NỘI DUNG CƠ BẢN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH HUYỆN NGHĨA HƯNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015. (Trang 52 - 57)

GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước

Theo điều 3 , chương II – Quy chế xem xét, quyết định dự toán ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương thì kế hoạch ngân sách nhà nước trong thời gian tới được xây dựng căn cứ vào:

Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới, nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, ngành trên địa bàn huyện.

Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước mà tỉnh giao cho huyện như phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia các khoản thu, mức bổ sung cân đối ngân sách cấp trên cũng như chính sách, chế độ thu ngân sách, định mức phân bổ, chế độ tiêu chuẩn chi ngân sách.

Các chỉ thị, thông tư hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, rồi tiếp đến là số kiểm tra về kế hoạch ngân sách do cơ quan có thẩm quyền thông báo cho huyện. Đặc biệt, là tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước trên địa bàn.

2. Nội dung cơ bản kế hoạch ngân sách huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011 – 2015. 2011 – 2015.

2.1. Thu ngân sách nhà nước

Thu nhiều và vững chắc với ngành tài chính, không làm giảm đi những động lực tăng trưởng kinh tế nhanh đối với nền kinh tế là phương châm của thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn tới.

Kế hoạch thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trên cơ sở tính đúng, đủ các khoản thu theo quy định của luật thuế và các chế độ thu hiện hành. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt những luật thuế được sửa đổi bổ sung, thực hiện chính sách động viên hợp lý góp phần tích cực tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo nguồn thu ổn định và vững chắc thực hiện những nhiệm vụ quan trọng góp phần tăng đầu tư xã hội, tăng tiềm lực tài chính, tăng cường phát huy nội lực của các ngành, địa phương tập trung những nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ mới phát sinh.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện xác đình dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các yếu tố về thị trường,giá cả, tình hình thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện các năm trước cũng như dựa vào phân cấp quản lý nguồn thu được tỉnh giao, đồng thời có các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chống gian lận thương mại và khai thác, tận dụng cũng như nuôi dưỡng nguồn thu. Cụ thể định hướng kế hoạch thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trong thời gian tới như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch thu ngân sách huyện giai đoạn 2011 – 2015

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2005- 2009 ( %) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011 – 2015 ( %) Tổng thu ngân sách ( triệu đồng) 178.257 181.429 189.981 201.321 221.732 232.378 11,1 6,41

Thu nội địa trong tổng

thu ngân sách ( %) 31,49 30,2 30,29 34,23 37,71 38,27 15,35 13,12

Thu tiền giao quyền sử dụng đất trong thu nội địa ( %)

54,34 56,27 52,46 60,23 60,67 55,23 31,7 6,4

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước,bình quân thời kỳ 2011 – 2015 tăng 6,41%; thấp hơn so với thời kỳ 2005 – 2009 là do xuất phát điểm của thu ngân sách nhà nước thời kỳ sau này cao hơn so với trước đó. Trong thu ngân sách trên địa bàn thì thu nội địa chiếm vị trí đáng kể khoảng 30 – 40%, đặc biệt mức thu này ngày càng cao, tăng cả về số thu và tỷ trọng thu trong cơ cấu thu ngân sách. Tỷ trọng thu nội địa tăng rất ổn đinh, năm sau cao hơn năm trước,bình quân thời kỳ này tăng 13,12%, thấp hơn so với thời kỳ trước nhưng lại tăng gấp 2,05 lần tốc độ tăng của thu ngân sách trên địa bàn nói chung. Điều này chứng tỏ huyện ngày càng chủ động về nguồn thu này, kinh tế huyện ngày càng phát triển. Đồng thời cũng qua đây có thể khẳng định đây chính là thời kỳ phát triển ổn định của kinh tế huyện bởi tuy tốc độ thu ngân sách có giảm so với thời kỳ trước nhưng số thực thu không phải vì thế mà thấp hơn.

Đặc biệt trong thu nội địa của huyện thì khoản thu tiền giao quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phần thu nội địa, lên tới 60% thu nội địa và luôn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của thu tiền giao quyền sử dụng đất của thời kỳ 2005 – 2009 là 31,7% nhưng trong giai đoạn 2011 – 2015 thấp hơn nhiều chỉ có 6,4%, tương đương với tốc độ tăng bình quân năm của thu nội địa cùng thời kỳ và tỷ trọng của khoản thu tiền giao quyến sử dụng đất vẫn luôn được đảm bảo.

2.2. Chi ngân sách nhà nước

Kế hoạch chi ngân sách nhà nước tập trung bố trí ngân sách thực hiện những nhiệm vụ quan trọng phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xóa đói giảm nghèo . Đặc biệt kế hoạch ngân sách 2011 – 2015 lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi đây chính là thời kỳ phát triển kinh tế với nhiều sự kiện kinh tế, xã hội quan trọng. Sau đây là định hướng phân bổ chi ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đến năm 2015:

Bảng 3.2: Kế hoạch chi ngân sách huyện giai đoạn 2011 – 2015 Năm 2010 (dự toán) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2005 – 2009 ( % ) Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011 – 2015 (%)

Chi ngân sách huyện

( triệu đồng) 172.813 179.34 9 181.37 8 198.63 2 201.111 221.398 28,2 8,3

Chi thường xuyên trong chi ngân sách (%)

81,14 79,04 75,34 76,42 77,23 76,45 4,35 7,56

Chi đầu tư XDCB trong chi ngân sách ( %)

16,58 17,23 19,28 21,56 21,23 20,24 8,43 8,46

Chi dự phòng trong chi

ngân sách (%) 0,76 1,21 0,62 0,89 1,23 1,11

Chi bổ sung ngân sách xã trong chi ngân sách ( %)

1,52 2,52 4,76 1,13 0,31 2,2

Biểu đồ 3.2 : Tổng chi ngân sách huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011 – 2015.

Trong giai đoạn này chi thường xuyên vẫn ngày một tăng lên đáp ứng những yêu cầu cũng như nhiệm vụ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đặt ra ( giai đoạn trước tỷ trọng chi thường xuyên bình quân năm chiếm

76,11%/ năm chi ngân sách trên địa bàn, trong khi giai đoạn 2011 – 2015 tỷ lệ này chiếm 78,1%/ năm). Hơn nữa tốc độ tăng chi thường xuyên bình quân năm giai đoạn này đã tăng hơn so với thời kỳ trước ( tốc độ tăng chi thường xuyên bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 7,56%) cho thấy kế hoạch chi ngân sách huyện chưa chuyển dịch đúng theo định hướng chung của cả nước.

Chi thường xuyên tuân theo tính chất, tiêu chuẩn, định mức nhà nước quy định trong đó chi quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn thể và chi sự nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Đặc biệt trong chi quản lý hành chính cần phải tiết kiệm chi trên cơ sở định mức phân bổ ngân sách như : chi tiếp khách, hội nghị..tùy từng năm cho phù hợp. Dự kiến tỷ lệ chi ngân sách quản lý hành chính bình quân năm giai đoạn 2011 – 2015 trong chi thường xuyên ngân sách huyện chiếm khoảng 14%/ năm, trong khi tỷ lệ này năm 2009 là 18,9%. Thực hiện tốt công tác khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị để tạo sự chủ động trong ngân sách nhà nước. Trong chi thường xuyên ở giai đoạn tới cũng cần tăng cường chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và y tế. Tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trong giai đoạn tới chiếm khoảng 50%/ năm trong cơ cấu chi thường xuyên. Đặc biệt chi khác ngân sách trong cơ cấu chi thường xuyên cũng có xu hướng tăng lên nhằm góp phần tiết kiệm tăng lương và dự phòng ngân sách.

Chi ngân sách nhà nước là để nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, do vậy chi đầu tư phát triển sẽ là vấn đề rất quan trọng trong chi ngân sách nhà nước đặc biệt là khi nhu cầu cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng. Chi đầu tư XDCB bao gồm chi cho các dự án quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng, chi đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp huyện, cấp xã , thị trấn quản lý. Kế hoạch chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện trong những năm tới sẽ đầu tư vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, chống dàn trải gây lãng phí, thất thoát. Bình quân năm tăng chi đầu tư XDCB trong thời kỳ này là 8,46%/ năm, cao hơn so với thời kỳ trước. Cho thấy nhu cầu cho đầu tư phát triển đã được dần được đáp ứng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, phù hợp với chính sách chung của nhà nước nhằm tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển. Tỷ trọng chi đầu tư XDCB trong tổng chi ngân sách trên địa bàn qua các năm được thể hiện trong bảng trên.

Ngoài ra huyện luôn trích ra một khoản nhỏ trong ngân sách để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai,hỏa hoạn ; nhiệm vụ quan trọng về an ninh – quốc phòng; nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách và bổ

sung ngân sách xã. Khoản chi này chỉ chiếm từ 1 – 5% chi ngân sách và thường không ổn định qua các năm.

2.3. Khả năng cân đối thu – chi ngân sách

Cần phải xác định các khoản cân đối ngân sách trong quá trình lập kế hoạch ngân sách nhà nước bởi đó là một cân đối vĩ mô không thể thiếu trong các cân đối lớn của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là một phần của kế hoạch ngân sách nhà nước. Hơn nữa trong quá trình chấp hành kế hoạch ngân sách do nhiều nguyên nhân mà những biện pháp đề ra không thực hiện được, tuy đã có dự kiến trước nhưng tình trạng mất cân đối thu chi ngân sách vẫn xảy ra do vậy mà phải xác định khả năng cân đối thu chi ngân sách. Cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện trong những năm tới được định hướng như sau:

Bảng 3.3: Xác định khả năng cân đối ngân sách trên địa bàn

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Thu ngân sách Chi ngân sách Thu – Chi

2011 181.429 179.349 + 2.080

2012 189.981 181.378 + 8.603

2013 201.321 198.632 + 2.689

2014 221.732 201.111 + 20.621

2015 232.378 221.398 + 11.980

Nguồn : Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng

Trong cân đối ngân sách trên địa bàn thì các khoản thu từ tiền giao quyền sử dụng đất của huyện không những luôn đảm bảo mức chi thường xuyên trên địa bàn huyện mà còn tích lũy, hỗ trợ một phần cho chi đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản kinh phí thực hiện cải cách tiền lương trong giai đoạn tới. Mặt khác ngay trong các khoản thu, các khoản chi cũng được cân đối. Thu tiền giao quyền sử dụng đất có tốc độ tăng bình quân năm tương đương với tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm ( khoảng 6,4% ), tỷ trọng tăng cũng tương đối ổn định và tăng dần qua các năm. Trong khi đó chi đầu tư xây dựng cơ bản có tốc độ tăng bình quân năm lớn hơn chi thường xuyên.

Tóm lại là cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện sẽ được xác lập trong suốt quá trình lập cũng như quá trình chấp hành kế hoạch và quyết toán ngân sách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015. (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w