Trần thuật khách quan

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH VĂN XUÔI NGHỆTHUẬT KIM LÂN (Trang 81 - 86)

PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ

3.2.2. Trần thuật khách quan

Đây là một lối trần thuật phổ biến, ởđó giữa nhà văn và nhân vật luôn tồn tại một khoảng cách. Nhà văn là người biết hết mọi điều, mọi người và dẫn dắt nhân vật, chèo lái câu chuyện theo ý của mình nhưng lại không xuất hiện mà chỉ

ẩn ngầm. Đặc điểm này xuyên suốt trong các sáng tác của Kim Lân.

Khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật được thu hẹp dần. Từ điểm nhìn bên ngoài (hướng ngoại) để tiếp tục khẳng định cho một tư tưởng có sẵn, điểm nhìn trần thuật đã chuyển vào bên trong (hướng nội). Từ chỗ được miêu tả theo quan điểm của tác giả, nhân vật đã hoàn toàn vận động một cách khách quan theo tính cách, trong hoàn cảnh cụ thể của mình. Như một người “biết hết”, nhưng nhà văn ẩn đi, hoặc từ một chỗ đứng bên ngoài, chọn một mảng đời, một đoạn đời trong cái dòng đời tuôn chảy để quan sát cuộc sống, hoặc nhập vào nhân vật để sống với họ trong những suy nghĩ vui buồn …

Hầu hết những truyện ngắn thuộc đề tài thế sự của Kim Lân đều được viết theo lối trần thuật này. Theo khảo sát, chúng tôi thấy số lượng truyện ngắn sử dụng lối trần thuật này lên đến 25/33 truyện. Song ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số truyện tiêu biểu.

Với cách trần thuật này, người đọc thấy giữa tác giả và nhân vật luôn có một khoảng cách nhưng tính chất của khoảng cách ở đây khác với loại truyện khác. Nhà văn như một “lữ khách”, đứng nhìn dòng đời trôi chảy bằng sự quan sát tinh tế của mình đã phát hiện ra cái không bình thường trong cái bình thường của cuộc sống và con người. Bài học về đối nhân xử thế toát ra một cách âm thầm đằng sau câu chuyện được trần thuật. Thỉnh thoảng, tác giả như một người dẫn truyện vui tính có xen vào một đôi câu bình luận dí dỏm hoặc thâm trầm.

Đứng hoàn toàn ở vị trí khách quan để quan sát nhân vật Cô Viạ - cô gái chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh ở quê lên phố huyện sống nương nhờ vất vả, Kim

Hoặc sự hồn nhiên trong cư xử của nhân vật Ứng trước những nỗi đau của Vịa. Có thể nói, sau lần vấp ngã, Vịa trở nên “dở dở bầm bầm”, cô luôn sống với ảo tưởng được làm vợ Phán Đường, có cuộc sống giàu sang, sung sướng, hạnh phúc. Biết Vịa có tính “cám hấp” nên Ứng đã phỉnh phờ đùa cợt, trêu chọc cho vui để rồi tạo nên một niềm tin, niềm hy vọng khát khao trong Vịa. Nhưng ảo tưởng chỉ là một giấc mơ, cũng như những lời đùa của Ứng thì không bao giờ có thật. Con đường đi tìm hạnh phúc của Vịa trở nên vô vọng. Cô đã mất trí và chết trong sự bùi ngùi, đau xót, luyến tiếc của mọi người, đặc biệt là với Ứng - người vừa dễ xúc động lại vừa hồn nhiên trước nỗi đau của người khác. Đau xót trước cái chết của Vịa, Kim Lân đã xuất hiện và lên tiếng thở dài. Với lối trần thuật này, khi tính khách quan của hiện thực được gia tăng thì vai trò của chủ thể sáng tạo càng ẩn kín. Ngoài những triết lý sâu sắc bất ngờ lộ ra thì trong phần lớn các truyện này nội dung trần thuật trở thành một cơ hội cho người đọc chiêm nghiệm. Kiểu trần thuật theo lối ẩn ngầm còn được biểu hiện dưới một hình thức khác, khá phổ biến, đòi hỏi ở Kim Lân sự nỗ lực theo một hướng khác. Lối trần

Phổ biến hơn và ở đó cũng thể hiện đầy đủ hơn khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật, quan niệm về con người của Kim Lân là những truyện mà ông hoàn toàn thâm nhập vào nhân vật, hòa mình vào nhân vật của mình. Anh chàng hiệp sĩ gỗ (Anh chàng hip sĩ g), Bà cụ Tứ (V nht), ông Cả Luốn (ông C

Lun gc me)… được khảm vào tâm trí người đọc không chỉ vì cái dáng vẻ bề ngoài qua con mắt, cái nhìn, qua thái độ và bằng “giác quan thứ sáu” của nhân vật khác trong truyện. Thâm nhập vào thế giới nội tâm, cho các nhân vật quan sát và nghĩ về nhau, Kim Lân đã vận dụng nhiều lối đối thoại, độc thoại và cả cách nói trực tiếp của mình để thực hiện ý đồ nghệ thuật. Người đọc có thể gặp ở đây lối viết vừa kể vừa tả tâm trạng nhân vật. Và người đọc có thể tìm thấy nhiều đoạn mà trong đó lời của chủ thể kể và lời độc thoại nội tâm của nhân vật hòa vào nhau làm một. Anh chàng hiệp sĩ gỗ trong truyện ngắn cùng tên, được tác giả miêu tả khá kỹ càng từ ngoại hình dến cử chỉ, thái dộ. Tất cả những điều đó chỉ nhằm nói lên rằng anh chàng hiệp sĩ gỗ làm bằng gỗ nhưng lại có “trái tim

người”. Chính “trái tim người” đó đã làm cháy bỏng trong anh một ước mơ thành “người” để đi khắp nơi cứu khổ cho con người. Anh phải đứng trước một thử thách mà mụ phù thủy hứa giúp anh toại nguyện “phải giết chết một cô gái lương thiện” [66]. Giết một con người lương thiện để bản thân mình được hóa thân thì không thể được, thà suốt đời anh làm hiệp sĩ gỗ. Và vì thế mà anh đã được thành người thật. Hoặc ông Cả Lẫm trong “Ông Cn Ngũ được Kim Lân nhìn từ cái nhìn của một tay đô đối thủ và của chính tác giả. Từ ngoại hình, nội tâm, ông Cả Lẫm đã hiện lên như một tay đô vừa bình thường, vừa khác thường. Đã là một tay đô thì ai mà chẳng thích được tiếng tăm lẫy lừng, thích dùng những miếng võ tuyệt chiêu để hạ gục những tay đô có hạng, thích chiến thắng để mang danh dự về cho làng, ai chẳng thích được mọi người ca ngợi, nể phục. Song là một tay đô tài năng như: ông Cả Lẫm, chắc thắng ông Cản Ngũ một trăm phần trăm, bỗng dừng tay chịu thua thì điều đó lại trở thành không bình thường. Trong

“Anh chàng hip sĩ grồi “Ông Cn Ngũ”, nhà văn Kim Lân đã phân tích khá kỹ diễn biến tâm lý của nhân vật, đồng thời ông cũng tạo cơ hội cho nhân vật tự

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH VĂN XUÔI NGHỆTHUẬT KIM LÂN (Trang 81 - 86)