R ồi ông cũng đã từng tâm sự “Những truyện tôi thích và cũng được nhiều người thích đều là những cái tôi viết về chính mình, về làng xóm mình,
2.2. Con người văn hóa và cảm hứng “phong tục” trong VXNT Kim Lân 1 Con người văn hóa
2.2.1. Con người văn hóa
Con người văn hóa được xem như một nội dung tự sự hiện diện trong VXNT Kim Lân, làm cho các sáng tác của ông mang thêm một phong vịđộc đáo ngay cả trên bình diện nội dung tư tưởng. “Văn hóa” ở đây có thể hiểu đó là những phong tục tập quán, những thú chơi tao nhã, “phong lưu đồng ruộng” của những con người bình dị ở làng quê Bắc Bộ. Đó còn là văn hóa ứng xử giao tiếp trong quan hệ giữa con người với đồng bào, đồng loại, với người thân, với quê hương đất nước. Những nếp văn hóa như vậy ngấm sâu vào số phận, cốt cách, tâm trạng của nhân vật Kim Lân, trở thành một góc tiếp cận con người và hiện thực, một hình tượng nghệ thuật về con người văn hóa. Và nhà văn trong niềm nhiệt hứng đã kể cho chúng ta về những con người như thế. Con người văn hóa ấy không còn là quan niệm mà đã trở thành một nội dung tự sự.
Có thể nói văn học thể hiện đời sống theo cách riêng của nó. Từng kiểu người đi vào văn chương theo kiểu sáng tạo riêng của các nhà văn. Họ thành những kiểu nhân vật khác nhau. Các nhân vật này vừa thể hiện trạng thái văn hóa dân tộc, vừa bộc lộ mối quan tâm và sựảnh hưởng phức tạp của văn hóa dân tộc đối với người nghệ sĩ. Nghiên cứu con người văn hóa cũng chính là tìm hiểu các mẫu nhân vật - mẫu người văn hóa trong sáng tác Kim Lân như: mẫu nhân vật
thượng võ; mẫu nhân vật nghệ sĩ làng quê; mẫu nhân vật “đầu thừa đuôi thẹo”.
Và đó cũng chính là nội dung tự sự chủ yếu trong VXNT Kim Lân.
Thứ nhất là mẫu nhân vật thượng võ: Nói đến mẫu nhân vật này là phải nói đến phong trào đấu vật ở xứ Bắc nước ta. Đây vốn là một trò chơi dân gian thể hiện ước vọng cầu sức khỏe cho con người, về sau môn vật này được thể thức hóa với một số quy tắc trò chơi… Từ đó sinh ra việc thi đấu vào các ngày hội làng, hội xứ. Và cũng từ đây xuất hiện nhiều đô vật lừng danh nổi tiếng trong thiên hạ như: đô Tàn, đô Lọng, đô Kiệu, đô Cờ… (Cầu đánh vật), đô Voi, đô Nghê, Trạch Khô, Vâm Lớn, Trạng Sặt, Trạng Kế(Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật), Quắm Đen, Cản Ngũ, Cả Lẫm (Ông Cản Ngũ)…, toàn là những tay đô có đẳng cấp vượt trội. Bằng việc miêu tả các trận vật căng thẳng, hồi hộp, tràn đầy hứng khởi, với những chiêu vật cao cường, đầy tính nhà nghề, nhà văn đã thể hiện phẩm chất tài ba, dũng khí của các đô vật này. Nhà văn cũng tỏ ra rất am hiểu nghệ thuật của môn võ. Chả thế mà ông đưa ra khá nhiều những cách gọi các thế miếng vật theo ngôn ngữ nhà nghề… Rõ ràng, môn vật đã trở thành một phong trào, một thú chơi, một môn thi đấu tràn đầy tinh thần thượng võ, làm nên nét riêng thuộc sinh hoạt văn hóa cổ truyền làng Việt.
Con người văn hóa ở loại nhân vật này có một điểm chung nhất chính là tinh thần trọng danh dự - danh dự cá nhân và danh dự làng. Có thể nói danh dự là một điều đặc biệt quan trọng đối với cá nhân. Một đô vật có thể cảm thấy rất đau khổ nếu như ra sới vật lại bị thua các đô vật khác. Nhưng danh dự cá nhân không bằng danh dự cộng đồng, danh dự của mỗi sân vật, tức là mỗi xứ, mỗi làng. Điều này có thể thấy trong truyện “Ông Cản Ngũ” - khi Quắm Đen bị Cản Ngũ hạ, những người xem và các tay đô khác đều chung một tâm trạng thất bại ê chề. Họ nghĩ: “Keo vật bị người ta đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng quá chừng. Người ta đánh mình, coi không bằng đánh với một đứa trẻ con! Quắm
Đen, một tay đô tài mạnh vào bậc nhất trong hàng tỉnh mà còn bịđánh thua như
vậy thì còn ai là người theo keo đánh nổi được ông Cản Ngũ? Họ cùng cắn chặt môi lại và thở dài” [65]. Nỗi thất bại trở nên nghiêm trọng đến mức tự nhiên tất
cả các đô vật già trẻđều đến nhà cả Lẫm để họp bàn xem ai có thể ra đấu với Cản Ngũđể cứu vãn và bảo toàn danh dự cho làng. Hầu hết ở các trang truyện viết về nhân vật thượng võ, nhà văn Kim Lân đã khai thác rất sâu về cái tinh thần trọng danh dự, tinh thần đua tranh của mỗi sân vật thuộc mỗi một làng trong vùng.
Dĩ nhiên nhà văn ý thức rất sâu sắc vấn đề danh dự trong mối quan hệ với quyền lợi của đất nước và đạo lý làm người. Ở những đô vật lừng danh như cả Lẫm, như Cản Ngũ bao giờ họ cũng có những ngón hiểm chết người, có thể là miếng độc cuối cùng nhằm hạ gục đối phương. Với những đòn hiểm này, đô vật có thể gây cho đối phương nguy cơ tàn phế, thậm chí dẫn đến cái chết. Nhưng với những người cùng con dân một nước, họ không bao giờ giở những chiêu độc có tính sát hại đối phương như vậy. Ông cả Lẫm đã có lần hạ gục một đô già, mà cảm thấy trong lòng cứ “áy náy mãi không yên, vừa thương thương, vừa tội tội”
[65]. Đặc biệt một khi cụ cả Lẫm đã biết được cái mục đích đi ngao du thiên hạ dưới danh nghĩa đi tranh giải vật để chiêu mộ nghĩa sĩđánh giặc, lại cộng với con mắt tinh đời của cụ khi phân tích các miếng vật có chủ ý nương tay của Cản Ngũ, nên cụ không trút tổng lực vào cái miếng bí truyền. Đó là một tinh thần thượng võ cao cả, vừa mang tính nhân văn sâu sắc, vừa biểu lộđồng lòng tinh thần nghĩa khí đánh giặc của các đô vật, của tất cả dân làng. Lòng tự trọng cá nhân, tự trọng làng sẽ là cần thiết, nhưng sẽ không trở nên quan trọng nữa trước lòng trọng danh dự của một người dân nước Việt trước họa kẻ thù. “Tôi cứ nghĩ rằng đã là người
đô vật mình, dù ở đâu, ở xứĐông hay xứĐoài, xứ Nam hay xứ Bắc, ở đâu cũng là người dân Việt ta cả, cũng là máu đỏ da vàng với nhau, trong cái buổi còn
đang nước mất nhà tan này, có nên vì hơn thua một keo vật mà đánh một người nghĩa khí, một người vì dân, vì nước như ông bác đây thành một người tàn phế, bỏ đi được không ?” [65]. Nghĩ như thế nên cụ cả Lẫm vì tình cảm với cộng đồng dân tộc mà chịu thua không nỡ hại ông Cản Ngũ. Nhà văn Kim Lân miêu tả các đô vật trong một tinh thần thượng võ cao quý, sang trọng, một tư thế văn hóa đáng nể phục.
Ngoài những câu chuyện vềđấu vật nhằm ca ngợi đạo lý, tư thế văn hóa của con người trong “Cầu đánh vật”, “Thượng tướng Trần Quang Khải - Trạng vật”, “Ông cản Ngũ” mà chúng ta đã thấy, Kim Lân còn một câu chuyện cũng khá độc đáo ít nhiều cũng ca ngợi vẻ đẹp văn hóa trong tinh thần thượng võ của con người - truyện “Trả lại đòn”. Nội dung câu chuyện chỉ đề cập đến cách trả thù để giải quyết mâu thuẫn giữa hai làng thù nhau nhưng đồng thời qua đó nhà văn đã phát hiện và ca ngợi nét đẹp văn hóa của con người. Nếu Chánh Bảy không ngộ ra cái điều cần phải hóa giải mối thù truyền kiếp giữa dòng họ của ông (kể cả dân làng Đồng Kỵ) với làng Trang Liệt, thì có lẽ bạo lực để giải quyết mối thù sẽ còn kéo dài mãi, hậu quả sẽ khôn lường. Sau những cảm giác cay cú, tức tối, nhục nhã, cuối cùng ông đã bừng ngộ: Hãy vì sự sống lâu dài bình yên và thân thiện giữa con người, giữa người dân của hai làng, giữa cánh võ Ba Lai Hà Đông với cánh võ phủ Từ Sơn Kinh Bắc. Câu chuyện được nâng bổng nhờ ý nghĩa nhân văn cao quý của tác phẩm. Các nhân vật từ tư cách lục lâm thảo khấu chuyển hẳn sang tư cách của những võ sĩ cao thượng, đáng nể, đáng trọng.
Như vậy, viết về môn vật nhưng Kim Lân không dừng lại ở một sinh hoạt phong tục thôn dã thuần túy mà ông đã xử lý câu chuyện theo hướng tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của con người ở làng quê ông nói riêng và làng quê Bắc Bộ nói chung.
Thứ hai là mẫu nhân vật nghệ sĩ làng quê: Khi miêu tả các nhân vật mang phẩm chất tài hoa, có những sở thích cá nhân, tìm đến những thú chơi dân gian truyền thống, nhà văn thường tập trung miêu tả các nhân vật ưu tú, vượt trội. Điều này cũng dễ hiểu bởi phẩm chất tài hoa hơn người trong cái thú “phong lưu
đồng ruộng” không phải ai cũng có. Phải là người biết trọng cõi tinh thần, biết thưởng thức và hưởng thụ đời sống và cũng phải học cách chơi mới có được. Và cũng không phải tất cả những người chơi đều là những người giàu có. Ở đây, Kim Lân chỉ hướng tới thú chơi của những người bình dân, những người dân quê bình dị hàng ngày. Đây được xem là một sự lựa chọn thấm đẫm tinh thần dân chủ trong cái nhìn nghệ thuật của nhà văn.
Các nhân vật nghệ sĩ làng quê trong sáng tác của Kim Lân đều là những người tài hoa có hạng. Đó là ông trưởng Thuận (Đôi chim thành), ông Đồ Sơn
(Tông chim cả Chuống), ông cả Nội (Chó săn), ông cả Chuẩn (Con mã mái).
Và dưới ngòi bút của Kim Lân họ hiện lên như những tay chơi đến mê mẩn, đến xem thường mọi thứ trên đời, chỉ có đắm đuối mỗi thú chơi của mình.
Mỗi người một thú chơi riêng. Nhưng giữa các nhân vật này lại có những điểm chung giống nhau. Điểm chung đầu tiên giữa họ là rất vững vàng về
“nghiệp vụ” chơi. Một khi nâng cuộc chơi lên thành danh dự không chỉ còn là của cá nhân mà của cả làng, cả tổng thì không thể có chuyện coi nhẹ hoặc xem thường về nghề nghiệp. Tất cả phải được học hỏi, được đào luyện, tích trữ kinh nghiệm từ hàng chục năm trời, có những kinh nghiệm rút ra từ những thất bại cay đắng. Các nhân vật này giỏi từ việc chọn giống cho đến việc chăm nuôi, rồi đến việc luyện ngôn ngữ nhà nghề gọi là “vần” (đối với gà), “vực” (đối với chó săn)… Điều này thể hiện trong cách chọn giống, cách thưởng thức, cách đánh giá nhận xét chi li, kỹ lưỡng các chi tiết hay - dở, đẹp - xấu, độc hay thường. “Tiếng
đàn chim của ông Đồ Sơn khắp mặt làng chơi ai cũng biết. Họ tấm tắc khen không hết lời. Nào “đàn quảđẹp”; “đông đen” và “tròn trặn”, nào vòng hay và
ở “thẳng băng”. Nào vòng đánh hay và “cao ơ”(...) Tiếng rằng đàn quả kể cũng
đã coi nhưđược đấy, nhưng xem ra còn có nhiều “tội”, còn có thểđánh “tùy”,
đánh “nhàn”, đánh “tiên hành”, đánh “động” được. Cho nên ông Đồ vẫn để ý loại bớt những con nhũng đàn và yếu ấy đi. Ông đoán con nào khỏe tất phải
“tiên hành” và “động”, con nào yếu tất phải “nhàn” và “tùy”…” [52]. Hàng
loạt từ ngữ nhà nghề lại một lần nữa được Kim Lân tung ra như một người chơi am hiểu từ trong cốt lõi. Chỉ cần nhìn vào một truyện thôi đã thấy mật độ các từ nhà nghề dầy lên như thế nào: liên tam trúng, vần thượng, trung chính, thượng tiểu tùy, đài tùy, trung khứ, đại biên, cào, bị, sơ, tràng, rơi lạc phao… (Đôi chim thành). Còn ở truyện “Con mã mái”, mật độ các từ nhà nghề còn dầy đặc hơn thế nữa: bầu dọc, khâu dao, thái, buông… Có một điều lạ là dù dùng nhiều biệt ngữ như vậy mà khi đọc vào truyện người ta không thấy cản trở, không thấy rờm
mà trái lại càng thấy thú vị. Có thể nói ở đây, tác giảđã làm được cái việc: trang bị những tri thức tối thiểu cho người đọc về những thú chơi đặc sắc ở làng quê Việt Nam - những tri thức mà người bình thường phổ thông đa số không dễ gì có được.
Điểm giống nhau thứ hai của các nhân vật này là một khi họđã mê mẩn vào thú chơi thì không coi chuyện gì là quan trọng hơn nữa. Từ bữa ăn, bữa uống cũng chẳng coi ra gì, đến cái khó nhọc lặn lội ngoài đồng cũng không quản ngại. Ốm đau càng không coi ra gì. Cái ấm nước đang trào cũng coi là không có ý nghĩa gì bằng việc cần phải ngay lập tức lấy thóc cho chim ăn. Đôi chim quý đã về là Trưởng Thuận vui, ông hết ốm, hết lử khử, hết cáu bẳn ngay (Đôi chim thành). Còn Cả Chuẩn (Con mã mái) thì mê đến nỗi đánh liều cậy nhờ kẻ chuyên đào tường khoét ngạch đi ăn cắp con Mái Củi Tạ về. Với ông Đồ Sơn lại say mê chơi chim một cách quá quắt, khi có ai nói về chim thì “Ông nói thao
thao không biết chán, không biết mỏi mệt. Hình như với ông chỉ có những “cái
đực rợi”, “cái mái xanh”, “cái mốc ba đai”, nghĩa là chỉ có những con chim bồ
câu óng ả, mượt mà là đáng kể thôi. Còn ngoại giả ông thây kệ tuốt. Về sự làm
ăn buôn bán ông dửng dưng, chẳng thiết bàn bạc tới” [52]. Các nhân vật này vui cái vui cùng vui với con vật nuôi, buồn cái buồn của vật nuôi khi thấy chúng ốm đau hoặc không như ý. Thậm chí sẵn sàng sẵng giọng, cáu bẳn với vợ con khi thấy các con vật nuôi bị sa bẩy hoặc đau ốm. Ngược lại, nếu trong lòng cảm thấy vui vẻ, hài lòng về những con vật nuôi, bỗng ra ngay cái giọng ngọt ngào, thậm chí tán tỉnh, lẳng lơ. “Đấy bà này nghe xem. Có phải con gà mái kêu”. “Vừa
đau, vừa rát!” thì con gà trống ở đâu te tái chạy lại dỗ dành: “Ai cũng thế! Ai cũng thế! Ai cũng thế! Không?” [65]. Ví dụ trên cho thấy tâm lý của người nghệ sĩ đồng quê trong lời ăn tiếng nói. Cái tâm tính của những người thôn quê bộc trực, giản dị, chất phác như thế. Có thể nói, cách miêu tả tâm lý theo cung cách như vậy sau này lại được phát huy thêm ở những người như ông Cả Luốn gốc me, bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê. Nhờ vậy mà các nhân vật nông dân của Kim Lân thường đưa lại cho người đọc cảm giác gần gũi, chân thực mà hóm
hỉnh, thú vị. Nhà văn có cái biệt tài hiểu thật chính xác và tinh tế tâm lý của người nông dân Việt Nam dưới góc độ “con người văn hóa”.
Cũng như các nhân vật thượng võ, các nhân vật tài hoa nghệ sĩ làng quê này đặc biệt tôn thờ danh dự của làng nơi mình sinh ra, lớn lên, gắn bó. Niềm vui chiến thắng được cả làng, cả phủ vui mừng. Nỗi thất bại thì cả làng, cả phủ xôn xao, bàn tán, tỏ ra không hài lòng, thậm chí bất bình. Các tay chơi “Ai cũng tỏ ra bất mãn về quần chim của ông Trưởng bị đánh hỏng ở hội Đại Đình hôm vừa qua” [65]. Con Mã Mái trước khi đi dự hội, bao nhiêu dân làng đến nhà xem
“khách mỗi lúc một đông thêm. Gian nhà vừa lụp xụp, vừa chật chội bộn lên những tiếng người. Tiếng cười, tiếng nói xôn xao, ầm ĩ” [65]. Rồi các tay chơi lập thành cả một đoàn cùng bố con Cả Chuẩn kéo nhau đi dự hội. Tinh thần cộng đồng là một đặc điểm của con người văn hóa, nó tiêu biểu cho văn hóa làng, xã Việt Nam nói riêng và dân tộc nói chung.
Ngoài ra, khi đề cập đến các nhân vật được coi là nghệ sĩ làng quê, nhà văn Kim Lân còn cho người đọc thấy được mối ưu tư và tình yêu của họ đối với nền văn hóa dân tộc. Một ông kép hát tuồng nay đã về già. Đời sống vật chất thì túng thiếu, lại nghiện thuốc phiện. Cái môn nghệ thuật tuồng thì “cũng đến ngày không được ai chuộng nữa” [66]. Ông nằm bẹp gốc nhà ôm niềm hoài cổ và nghĩ cách xoay tiền để thỏa mãn cơn nghiện. Khi được làng mời ra dựng lại môn nghệ thuật này, thì ông đã đem hết chút tài mọn cuối cùng bằng một niềm hăm hở,