây có lẽ cũng là một nguyên nhân tạo cho người Việt Nam phẩm chất nhân nghĩa, đoàn kết. Đọc truyện ngắn “Đôi chim thành” ta càng thấy rõ điều này, Kim Lân đã chú ý miêu tả đám đông để làm rõ tính cộng đồng. “… Cái